- Các Nguyên Tắc Căn Bản của Dân Chủ – Melvin I. Urofsky … rằng chính quyền của dân, do dân và vì dân sẽ không mai một trên thế gian này
- Hiến Pháp Trị – Greg Russell “Tự do của con người trong một chế độ cai trị có nghĩa là sống theo một luật lệ bền vững, chung cho cả mọi người trong xã hội; luật lệ này phải được quy định bởi quyền lập pháp đã được thiết lập trong chế độ đó.”
- Các Nguyên Tắc Bầu Cử Dân Chủ – D. Grier Stephenson, Jr. “Mục đích của tất cả các hiến pháp chính trị là để lựa những người khôn ngoan nhất để biết phân biệt và đức độ nhất để theo đuổi mục tiêu chung của xã hội.”
- Thể chế Liên bang và Dân chủ – David J. Bodenhamer “Thực ra chính quyền liên bang và tiểu bang chỉ là những cơ quan khác nhau thay mặt cho nhân dân và được nhân dân ủy thác cho những quyền hạn khác nhau và được thiết lập để thực hiện những mục đích khác nhau.”
- Cách Làm Luật trong một Xã hội Dân chủ – Gordon Morris Bakken “Thực chất của luật pháp vào bất cứ thời điểm nào cũng hầu như cố gắng hết sức đi sát với những điều mà lúc đó người ta cho là tiện nhất. Nhưng hình thức và cơ chế của luật pháp cũng như cái mức độ mà luật pháp có thể thực hiện được các kết quả mong muốn tùy thuộc rất nhiều vào cái quá khứ của luật pháp.”
- Vai trò độc lập của ngành Tư pháp – Philippa Strum “Nhiều luật gia tại Hoa kỳ cho rằng việc tòa xét duyệt các luật liên quan tới quyền con người là một điểm son và là niềm tự hào của nước ta. Tôi đồng ý.”
- Quyền lực của Tổng Thống – Richard M. Pious “Chức vụ tổng thống Hoa kỳ không phải chỉ đòi hỏi tổng thống đưa ra những lời kêu gọi suông từ nơi hậu cứ. Chức vụ đó sẽ đòi hỏi tổng thống phải đích thân xông pha vào nơi trận địa; và tổng thống phải thiết tha quan tâm tới số phận của những người dân dưới quyền lãnh đạo của mình…”
- Vai Trò của Tự Do Báo Chí – John W. Johnson : “… Kinh nghiệm của Hoa kỳ trong hơn hai thế kỷ cho ta một thí dụ rõ ràng về nỗ lực của một quốc gia trong việc ấn định các nguyên tắc cho quyền tự do phát biểu. Lẽ dĩ nhiên những kinh nghiệm này mang những nét đặc thù của văn hóa và lịch sử của Hoa kỳ, nhưng các kinh nghiệm đó cũng cho thấy những nguyên tắc tổng quát có thể áp dụng cho các xã hội dân chủ khác.”
- Vai Trò Các Nhóm Lợi Ích – R. Allen Hays: “…Cả cơ cấu tổ chức chính thức lẫn truyền thống không chính thức của chính trị Hoa kỳ đều tạo điều kiện phát triển tốt cho những nhóm lợi ích.
- Quyền Được Biết của Dân Chúng: Sự Minh Bạch Trong Các Tổ Chức Chính Quyền – Rodney A. Smolla: Công cuộc công khai hóa chính quyền, làm cho chính quyền thêm minh bạch, là một diễn trình khó khăn và phức tạp thường đòi hỏi một sự cân bằng khéo léo giữa các quyền lợi tương phản …
- Bảo vệ Quyền Của Thành Phần Thiểu Số – Tinsley Yarbrough: Cuộc tranh đấu chống kỳ thị các thành phần thiểu số tại Hoa kỳ phần lớn đã diễn ra tại các toà tư pháp và tại Quốc hội cũng như các viện lập pháp của tiểu bang. Các nỗ lực đó đã thành công vì hai lý do. Lý do thứ nhất là chế độ pháp trị cùng với niềm tin của dân Hoa kỳ là các cá nhân hay đoàn thể nào, dù có bất đồng ý kiến với kết luận của toà hay của các viện lập pháp trong việc ấn định chính sách, nhưng họ vẫn tuân theo chính sách đó. Nếu họ có bất đồng ý với một chính sách hay một đạo luật thì họ vận động với viện lập pháp hay khiếu kiện toà chứ không “xuống đường” bạo động.
- Dân Sự Kiểm Soát Quân Sự – Michael F. Cairo: Cũng cần phải nói rõ là một quân đội tự coi mình chỉ là một thành phần của một xã hội dân chủ thì cũng nhờ đó mà trở nên mạnh hơn chứ không phải yếu hơn bởi vì các hành động của quân đội lúc đó là phản ánh nguyện vọng tối cao của nhân dân mà quân đội phục vụ.