Lawrence Reed LGT: Lawrence Reed viết bài này vào năm 2017 để đánh dấu 100 năm ngày Cách mạng Tháng Mười Nga—một cuộc cách mạng tàn bạo, phi nhân đáng kinh tởm nhất của nhân loại trong thế kỷ 20. Khi cuộc Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười Vĩ đại đến ngày kỷ niệm một trăm năm, điều quan trọng là phải nhớ lại sự tàn phá mà nó đã gây ra. Thứ hai, ngày 16 tháng 10 năm 2017 Tuyên truyền của Liên Xô trước đây trong nhiều thập kỷ đã gọi nó là “Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa tháng Mười Vĩ đại”, sự kiện quan trọng đưa Vladimir Lenin lên nắm quyền và mở đầu cho bảy mươi bốn năm cầm quyền của Đảng Cộng sản. Hôm nay (Thứ hai, 16 tháng Mười, 2017) chúng ta sắp đến ngày kỷ niệm một trăm năm của cuộc cách mạng đó. Nó không phải là một ngày kỷ niệm mà bất cứ ai cũng nên kỷ niệm. Đối với những người chân chính ở khắp mọi nơi, thì không có gì về thảm kịch năm 1917 của nước Nga đáng để tưởng nhớ. Tuy nhiên, mọi thứ về cuộc cách mạng đó đều phải ghi nhớ — để rút ra những bài học quan trọng. Cuộc tàn sát tạo ra bởi hệ tư tưởng lên nắm quyền cách đây một thế kỷ có thể mãi mãi là một tội ác lớn nhất trong biên niên sử về sự sa đọa của con người. Nếu bạn không chắc hệ tư tưởng đó là gì hoặc gọi nó là gì, có lẽ bài viết này sẽ hữu ích. Trước đây 49 năm tôi trở thành một nhà hoạt động vì quyền tự do để phản đối cuộc xâm lược của Liên Xô vào Tiệp Khắc. Vì vậy, một phần vì lý do cá nhân, tôi không thể để cột mốc trăm năm này trôi qua mà không ghi nhận nó theo một cách nào đó. Các nạn nhân của chế độ Xô Viết và các chế độ chuyên chế khác mà nó sinh ra trong thế kỷ 20 lên tới con số 100 triệu, nhưng liệu có bài báo, cuốn sách hoặc bộ sưu tập đồ sộ nào về các chế độ chuyên chế đó có bao giờ ghi lại đầy đủ và trung thực những câu chuyện về sự đau đớn và hy sinh của các nạn nhân đó không? Dĩ nhiên là không. Vì vậy, với sự hạn chế đó, tôi chọn để nhắc tới sự kiện này bằng cách nói với bạn một chút về chỉ hai người trong số 100 triệu đó. Tên của họ là Gareth Jones và Boris Kornfeld. __________ Gareth Richard Vaughan Jones sinh ra ở xứ Wales vào ngày 13 tháng 8 năm 1905. Cha mẹ ông đều là những nhà giáo dục trung lưu quyết tâm cho con trai của họ có được nền giáo dục tốt nhất có thể. Đến năm 25 tuổi, chàng trai trẻ Gareth đã có bằng tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Nga của Đại […]
Nghịch lý của sự đàn áp tại Trung quốc
Nghịch lý của sự đàn áp tại Trung quốc Lester R. Kurtz[1] Chính quyền Trung quốc giống như tất cả các chính quyền khác đang lúng túng tìm cách đối phó với những kẻ thù của họ. Đây là một vấn đề cốt lõi mà tất cả các chính thể chuyên chế đều phải giải quyết. Việc Ủy ban Nobel trao giải thưởng Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba rõ ràng được coi là một sự sỉ nhục đối với quyền lực của Trung quốc và đã đưa các người bất đồng chính kiến trong nước lên tầm mức quốc tế. Đối với một chế độ không cần phải đếm xỉa tới nguyện vọng của dân chúng thì không có gì bực mình hơn là thấy bạn và những người bên ngoài vinh danh những người công dân của mình đã lên tiếng chống đối chế độ. Tội của ông Lưu là ông ấy là một nhân vật then chốt trong việc công bố Hiến chương 08 (2008) kêu gọi dân chủ hóa, mô phỏng theo Hiến chương 77 của Tiệp và Slovak và là màn giáo đầu cho cuộc Cách mạng Nhung đã khiến cho chính quyền Cộng sản của nước này bị lật đổ năm 1989. Đứng về phương diện của chính quyền chuyên chế, những người bất đồng chính kiến nội bộ rất có thể dễ giải quyết: bỏ vào tù, thủ tiêu họ, đầy họ biệt xứ hay xử án họ. Tuy nhiên không dễ mà có thể bịt miệng một ủy ban có uy tín như là Ủy ban Nobel chứ đừng nói là tới một tập thể mơ hồ mà người ta gọi là cộng đồng quốc tế. Lẽ dĩ nhiên đó là lý do tại sao giáo sư Lưu đã được trao giải thưởng. Thông điệp của ông đã được phóng đại một cách khiến cho những người trong nước không thể không để ý tới. Trong một thế giới đã thu hẹp như một làng thì những sự tranh chấp không thể nào ngưng ở trong biên giới của một nước. Nhà nước đã có những nỗ lực cô lập những người bất đồng ý kiến trong nước nhưng nỗ lực này luôn luôn thất bại và những nhà chống đối khôn khéo đã có những quan hệ tốt đối với giới truyền thông thế giới và những đồng minh then chốt ở ngoài nước. Minky Worden của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Thế giới đã ghi nhận rằng những chính sách mới đây của Trung quốc, nhằm đối phó với những người bất đồng ý kiến, là “giết gà dọa khỉ,” nói một cách khác gieo rắc sự sợ hãi để kẻ khác phải phục tùng bằng cách trừng phạt công khai một người để làm gương. Nạn nhân bị đưa ra làm vật tế thần trong trường hợp này là nhà tranh đấu cho nhân quyền Lưu Hiểu Ba. Trước kia ông là giáo sư văn chương tại Đại học Sư phạm tại Bắc kinh. Ông bị bắt giam năm 1989 sau khi đã ủng hộ cuộc biểu tình […]
Cuộc Khủng hoảng Dân chủ Toàn cầu
Larry Diamond Mở rộng dân chủ không có gì là tất yếu. Trong số các quốc gia có dân số trên một triệu, chỉ có 11 nước có chế độ dân chủ vào năm 1900, 20 nước dân chủ vào năm 1920 và 29 nước năm 1974. Chỉ trong một phần tư thế kỷ qua, dân chủ là chế độ chủ yếu trên thế giới. Đến năm 1993, lần đầu tiên trong lịch sử, số lượng nền dân chủ đã tăng vọt lên 77— trong đa số các quốc gia có ít nhất một triệu dân. Đến năm 2006, số quốc gia có chế dộ dân chủ đã tăng lên đến 86. Nhưng hiện nay chúng ta đang ở một thời điểm bấp bênh. Dân chủ đang phải trực diện với một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Theo tổ chức phi lợi nhuận Freedom House, trong 12 năm quyền chính trị và quyền tự do dân sự liên tiếp bị xói mòn trên khắp thế giới. Trong thập kỷ qua, một trong sáu nền dân chủ đã thất bại. Ngày nay chỉ có một đa số rất nhỏ các quốc gia lớn hơn trên thế giới vẫn còn có chế độ dân chủ. Các con số đó cũng không thể hiện hết mức độ nguy hiểm. Đằng sau số liệu thống kê có thể thấy sự xoi mòn của các thể chế và chuẩn mực dân chủ ở một số các quốc gia. Trung Quốc, Nga và những người ngưỡng mộ họ đang tiến nhanh theo một khuynh hướng toàn cầu mới, ca ngợi cai trị bằng lãnh tụ độc đoán—chứ không bằng chính quyền của người dân—để tiến lên trong những giai đoạn khó khăn. Cho đến gần đây, quyết tâm của Hoa Kỳ đã giúp kìm hãm những kẻ thù chính của nền dân chủ ngày nay: đó là Trung Quốc đầy tham vọng và đang trỗi dậy, Nga phẫn uất và suy tàn, và một làn sóng dân túy mới, các nhà độc tài từ Hungary đến Philippines. Tuy nhiên, hiện nay, sự suy thoái chính trị của chính nước Mỹ ngày càng trầm trọng. Tổng thống Donald Trump đã xúc phạm các đồng minh của Hoa Kỳ, kết bạn với Vladimir Putin, miễn chê trách một số các nhà độc tài ghê gớm khác, ủng hộ các phong trào và chính trị bài ngoại, và làm lung lay trật tự tự do của thời kỳ sau Thế chiến thứ hai. Nhưng vấn đề này cũng bao gồm các chính trị gia hoài nghi trong cả hai đảng, các hệ thống cứng nhắc không phục vụ dân sinh và những công dân tự mãn không thèm đi bỏ phiếu. Tất cả những điều này đang làm lu mờ ánh sáng bóng bảy của nền dân chủ—và kéo nước Mỹ ra khỏi thế giới. Nếu chúng ta không sớm đảo ngược sự rút lui này của Hoa Kỳ, nền dân chủ trên toàn thế giới sẽ lâm nguy. Như nhà khoa học chính trị quá cố của đại học Harvard, Samuel Huntington, đã giải thích, sự thay đổi […]
Tại sao nền dân chủ Mỹ đang ở trong tình trạng nguy hiểm?
Eric Schoon và Corey Pech Hoa Kỳ là một nền dân chủ có khuyết điểm. Đây không phải là một nhận định chủ quan, mà là một đánh giá do Chỉ số Dân chủ hàng năm của tạp chí Economist ấn định cho Hoa Kỳ. Việc hạ cấp từ “dân chủ hoàn toàn” là đỉnh điểm của một thập kỷ sụt giảm xếp hạng, đưa Hoa Kỳ ra khỏi bảng xếp hạng bao gồm Úc, Canada và Vương quốc Anh và đưa Mỹ vào nhóm ngang hàng với Ấn Độ, Botswana và Chile. Trong nhiều thập kỷ sau những thành công của phong trào dân quyền và việc thông qua Đạo luật Quyền Bầu cử năm 1965, Hoa Kỳ đã có những thành phần cơ bản mà hầu hết các nhà phân tích cho là cần thiết cho một nền dân chủ vận hành tốt. Tuy nhiên, các tổ chức theo dõi mức độ dân chủ trên khắp thế giới nhận thấy rằng những thành phần này đang giảm dần ở Hoa Kỳ. Để hiểu tại sao nền dân chủ của Mỹ đang suy giảm, chúng ta nên tập trung vào các sự kiện gần đây, chẳng hạn như cuộc suy thoái năm 2008 hoặc các đề án từ tiểu bang nhằm hạn chế quyền bầu cử. Nhưng làm như vậy có nguy cơ nhầm lẫn các triệu chứng của vấn đề với nguyên nhân của nó. Để đi sâu vào những nguyên nhân thực sự dẫn đến sự suy giảm của nước Mỹ, chúng ta nên xem xét những điều kiện đã góp phần vào sự sụp đổ của các nền dân chủ trong lịch sử. Trên thực tế, thời điểm hiện tại của chúng ta có những điểm tương đồng nổi bật với châu Âu trước Thế chiến thứ hai, khi số lượng các nền dân chủ cũng đang thu hẹp lại thay vì tăng lên. Năm 1959, Seymour Martin Lipset, một trong những nhà lý thuyết nổi bật nhất của thế kỷ 20 về dân chủ, đã xác định hai yếu tố chính rất quan trọng để giải thích sự khác biệt giữa các nền dân chủ ổn định và không ổn định trong thời kỳ này: phát triển kinh tế và tính hợp pháp chính trị. Khi làm như vậy, Lipset đã ngầm thách thức một số giả định cơ bản mà những “Quốc Phụ”đã đưa ra khi thành lập chính quyền Hoa Kỳ. Trong Luận cương Liên bang số 10, James Madison đã xác định sự cai trị của đám đông[1] và sự xuất hiện của các phe phái chính trị là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của nền dân chủ, và do đó, những người xây dựng Hiến pháp Hoa Kỳ đã cố gắng hạn chế quyền lực của các phe phái bằng cách thiết lập các phương thức kiểm soát và cân bằng trong hệ thống chính trị. Nhưng Lipset tin rằng những biện pháp này không đủ để ngăn chặn sự phân hóa và cai trị của đám đông. Ông cho rằng các phe phái mạnh sẽ thắng thế khi […]
Đảng đã thất bại
Một người trong Đảng đoạn tuyệt với Bắc Kinh Cai Xia (Thái Hà) là một nhà bất đồng chính kiến và học giả về lý luận chính trị của Trung Quốc. Bà đã giảng dạy cho các thành viên và quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bao gồm các các người lãnh đạo cấp tỉnh và thành phố và các bộ trưởng, đồng thời là giáo sư đã nghỉ hưu của Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ. Bà là người ủng hộ tự do hóa chính trị ở Trung Quốc và là người chỉ trích Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình. Bà bị khai trừ khỏi ĐCSTQ vào tháng 8 năm 2020 vì đã chỉ trích ĐCSTQ dưới sự cai trị của ông Tập. Từ năm 2019, bà đã sống lưu vong ở Hoa Kỳ. KHI TẬP CẬN BÌNH LÊN CẦM QUYỀN VÀO NĂM 2012, tôi tràn đầy hy vọng cho Trung Quốc. Là giáo sư tại trường danh tiếng đào tạo các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tôi đủ hiểu biết về lịch sử để kết luận rằng đã quá muộn để Trung Quốc cải cách hệ thống chính trị. Sau một thập kỷ trì trệ, ĐCSTQ cần cải cách hơn bao giờ hết, và ông Tập, người từng tỏ ý có khuynh hướng cải tổ, có thể là người sẽ đi tiên phong trong công cuộc đó . Vào lúc đó, tôi đang ở giữa một giai đoạn kéo dài hàng thập kỷ vật lộn với ý thức hệ chính thống của Trung Quốc, ngay cả khi tôi đang phụ trách việc giáo hoá tư tưởng đào tạo huấn luyện cho các quan chức trong Đảng. Từng là một người nhiệt thành theo chủ nghĩa Marx, tôi đã từ bỏ chủ nghĩa Marx và ngày càng hướng tới tư tưởng Tây phương để tìm câu trả lời cho các vấn đề của Trung Quốc. Từng là một người tự hào bảo vệ chính sách chính thống, tôi bắt đầu nghiêng về tự do hóa. Từng là một đảng viên trung thành của ĐCSTQ, tôi đã âm thầm nghi ngờ sự chân thành của niềm tin của người dân đối với Đảng và sự quan tâm của Đảng đối với người dân Trung Quốc. Vì vậy, đáng lẽ tôi không ngạc nhiên khi thấy ông Tập không phải là nhà cải cách. Trong suốt nhiệm kỳ của ông, chế độ đã thoái hóa sâu hơn thành một chế độ quả đầu chính trị [cai trị bởi một nhóm người]nhằm nắm quyền lực bằng bạo lực và tàn nhẫn. Chế độ còn trở nên áp bức và độc tài hơn. Tệ nạn sùng bái cá nhân bao quanh ông Tập, người đã gia tăng sự kìm kẹp của Đảng đối với ý thức hệ và lãnh vực chật hẹp còn lại dành cho thảo luận chính trị và xã hội dân sự. Những người không sống ở Trung Quốc đại lục trong tám năm qua khó có thể hiểu được chế độ này đã trở nên tàn […]
“Thần dân hay Công dân? Công dân giáo dục và Tinh thần Dân chủ”
Penn Kemble, Học giả Cao cấpFreedom House May 29, 2004 Budapest, Hungary Đã gần một thập kỷ trôi qua kể từ khi chúng tôi bắt đầu làm việc cùng nhau tại cuộc họp đầu tiên của Civitas[1] ở Prague. Một trong những điều nổi bật mà tôi đã học được về Trung tâm Giáo dục Công dân (Center for Civic Education, CCE) và các đối tác của nó là rất nhiều người có năng lực đã làm việc với các bạn vẫn tiếp tục làm việc tại Trung tâm này trong những năm qua. Sự liên tục đó không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm thấy trong lĩnh vực của các tổ chức phi chính phủ. Phải có điều gì đó về công việc của bạn ở đó mang lại cho mọi người sự hài lòng. (Không có khả năng họ tham gia vì tiền.) Những người trong chúng tôi làm công việc quốc tế đôi khi ghen tị với sự hài lòng mà các giáo viên chắc chắn nhận được khi làm việc với những người trẻ và thấy họ thu được kiến thức và kỹ năng. Nhưng bất chấp một số thời điểm khó khăn—như trong vài tháng qua—công việc của chúng tôi, giống như của bạn, thường rất bổ ích. Phần tư cuối cùng của thế kỷ 20 chứng kiến cái mà Samuel P. Huntington gọi là “Làn sóng dân chủ hóa thứ ba,” phát sinh ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp, quét qua châu Mỹ Latinh, cuốn đi Bức tường Berlin và lật đổ các nhà độc tài ở xa Manila, Seoul, và Jakarta. Như Freedom House đã ghi lại, vào năm 1973, có 151 quốc gia có chủ quyền trên thế giới và 86 trong số đó có thể được coi là tự do hoặc một phần tự do – khoảng 59%. Nhưng đến cuối năm 2003, hiện đã có 190 quốc gia, và 135 nước trong số này được phân loại là tự do hoặc một phần tự do – tăng vọt lên 74%. Ngày nay, gấp đôi số người trên thế giới sống ở các nước tự do hoặc một phần tự do so với sống ở các nước không có tự do – một sự thay đổi đáng kể. Những con số ấn tượng này càng trở nên thuyết phục hơn khi chúng ta cho rằng nền dân chủ đã bắt rễ ở mọi khu vực trên thế giới, nó vượt ra ngoài các quốc gia giàu có đến các xã hội nghèo như Mali, Ấn Độ và Mông Cổ, và nó đã lớn lên trong các xã hội của tất cả các di sản văn hóa và tôn giáo lớn của thế giới. Mỗi người trong số các bạn có thể nói một cách thực long rằng các bạn đã chia sẻ điều mà lịch sử chắc chắn sẽ coi là sự phát triển quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Nền dân chủ là một hệ thống coi trọng sự hoài nghi, và thường không thoải mái khi nhìn vào sự vinh […]
Lòng dũng cảm của một y tá: Câu chuyện về Edith Cavell
Edith Cavell đã cứu một nghìn binh sĩ Đồng minh từ chiến trường Bỉ thoát khỏi nhà tù của Đức trong Thế Chiến thứ Nhất. Pháp phải đầu hàng Đức Quốc xã vào ngày 22 tháng 6 năm 1940. Một ngày sau, Adolf Hitler thân hành đi thăm thủ đô Paris đã bị chinh phục, nơi mà ông ta đích thân ra lệnh phá hủy hai đài tưởng niệm các anh hùng trong Thế chiến thứ nhất. Hôm nay — ngày 4 tháng 12 năm 2019 — là kỷ niệm 154 năm ngày sinh của một trong số những người đó, một người phụ nữ đáng được chú ý tên là Edith Cavell. Câu chuyện của cô là một ví dụ về bi kịch cổ xưa nhưng được lặp đi lặp lại từng phút ở một nơi nào đó trên thế giới: đó là một bi kịch về một cá nhân thực sự tốt đẹp mà cuộc sống bị một chính phủ tồi tệ nào đó bóp chết vì một mục đích vô nghĩa. Sinh năm 1865 tại Swardeston , Anh quốc, Edith Cavell đã 30 tuổi khi cô chọn y tá là nghề nghiệp cho chính mình . Nguồn cảm hứng đã đến với cô khi cô chăm sóc cho cha cô trong một trận ốm nặng, và nhờ đó ông đã bình phục. Trong quá trình huấn nghiệp, cô đã làm việc tại một số bệnh viện và sau đó cô đi vòng quanh miền Đông Nam nước Anh để điều trị cho các bệnh nhân tại nhà của họ về các cơn bệnh từ viêm ruột thừa đến ung thư. Một người viết tiểu sử nói rằng cô được nổi tiếng vì có một thiên phú bẩm sinh là có thể chú ý đến từng chi tiết nhỏ, và có một “tinh thần trách nhiệm cao độ”. Theo sự nài nỉ của một bác sĩ phẫu thuật ở Brussels, cô đến Bỉ vào năm 1907 và trở thành một nhân tố chủ lực trong việc thành lập trường điều dưỡng đầu tiên của Bỉ. Theo Kathy Warnes của trang web Windows to World History , Cavell đã sớm đào tạo các y tá có nguyện vọng cao cho ba bệnh viện, 24 trường học và 13 trường mẫu giáo ở Bỉ. Cô trở thành người phụ nữ đầu tiên của Viện Berkendael ở Brussels. “Cuộc chiến kết thúc mọi cuộc chiến” Rồi thì, những phát súng của tháng 8 năm 1914 báo trước sự bắt đầu của Thế chiến thứ nhất. Nó được cho là “cuộc chiến kết thúc mọi cuộc chiến tranh,” cuộc xung đột sẽ “làm cho thế giới an toàn cho nền dân chủ.” Tuy nhiên, nó đã được chứng minh là hoàn toàn trái ngược như vậy. Đó là một trong những cuộc xung đột vô nghĩa và hủy diệt nhất từng được bắt đầu bởi những kẻ ngu ngốc có quyền lực chính trị. Như tôi đã viết trong một bài luận về một anh hùng khác của thời đó, Siegfried Sassoon , Hơn một thế kỷ sau khi kết thúc, Thế chiến thứ nhất vẫn là một bí ẩn đối với người dân khắp nơi. Chúng ta học các lớp […]
Chính quyền Đại biểu và Dân Chủ
Bo LI Perspectives, Vol. 1, No. 3 Trong bài tiểu luận đầu tiên của loạt bài này, tôi đã viết rằng có bốn nguồn ảnh hưởng đến sự phát triển của ý tưởng và thể chế dân chủ: nền dân chủ Hy Lạp cổ điển, truyền thống cộng hòa, lý thuyết và thực tiễn của chính quyền đại biểu, và logic của bình đẳng chính trị. Trọng tâm của tiểu luận này là lý thuyết và thực hành của chính quyền đại biểu và các mối quan hệ của nó với nền dân chủ. Trong hơn hai nghìn năm trước thế kỷ 17, ý tưởng về một nền dân chủ đại biểu chưa bao giờ được kcác nhà nghiên cứu và những người thực hành chính trị tìm hiểu. Ở chính thể Hy Lạp cổ đại, không cần phải lo lắng về vấn đề đại biểu bởi vì, với quy mô nhỏ của chính thể, về nguyên tắc, mọi công dân đều có thể tham gia trực tiếp vào các cuộc tranh luận và ra quyết định công khai. Thật vậy, các nhà dân chủ Hy Lạp sẽ ghét sự đại diện vì nó có thể đã vi phạm sự hiểu biết của họ về nền dân chủ. Một trường hợp khó hiểu hơn là đế quốc La Mã. Mặc dù đế quốc La Mã đã mở rộng ra một lãnh thổ rộng lớn, nhưng các nước cộng hòa La Mã không bao giờ quan tâm đến thực tế về sự tham gia chính trị của những công dân sống xa La Mã, nơi quốc hội họp thường xuyên. Trên thực tế, hầu hết các công dân của đế quốc La Mã có lẽ không bao giờ tham dự hội nghị, và hoàn cảnh đã vô hình trung tạo ra một hệ thống đại biểu—những người sống gần La Mã trên thực tế trở thành “đại biểu” của các công dân khác của đế quốc La Mã. Sau đó, các thành bang ở Ý thời Phục hưng, một lần nữa với quy mô nhỏ, cũng không nhận thấy sự cần thiết của một hệ thống chính quyền đại biểu. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là trước sự tồn tại của các chế độ dân chủ hoặc cộng hòa lớn (chẳng hạn như đế quốc La Mã) trong lịch sử nhân loại, ý tưởng và thể chế chính quyền đại biểu hoàn toàn thoát khỏi suy nghĩ của các chính trị gia và triết gia chính trị. Thật vậy, không chỉ thiếu hiểu biết về thể chế của chính quyền đại biểu, mà còn có trong học giới dân chủ một tâm lý cho rằng một hệ thống chính quyền đại biểu là không dân chủ và do đó không phải là một sắp xếp [cơ cấu] chính trị tốt. Ngay cả trong thế kỷ 18, đã có những lập luận cực đoan chống lại chính quyền đại biểu. Ví dụ, Rousseau lập luận trong “Khế ước xã hội” rằng sự đại diện là không thể chấp nhận được bởi vì “chủ quyền không thể được đại diện vì […]
Mười đạo luật có ảnh hưởng sâu xa đến nước Mỹ
Louis Jacobson Trong 50 năm qua,[1] Quốc hội đã thông qua khoảng 28.000 đạo luật. Nhưng chỉ một số nhỏ trong số đó có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của người Mỹ. Nhằm lựa ra 10 điều luật quan trọng nhất trong suốt nửa thế kỷ qua, chúng tôi đã tìm kiếm những điều luật định hình đáng kể nhất quá trình tương lai của quốc gia, cho dù tốt hơn hay xấu hơn. Chính sách đối nội và đối ngoại đều được đánh giá như nhau, và chúng tôi không phân biệt xem biện pháp đó là một đạo luật, một nghị quyết hay sự phê chuẩn một hiệp ước. (Tuy nhiên, chúng tôi đã loại trừ quyết định về những người được bổ nhiệm.) Ngoài ra, chúng tôi đánh giá cao sự đa dạng để danh sách sẽ không tràn ngập các đạo luật có cùng một chủ đề chung. Để thu thập ý tưởng, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của một hội đồng gồm các học giả lừng danh về Quốc hội: Joel Aberbach của Đại học California tại Los Angeles, Scott Adler của Đại học Colorado, David Boaz của Viện Cato, David Brady và Morris Fiorina của Viện Hoover, Lee Edwards của Quỹ Di sản, Allan Lichtman của Đại học Hoa Kỳ, Burdett Loomis của Đại học Kansas, David Mayhew của Đại học Yale, Bert Rockman của Đại học Ohio, Steven Smith của Đại học Washington, Rick Striner của Đại học Washington, James Thurber của Đại học Hoa Kỳ và Eric Uslaner của Đại học Maryland. Sau khi chọn lọc thông qua các đề cử của các học giả này, chúng tôi đã quyết định những luật nào sẽ nằm trong tốp 10 đạo luật đứng đầu. Chúng tôi cũng bổ sung một số ứng viên xém bị bỏ sót. Khi việc này xảy ra, các học giả, mặc dù họ làm việc độc lập với nhau, đã đạt được sự nhất trí rõ ràng về 5 điều luật đứng hàng đầu. Ngoài ra, chúng khác nhau một cách dữ dội—vì vậy đối với các giải pháp còn lại trong danh sách của chúng tôi, chúng tôi đã áp dụng phán đoán của riêng mình. Mặc dù đó không phải là ý định của chúng tôi, nhưng tốp 10 và á quân cùng có ít nhất một giải pháp được mọi tổng thống ký kể từ năm 1955, ngoại trừ tổng thống Gerald Ford. Cũng có sự phân chia gần như cân bằng giữa các giải pháp do các tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa và Dân chủ ký. Và đây là danh sách: Đạo luật Quyền Công dân (Civil Rights Act,1964). Hầu như mọi học giả, tự do và bảo thủ, đều xếp đạo luật này đầu tiên trong danh sách của họ. Ta không thể nghi ngờ ảnh hưởng của đạo luật này: Xuất hiện sau một thập kỷ đấu tranh dân quyền ở miền Nam và sau vụ ám sát Tổng thống John F.Kennedy, đạo luật gây tranh cãi sôi nổi này đã chấm dứt một cách có […]
Tiến sĩ Nông Duy Trường
Ông Nông Duy Trường là một nhà hoạt động trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Houston trong 30 năm qua. Ông là một trong những sáng lập viên của Nhóm Sinh hoạt Thế Hệ (VAYO) năm 1990. Ông hiện là Giám Đốc Điều Hành của HVCD…