fbpx

Kinh Doanh - Kinh Tế - Chính Trị

Nguỵ biện “Cánh cửa sổ vỡ”

Jodi Beggs

 

Nếu bạn đọc tin tức, có lẽ bạn đã nhận thấy các nhà báo và các chính trị gia vẫn thích chỉ ra rằng thiên tai, chiến tranh, và các biến cố có tính chất tàn phá, có thể làm tăng trưởng sự sản xuất kinh tế vì những sự kiện này tạo ra nhu cầu cho những công việc tái thiết. Đúng là điều này có thể đúng trong những trường hợp cụ thể khi các nguồn lực (lao động, vốn, v.v…) lẽ ra đã không được sử dụng, nhưng điều đó có thực sự có nghĩa là thảm họa mang lại lợi ích kinh tế không?

Nhà kinh tế chính trị thế kỷ 19 Frederic Bastiat đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi như vậy trong bài tiểu luận năm 1850 của ông “Điều được nhìn thấy và Điều không được nhìn thấy.” (Tất nhiên, điều này được dịch từ tiếng Pháp “Ce qu’on voir et ce qu’on ne pas vu.”) Lý luận của Bastiat như sau:

Bạn đã bao giờ chứng kiến ​​sự tức giận của người chủ cửa hàng tốt bụng, James Goodfellow, khi cậu con trai bất cẩn của ông vô tình làm vỡ một tấm kính cửa sổ chưa? Nếu bạn đã có mặt tại hiện trường như vậy, bạn chắc chắn sẽ chứng kiến ​​sự thật rằng mỗi người trong số những khán giả, thậm chí có đến ba mươi người trong số họ, dường như đã đồng ý đưa ra một lời an ủi— Đó là một cơn gió xấu thổi điều xấu đến mọi người. Mọi người đều phải sống, và những người thợ làm kính sẽ ra sao nếu những tấm kính không bao giờ bị vỡ?”

Bây giờ, hình thức chia buồn này chứa đựng cả một lý thuyết, sẽ rất tốt nếu được trình bày trong trường hợp đơn giản này, vì nó giống hệt như lý thuyết điều chỉnh phần lớn các thể chế kinh tế của chúng ta.

Giả sử sự sửa chữa sự hư hỏng này tốn 6 đồng franc,[1] và bạn bảo rằng tai nạn này đem lại cho dịch vụ làm kính 6 franc—điều đó giúp tang gia dịch vụ làm kính 6 franc—tôi đồng ý với bạn; tôi chẳng có gì để phản đối lý luận này; bạn đã lý luận đúng đắn. Người thợ làm kính đến cửa hàng, thay tấm kính, nhận 6 franc tiền công cùng vật liệu, ông ta xoa tay hài long và trong thâm tâm chúc phúc cho cậu con trai bất cẩn. Tất cả nững điều này là những gì ta thấy.

Nhưng mặt khác, nếu bạn đi đến kết luận, như thường lệ, rằng việc phá cửa sổ là điều tốt, điều đó khiến tiền lưu thông và kết quả là sự khuyến khích của ngành công nghiệp nói chung sẽ xảy ra, va bạn sẽ buộc tôi phải hét lên, “Dừng lại ở đó! Lý thuyết của bạn chỉ giới hạn ở những gì được nhìn thấy; nó không tính đến những gì không được nhìn thấy.”

Điều ta không thấy là khi ông chủ cửa hiệu tiêu 6 đồng vào một việc, ông ta sẽ không thể dùng 6 đồng này vào việc khác. Người ta không thấy rằng nếu ông ấy không tiêu 6 đồng để sửa cửa sổ, ông ấy sẽ, có thể, dùng 6 đồng mua một đôi giày mới, hay mua một cuốn sách mới để trong thư viện của gia đình. Tóm lại, ông ta có thể dùng số tiền này vào việc khác, nếu tai nạn vỡ cửa sổ đã không xảy ra.

Trong câu chuyện ngụ ngôn này, việc ba mươi người nói với người chủ cửa hàng rằng cửa sổ vỡ là một điều tốt vì nó giúp người thợ làm kính tiếp tục làm việc cũng tương đương với việc các nhà báo và chính trị gia nói rằng thiên tai thực sự là một lợi ích kinh tế. Mặt khác, quan điểm của Bastiat là hoạt động kinh tế được tạo ra cho thợ làm kính chỉ là một nửa của bức tranh, và do đó sẽ là sai lầm nếu chỉ nhìn vào lợi ích của thợ làm kính một cách riêng lẻ. Thay vào đó, một phân tích thích hợp sẽ xem xét cả thực tế là hoạt động kinh doanh của thợ làm kính được hỗ trợ và thực tế là số tiền dùng để trả cho ông thợ kính khi đó sẽ không có sẵn cho một số hoạt động kinh doanh khác, cho dù đó là mua một bộ quần áo, một số cuốn sách, v.v…

Theo một cách nào đó, quan điểm của Bastiat là về chi phí cơ hội—trừ khi các nguồn lực ở trạng thái tĩnh, chúng phải được chuyển khỏi trạng thái này để chuyển sang hoạt động khác. Người ta thậm chí có thể mở rộng logic của Bastiat để đặt câu hỏi về lợi ích ròng mà người thợ kính nhận được trong kịch bản này là bao nhiêu. Nếu thời gian và sức lực của người thợ làm kính là hữu hạn thì có khả năng anh ta sẽ chuyển nguồn lực của mình ra khỏi các công việc hoặc hoạt động thú vị khác để sửa cửa sổ của người bán hàng. Lợi ích ròng của người thợ lắp kính có lẽ vẫn là số dương, vì anh ta chỉ sửa cửa sổ thay vì tiếp tục các hoạt động khác của mình, nhưng phúc lợi của anh ta khó có thể tăng lên bằng toàn bộ số tiền mà anh ta được chủ cửa hàng trả. (Tương tự như vậy, nguồn lực của người sản xuất bộ vest và người bán sách không nhất thiết đứng yên nhưng họ vẫn sẽ bị lỗ.)

.Khi đó, rất có thể hoạt động kinh tế diễn ra từ vụ cửa sổ vỡ chỉ thể hiện một sự chuyển dịch mang tính nhân tạo từ ngành này sang ngành khác chứ không phải là sự gia tăng tổng thể. Thêm vào phép tính đó, thực tế là một cửa sổ hoàn toàn tốt đã bị vỡ, và rõ ràng là chỉ trong những trường hợp rất cụ thể thì cửa sổ bị vỡ mới có thể tốt cho toàn bộ nền kinh tế.

Vậy tại sao người ta lại cố gắng đưa ra một lập luận có vẻ sai lầm như vậy về sự hủy diệt và sản xuất? Một lời giải thích khả dĩ là họ tin rằng có những nguồn lực tĩnh trong nền kinh tế — tức là người chủ cửa hàng đã tích trữ tiền mặt, giấu dưới nệm trước khi cửa sổ bị vỡ thay vì mua bộ quần áo, sách hay bất cứ thứ gì khác. Mặc dù đúng là trong những trường hợp này, việc phá vỡ cửa sổ sẽ làm tăng sản lượng trong ngắn hạn, nhưng sẽ là sai nếu không có đủ bằng chứng cho thấy những điều kiện này đúng. Hơn nữa, sẽ luôn tốt hơn nếu thuyết phục người chủ cửa hàng tiêu tiền của mình vào một thứ gì đó có giá trị mà không cần phải phá hủy tài sản của mình.

Thật thú vị, khả năng một cửa sổ bị vỡ có thể làm tăng sản lượng ngắn hạn làm nổi bật một điểm phụ mà Bastiat đang cố gắng đưa ra bằng câu chuyện ngụ ngôn của mình, cụ thể là có một sự khác biệt quan trọng giữa sản xuất và sự giàu có. Để minh họa sự tương phản này, hãy tưởng tượng một thế giới nơi mọi thứ mà mọi người muốn tiêu thụ đều đã có nguồn cung dồi dào — sản lượng mới sẽ bằng 0, nhưng chắc chắn sẽ có ai đó phàn nàn. Mặt khác, một xã hội không có vốn hiện có có thể sẽ làm việc cật lực để tạo ra sản phẩm nhưng sẽ không hài lòng lắm về điều đó. (Có lẽ Bastiat nên viết một câu chuyện ngụ ngôn khác về một anh chàng nói “Tin xấu là ngôi nhà của tôi đã bị phá hủy.

Tóm lại, ngay cả khi việc phá cửa sổ là để tăng sản xuất trong thời gian ngắn, thì hành động này không thể tối đa hóa phúc lợi kinh tế thực sự về lâu dài đơn giản vì sẽ tốt hơn nếu không phá cửa sổ và dành nguồn lực để tạo ra những thứ mới có giá trị hơn là phá cửa sổ và dành những nguồn lực tương tự để thay thế những thứ đã tồn tại.

Nông Duy Trường chuyển ngữ

© Học Viện Công Dân, June 2024

Tác giả: Tiến sĩ Jodi Begss là một nhà kinh tế học và nhà khoa học dữ liệu. Bà là giáo sư kinh tế tại Harvard từ năm 2004, giảng dạy các khóa học tại Đại học Harvard, Trường Chính phủ Harvard Kennedy. Trước đây, bà là giảng viên tại Đại học Northeastern các khóa đại học và sau đại học về lý thuyết kinh tế vĩ mô và kinh tế học hành vi.

Nguồn: http://economics.about.com/od/output-income-prices/a/The-Broken-Window-Fallacy.htm

 

[1] Franc là đơn vị tiền tệ căn bản của Pháp, Bỉ, Thuỵ sĩ, và Luxembourg cho đến khi được thay thế bằng đồng Euro.