fbpx

Kinh Doanh - Kinh Tế - Chính Trị

Đạo Đức Kinh Doanh

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH LÀ MỘT BỘ PHẬN

CỦA GIÁO DỤC CÔNG DÂN

“Đạo đức kinh doanh bao gồm sự hiểu biết cái gì  phải  hay trái ở nơi làm việc và làm điều phải khi có ảnh hưởng tới sản phẩm và dịch vụ và đến tương quan với những giới liên hệ”

Phát huy trách nhiệm đối với xã hội là một trong những mục tiêu của ICEVN. Trách nhiệm đối với xã hội bao gồm nhiều khía cạnh của xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh  tại Việt Nam nơi đang có nhiều thay đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường.  Khi sự thay đổi từ cơ bản xảy ra, một cách tổng quát, đạo đức thương mại  là  kim chỉ nam về đạo đức cho các doanh nhân để đưa họ và công ty họ vượt qua những mâu thuẫn phức tạp về điều phải điều trái và hướng về việc làm những điều phải.

Những môn học về công dân của ICEVN bao gồm kiến thức công dân, đạo đức công dân, và phát triển khả năng lãnh đạo cho công dân để giúp công dân sinh hoạt trong một xã hội hoạt động hữu hiệu và có trách nhiệm. Đạo đức công dân cho mỗi người công dân những giá trị đạo đức căn bản và phổ quát để hướng dẫn họ làm các điều đúng và công bằng trong xã hội nói chung. Áp dụng vào lĩnh vực kinh doanh, đạo đức thương mại hướng vào toàn thể xí nghiệp nói chung cũng như vào từng thành viên của xí nghiệp từ cấp lãnh đạo cao cấp trở xuống. Hiển nhiên là một xã hội phồn vinh, ổn định, và công bằng cần những công dân tốt, và ngược lại những công dân tốt cũng có cơ hội phát triển mạnh nhờ một xã hội công bằng, ổn định, và phồn vinh trong đó lãnh vực kinh doanh là một bộ phận quan trọng. Đạo đức thương mại, do đó, cung cấp nhiều điều lợi cho cả xí nghiệp cũng như những nhân viên của xí nghiệp.

Carter McNamara, trong quyển Cẩm nang toàn diện về đạo đức trong quản trị [1] đã ghi ra 10 lợi điểm khi thiết lập chương trình (giáo dục) đạo đức kinh doanh ở nơi làm việc. Trong số mười lợi điểm, điểm đầu tiên liên quan trực tiếp đến một xã hội đã được cải thiện, không phải vì có luật pháp đã được ban hành để bảo vệ giới lao động và người tiêu dùng, mà  vì bởi sự công bằng và các quyền  của tất cả những thành phần liên hệ. Những lợi điểm khác đóng góp vào sự sinh động và sức mạnh của công ty trong các lãnh vực như: hiệu năng sản xuất, pháp lý, chất lượng quản trị, kế hoạch chiến lược, quản lý đặc trưng đa văn hóa và chủng tộc của xã hội, danh tiếng của xí nghiệp trước công chúng Nhưng lợi điểm sau cùng chính là vì đó là điều đúng cần phải làm.

© Học Viện Công Dân 2010


[1] http://www.managementhelp.org/ethics/ethxgde.htm