fbpx

Search Results for: luận cương 9

Thống tướng Douglas MacArthur: Diễn văn từ biệt đọc tại Quốc hội

Ngày 19 tháng 4, 1951 LGT: Đây là một trong những bài diễn văn nổi tiếng của Thống tướng (năm sao) lục quân của Mỹ, người đã chấp nhận lời đầu hàng của Nhật khi Đệ nhị Thế chiến chấm dứt tại Á châu và là Tư lệnh Tối cao quân Đồng minh cai quản Nhật Bản. Ông cũng là tư lệnh quân LHQ trong chiến tranh Triều tiên 1950-1953. Những nhận định của MacArthur về vị trí và vai trò của Trung Hoa tại Thái Bình Dương 67 năm trước đây vẫn còn đúng cho đến ngày nay. Trung Hoa lục địa đã ngang nhiên vạch ra đường biên giới 9 đoạn bất chấp công pháp quốc tế về luật biển (UNCLOS) và lấn chiếm vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cũng như xây cất những hòn đảo nhân tạo trên biển đông. Sự rút lui của Mỹ khỏi biển Đông năm 1973 chính là cơ hội cho sự bành trướng của Trung Hoa cộng sản xuống vùng biển phía  nam của Trung Hoa. *** Thưa Chủ tịch Thượng viện, thưa Chủ tịch Hạ viện, và các vị dân cử đáng kính của Quốc hội: Tôi đứng trên diễn đàn này với một sự khiêm tốn sâu xa và một sự hãnh diện lớn lao—khiêm tốn vì đây là nơi những nhà kiến trúc sư của đất nước Hoa Kỳ đã đứng; hãnh diện vì ngẫm nghĩ rằng nơi đây là diễn đàn của sự tranh luận lập pháp tiêu biểu cho sự tự do của con người trong tình trạng thuần khiết nhất đã được [các vị tiền bối] tạo nên. Nơi đây là nơi tập trung những niềm hy vọng và khát vọng và niềm tin của toàn thể loài người. Tôi không đứng ở đây để ủng hộ cho bất kỳ chính nghĩa của đảng phái nào, vì những vấn đề [mà tôi sẽ trình bày] rất là cơ bản và vượt quá lãnh vực của đảng phái. Những vấn đề này phải được giải quyết trên tầng cao nhất của quyền lợi quốc gia nếu hướng đi của chúng ta được chứng minh là đúng đắn và tương lai của chúng ta được bảo vệ. Do đó, tôi tin rằng quý vị sẽ chịu khó nghe những điều tôi nói như là sự biểu hiện quan điểm đã được suy nghĩ thấu đáo của một người dân Mỹ. Tôi thưa chuyện với quý vị, không hiềm thù hay cay đắng trong ánh sáng nhá nhem đang tàn lụi của cuộc đời, mà chỉ với một mục đích trong tâm tư: phục vụ tổ quốc của tôi.[1] Những vấn đề này có tính cách toàn cầu và quá gắn liền với nhau đến nỗi [nếu ta] chỉ chú trọng chúng trong một lãnh vực mà quên chúng trong những lãnh vực khác, là rước lấy thảm hoạ cho toàn thể. Mặc dù Á châu vẫn thường được gọi là Cửa ngõ qua Âu châu, thì ngược lại Âu châu cũng là Cửa ngõ qua Á châu, và sự ảnh hưởng rộng lớn […]

Read more

PHẢN KHÁNG DÂN SỰ TRONG BỐI CẢNH QUYỀN LỰC BẤT TƯƠNG XỨNG

(Trích dịch) Véronique Dudouet “The practice of violence, like all action, changes the world, but the most probable change is to a more violent world” Hannah Arendt (1969, 80). 1. Giới thiệu1 Lịch sử của thế kỷ 20 đầy dẫy những thí dụ về những cuộc phản kháng bạo động, những thí dụ này cho thấy rằng phản kháng bằng bạo lực chống lại những hệ thống quyền lực bất công, độc tài hay sự thống trị của ngoại bang có khuynh hướng làm gia tăng cường độ bạo lực (thí dụ như những cuộc cách mạng tại Nga và Trung Hoa hay những cuộc chiến giải thực tại Phi châu và Á châu). Nhưng thế kỷ 20 cũng được mô tả bởi những cuộc đấu tranh bất bạo động có tác động mạnh mẽ. Một số những cuộc đấu tranh này được nhiều người biết đến (đấu tranh của Gandhi cho tự do của Ấn-độ, Martin Luther King, Jt với phong trào đấu tranh cho dân quyền tại Mỹ), trong khi có nhiều cuộc đấu tranh bất bạo động khác hầu như bị công luận và những cơ quan nghiên cứu bỏ quên. Mặc dú sức mạnh của sự phản kháng bất bạo động có vẻ như yếu đuối và không hữu hiệu khi phải đương đầu với quyền lực cực kỳ bất tương xứng, nó đã chứng tỏ được là một khí cụ chiến lược trong tay những cộng đồng bị gạt ra ngoài lề dòng chính dùng để khôi phục lại sự mất cân bằng về cơ cấu xã hội và đòi lại quyền được đối xử công bằng và tự quyết. Một câu hỏi, mà đã chưa được phân tích rộng rãi, và chương này tìm cách giải thích, là trong bối cảnh nào và điều kiện nào sự phản kháng bất bạo động có thể đóng góp vào sự xây dựng những tiến trình chuyển hóa xung đột bền vững và thành công. Chương này lập luận rằng sự phản kháng bất bạo động nên được xem là một bộ phận không thể thiếu được trong sự chuyển hóa xung đột, cũng như một phương thức khả thi nhằm đạt được hòa bình và công lý song song với những phương thức giải quyết xung đột chú trọng vào đối thoại, giải quyết vấn nạn, và phục hồi lại quan hệ hợp tác. Điều này có tính chất thích đáng đặc biệt trong thời kỳ chuyển tiếp đầu tiên của những cuộc xung đột vẫn tiềm ẩn trong đấu tranh với lực lượng bất tương xứng, như một chiến lược nhằm thụ quyền cho những nhóm khiếu kiện (thiểu số bị đàn áp, hay đa số bị mất quyền lực) có được quyền lực hầu tìm ra những cách thức hữu hiệu và xây dựng để đạt được công lý, nhân quyền và dân chủ mà không cần dùng tới bạo lực. Những kỹ thuật bất bạo động vẫn thường được những nhóm đấu tranh cho một quyền lợi đặc thù nào đó, như quyền của công đoàn hay chống vũ khí nguyên tử, quyền […]

Read more

Augustine: Đi tìm Chân lý và Sự khôn ngoan — Luật Bất công Không phải là Luật

Lawrence W. Reed Friday, March 04, 2016 Viết về một người mà ai cũng biết là một nhà thần học—một giám mục của thời kỳ Giáo hội Công Giáo đầu tiên—[chắc hẳn] ai cũng nghĩ rằng đây là một bài viết về những vấn đề tôn giáo. Augustine người xứ Hippo (sau này được phong thành Thánh Agustine) là một vĩ nhân, bất khả tự nghị của của tư tưởng và giáo huấn Cơ-đốc[1] trong những tài liệu ông viết ra vào đầu thế kỷ 15 sau Công nguyên. Cho đến ngày nay, Augustine cũng vẫn là một vĩ nhân trong những tín hữu Công Giáo, Tin Lành, và Chính thống Giáo Cơ-đốc Đông phương. Augustine là một anh hùng vì ông đã thay đổi cuộc đời hoang đàng, trụy lạc của mình và chuyển hóa [thành một đời sống thánh thiện]. Khi Augustine quyết định sống cuộc đời mình theo những tiêu chuẩn và hạnh kiểm cao nhất và sự chiêm nghiệm hàn lâm, ông cống hiến những trí huệ tiền phong về tự do, [khái niệm làm] nền tảng cho triết học Tây phương. Ta không cần phải là người theo đạo này hay đạo nọ để học từ một người sinh ra hơn 16 thế kỷ trước đây. Tỉnh Africa của La-mã sau này không sản sinh được một nhân vật nào như Agustine nữa. Ông sinh năm 354 sau CN ở Thagaste, nay gọi là Souk Ahras, thuộc Alegeria ngày nay. Được sống trong thời đại đó là được sống trong một thời đại quan trọng. Đến thế kỷ thứ tư, nền Cộng hòa La-mã cổ và những sự tự do của nó đã bị dập tắt hơn 400 năm rồi, và được kế tục bằng một nhà nước càng lúc càng thối nát, chuyên chế, bại liệt vì chiến tranh và dân ăn bám nhà nước: chế độ đó chính là Đế quốc La-mã. Chế độ này kéo dài gần được một thế kỷ sau khi Augustine sinh ra đời. Ông đã chứng kiến Visigoths1 phá hủy “Thành phố Vĩnh cửu” của La-mã năm 410. Hai mươi năm sau đó, khi quân Vandals2 bao vây thành phố Hippo của Augustine ở Bắc Phi, ông mất ở tuổi 75. Cuộc đời ông là một bằng chứng cho thấy ngay cả khi thế giới quanh ta có sụp đổ thành cát bụi, ta vẫn có thể tạo ra sự khác biệt hầu thăng tiến tương lai của nhân loại. Tuổi trẻ của Augustine chỉ chú trọng vào khoái lạc và chỉ nghĩ đến ‘cái tôi,’ dù cho ông được bà mẹ ông là Monica, người theo Thiên Chúa giáo thuần thành hết lòng cầu nguyện. Cha của Augustine là một người thâu thuế, tính tình hay thay đổi và hung dữ, nhưng khi lâm chung đã cải đạo sang Thiên Chúa giáo, lúc đó Augustine còn là một thiếu niên. Augustine có một bản năng tình dục mạnh mẽ và đã làm ông dính dáng vào nhiều vụ tai tiếng khiến ông hối hận sau này. Dù là một sinh viên giỏi với khả năng hùng biện […]

Read more

Diễn văn nhận giải Nobel Hòa bình của Mục sư Martin Luther King

10 tháng 12, 1964 Thưa Quốc vương cùng các vị trong Hoàng tộc. Thưa ông Chủ tịch, cùng các vị nhân sĩ. Thưa quý vị quan khách: Tôi nhận Giải Nobel Hòa bình vào thời điểm mà hai mươi hai triệu người Da đen của nước Mỹ đang dấn thân vào một cuộc chiến đầy sáng tạo để chấm dứt đêm dài của sự bất công chủng tộc. Tôi nhận giải thưởng này thay cho phong trào dân quyền, một phong trào đang chuyển động với ý chí và sự khinh thường ngạo nghễ trước sự rủi ro và nguy hiểm để thiết lập một triều đại của tự do và sự cai trị của công lý. Tôi ý thức rất rõ rằng chỉ mới hôm qua thôi tại Birmingham, bang Alabama, con cái của chúng tôi khi đòi hỏi tình Huynh đệ, đã bị đáp trả bằng vòi rồng, bằng tiếng gầm gừ của chó săn, và ngay cả cái chết. Tôi ý thức rất rõ rằng chỉ mới hôm qua thôi tại Philadelphia, tại Mississippi, những thanh niên tìm cách bảo vệ cho quyền được đi bầu bị đánh đập tàn nhẫn và giết hại. Tôi ý thức rất rõ rằng sự nghèo nàn cùng cực làm suy nhược đồng bào của tôi và xiềng xích họ lại vào trong nấc thấp nhất của bậc thang kinh tế. Vì vậy, tôi phải hỏi rằng tại sao giải thưởng này lại được trao tặng cho một phong trào đang bị vây khốn và đã chấp nhận một cuộc đấu tranh liên tục, và cho một phong trào chưa từng đạt được thắng lợi về hòa bình và tình Huynh đệ, tức là hai đặc tính thiết yếu của Giải Nobel. Sau khi suy ngẫm, tôi kết luận là giải thưởng này mà tôi thay mặt phong trào để nhận, là một sự công nhận sâu sắc rằng đấu tranh bất bạo động là đáp án cho vấn nạn nghiêm trọng về đạo lý và chính trị của thời đại của chúng ta; tức là, nhu cầu phải có của con người để chiến thắng sự đàn áp và bạo lực mà không phải dùng tới bạo lực và đàn áp. Văn minh và bạo lực là hai khái niệm tương phản. Những người Da đen ở Mỹ, theo gót những người Ấn-độ, đã chứng tỏ được rằng bất bạo động không phải là sự thụ động cằn cỗi, nhưng là một lực đạo lý mạnh mẽ được tạo ra nhằm chuyển hóa xã hội. Chẳng chóng thì muộn, tất cả những dân tộc trên thế giới sẽ phải tìm ra cách để sống cùng với nhau trong hòa bình, và do thế chuyển hóa khúc bi ca của vũ trụ còn đang dang dở trở thành bài thánh thi của tình Huynh đệ. Để đạt được điều này, con người phải phát triển một phương thức để chuyển hóa sự xung đột của loài người mà không dùng tới sự trả thù, công kích, và trả miếng. Nền tảng của phương thức đó là tình yêu thương. Con đường […]

Read more

Ukraine: Một Thắng lợi Bất bạo động

Peter Ackerman, Maciej Bartkowski, và Jack Duvall   Dân Ukraine không dùng những danh từ đao to búa lớn hay các hành động bạo lực để lật đổ nhà lãnh tụ chuyên chế và các tay sai của ông ta. Chống đối dân sự đã phá tan sự chính danh của một chính quyền áp bức và tham nhũng. Phong trào bất bạo động đã làm tan biến sự ủng hộ của dân chúng và lòng trung thành của phe hỗ trợ Victor Yanukovych. Ngày 25 tháng 2 hãng thông tấn Reuters News loan tin một thanh niên 25 tuổi, đã từng học quân sự tại trung tâm huấn luyện sinh viên sĩ quan, được coi như là người khiến cho Victor Yanukovych phải bỏ chạy. Thanh niên đó đã phát biểu trong một cuộc mít-tinh tại Kyiv, đả kích các nhà chính trị Ukraine đã toa rập “với tên sát nhân” khi họ thỏa hiệp với Yanukovych vào ngày hôm đó, thanh niên này đã đòi “ngày mai vào 10 giờ sáng Yanukovych phải ra đi” — có người cho rằng đó là một lời đe dọa sẽ sát hại. Như thường lệ, giới truyền thông đua nhau đăng tải hình ảnh các rào chắn và các lốp xe hơi bị đốt cháy. Bạo động thường được các giới truyền thông thích phổ biến, tuy nhiên điều này đã không xảy ra suốt trong thời gian 88 ngày của cuộc đấu tranh đưa Ukraine trở lại con đường dân chủ thực sự. Từ khi bắt đầu có các cuộc biểu tình tại Kyiv vào ngày 24 tháng 11 năm 2013 cho tới ngày Victor Yanukovych bỏ chạy khỏi thủ đô ngày 21 tháng 2 năm 2014, dân Ukraine đã liên tục dùng một loạt các chiến thuật bất bạo động khiến cho chính quyền phải khuất phục. Maidan Ba ngày sau ngày 21 tháng 11, khi chính quyền loan báo đã ngưng tiến hành một hiệp ước gia nhập Cộng đồng Âu châu, sự kiện này đã gây ra phản ứng phẫn nộ trong dân chúng: 100,000 người Ukraine đã cầm cờ Âu châu biểu tình tuần hành khắp trong thành phố, và một cuộc mít tinh của quần chúng đã chiếm đóng quảng trường Maidan ngay tại trung tâm thành phố. Cuộc biểu tình, mệnh danh là “Maidan,” đã liên tiếp diễn ra với sự tham dự của hàng ngàn người thường xuyên cắm lều tại quảng trường và sau đó hàng trăm ngàn người, kẻ đứng người ngồi, đã tham gia vào những cuộc biểu tình lớn vào cuối tuần. Trong ba tháng phản kháng, người dân Ukraine đã thực sự cố ý tạo ra một cộng đồng chính trị tự quản ngay tại quảng trường trong mùa đông lạnh lẽo. Trường đại học ngoài trời tại Maidan đã cung cấp hàng trăm cuộc thuyết trình và diễn đàn thảo luận suốt trong thời gian chiếm giữ quảng trường để trao đổi thông tin và huấn luyện quần chúng. Các luật sư đã phát động chương trình “Euromaidan SOS” để trợ giúp về pháp luật và tài chánh cho […]

Read more

Quyển VII

Chương 1 Những ai muốn tìm hiểu mô hình chính quyền nào là mô hình tốt đẹp nhất, trước hết, phải xác định xem một cuộc đời đáng sống nhất là một đời sống như thế nào. Khi ta còn chưa biết chắc về điều này, thì ta cũng không biết chắc được cái mô hình chính quyền nào là tốt đẹp nhất. [Tuy nhiên,] trong trật tự của thiên nhiên, ta có thể đoán được những người sống một đời sống tốt đẹp là những người được sống trong một chính thể tốt đẹp nhất mà hoàn cảnh cho phép. Do đó, trước hết, ta nên xác định thế nào là một cuộc đời đáng sống, và xét xem một đời sống như vậy có phải là một đời sống tốt đẹp nhất cho cả cá nhân và chế độ hay không? Trong những phần thảo luận bên ngoài Học Viện, ta đã bàn về những yếu tố tạo nên một đời sống tốt đẹp nhất; ở đây chỉ xin nhắc lại sơ lược. Chắc chắn ai cũng đồng ý rằng, để có một đời sống tốt đẹp, con người cần có ba “cái tốt” – vật chất, thể chất, và tinh thần. Chắc chắn rằng, chẳng ai có thể nói mình là người hạnh phúc mà lại nhút nhát đến nỗi sợ cả một con bọ bay qua, hay thiếu tiết độ và khôn ngoan mà phạm vào tội ác chỉ để thỏa mãn lòng ham mê ăn uống, hay hy sinh cả người bạn thân thiết vì những lợi ích cỏn con, hay có một thể chất và tâm tính yếu nhược như một đứa bé. Hầu như ai cũng công nhận những điều này, nhưng con người khác nhau về mức độ hoặc xếp những giá trị này có cao có thấp. Có người nghĩ rằng, chỉ cần một phần đạo đức vừa phải thôi là đủ rồi mà chẳng đếm xỉa gì đến việc giới hạn lòng ham muốn của cải, tài sản, danh vọng, quyền lực, vân vân. Đối với những người này, ta chỉ cần đưa ra những sự thật mà ai cũng công nhận; đó là, người ta không có đức hạnh hay không giữ được đức hạnh bằng vật chất bên ngoài, nhưng có được vật chất bên ngoài là nhờ vào đức hạnh. Còn những người có hạnh phúc, không kể hạnh phúc về thể xác hay tinh thần, thường là những người đã dày công tu dưỡng đức tính, tâm trí, và chỉ có một số vật chất bên ngoài vừa đủ, chứ không phải là những người có thừa mứa vật chất bên ngoài, nhưng lại nghèo nàn về đức tính. Nhận xét này không những chỉ là kết quả của kinh nghiệm, mà nếu nghĩ cho kỹ, sẽ thấy rất phù hợp với luận lý. Ta thấy rõ tất cả vật chất bên ngoài đều có giới hạn, và cũng như mọi dụng cụ, hoặc những thứ gì hữu dụng cho con người, thì khi có nhiều quá những thứ này sẽ làm hại con người, hoặc […]

Read more

Quyển V

Chương 1 Chúng ta đã luận qua bốn đề mục trong các chương vừa qua. Đề mục kế tiếp là về những nguyên nhân gây ra cách mạng, có bao nhiêu loại, và bản chất của những cuộc cách mạng này. [Ngoài ra,] còn phải xét xem loại chế độ nào thì dễ thoái hóa sang loại nào nhất, và những phương thức bảo tồn các chế độ nói chung và từng loại chế độ nói riêng, và cách thức nào sẽ là cách thức tốt nhất để bảo tồn chế độ. Đầu tiên ta phải giả thiết rằng trong những mô hình chính quyền đã được thiết lập đều có khát vọng công lý và bình đẳng, dù người ta vẫn chưa đạt được khát vọng này như tôi đã giải thích trước đây. Thí dụ như chế độ dân chủ được xây dựng trên khái niệm là những ai bình đẳng trên bất kỳ một phương diện nào thì cũng bình đẳng trên mọi phương diện: bởi vì mọi người đều có tự do như nhau, nên mọi người phải được tuyệt đối bình đẳng. Chế độ quả đầu dựa trên khái niệm là những ai không bình đẳng về một phương diện nào, thì cũng nhất thiết không bình đẳng trên mọi phương diện, thí dụ như sự bất bình đẳng về tài sản dẫn tới sự bất bình đẳng tuyệt đối. Những người dân chủ nghĩ rằng vì họ bình đẳng cho nên họ phải được bình đẳng trên mọi phương diện; còn những người theo quả đầu lại đòi hỏi hơn nữa cho rằng họ không bình đẳng với những người khác. Cả hai mô hình chính quyền này đều cho rằng chế độ của họ có một nền tảng công lý, nhưng nếu xét trên tiêu chuẩn tuyệt đối thì cả hai đều còn khiếm khuyết, và như vậy cả hai phe, khi mà không được tham gia vào chính sự theo như định kiến của họ, sẽ nổi loạn. Những người tài năng kiệt xuất là những người có lý lẽ vững chắc nhất để nổi loạn (vì chỉ có họ mới thực sự là không bình đẳng với người khác), nhưng những người này lại ít có khuynh hướng nổi loạn nhất. Còn có một loại ưu việt khác do những người cho rằng họ hơn người là vì xuất thân từ danh gia vọng tộc. Như thế, đây chính là cội nguồn của cách mạng, đưa đến hai loại thay đổi chế độ. Loại thứ nhất nhằm thay đổi hiến pháp, tức là thay đổi cơ cấu hiện hữu sang cơ cấu khác, như từ dân chủ sang quả đầu hay từ hai loại này sang chính thể theo hiến pháp hoặc quý tộc hay ngược lại. Loại thứ hai không nhằm thay đổi hiến pháp mà chỉ nhằm nắm những cơ quan chính quyền. Thêm vào đó phe cách mạng trong trường hợp này có thể gia giảm tính chất của chế độ, thí dụ chế độ dân chủ trở nên dân chủ hơn hay kém dân chủ hơn sau […]

Read more

Một thế giới mới của quyền lực

 Jack Duvall Jack Duvall, một nhà lãnh đạo xã hội dân sự có tầm vóc quốc tế, có trụ sở tại Washington D.C, hiện nay là Cố vấn Cao cấp và Giám đốc Sáng lập của tổ chức Trung tâm Quốc tế về Xung đột Bất bạo động, một tổ chức giáo dục tư nhân, phi lợi nhuận. Ông tự nhận mình là một người dân chủ cấp tiến chống lại mọi hình thức đàn áp con người. Trong dịp phát động mối quan hệ đối tác mới về sự Phản kháng Dân sự, ông đã chọn chủ đề cho bài xã luận trong tuần này là “Một Thế giới của sự Phản kháng Dân sự.” Ông viết như sau:  “Sự phản kháng dân sự” không phải chỉ có những sự phản đối, biểu tình tuần hành và bất tuân sân sự. Những chiến thuật này chỉ là những chiến thuật trong hàng trăm những chiến thuật tạo thành một cái kho tồn trữ những chiến lược chính trị độc lập để giúp cho người dân của bất kỳ nước nào hoạch định, sao cho cùng với nhau, họ có thể hoạt động để giành chiến thắng cho những quyền của họ, để đạt được công lý, chấm dứt nạn tham nhũng và những sự lạm dụng quyền hành khác, và thiết lập hay cải cách dân chủ. Sự thất bại của nhiều chính quyền trong việc việc thi hành những quyền căn bản và tôn trọng những lời hứa của kẻ cầm quyền đã khiến người dân, trên khắp thế giới, phải đòi hỏi bằng những phương tiện khác qua đó không những họ có thể đòi hỏi, mà còn có thể thúc đẩy những thay đổi họ mong muốn. Chào mừng các bạn đến với nơi lưu trữ đầu tiên trực tuyến một tập hợp sống gồm những bài viết và tham luận về sự phán kháng dân sự mà mọi người ở mọi nơi đều có thể truy cập. Tôi và những bạn đồng sự được tổ chức openDemocracy mời thiết lập phần này trên website của họ, để làm một diễn đàn trao đổi tư tưởng, thào luận và học hỏi về phản kháng dân sự, và chúng tôi rất vui khi làm việc này. Chúng tôi tin rằng phản kháng dân sự là chứng cớ hiện tại rõ rệt nhất của sự nổi lên mới mẻ của cơ quan xã hội-chính trị đang được thành hình song song với những cơ chế của quyền lực nhà nước: bầu cử chính trị, thảo luận nghị trường và cả những hành động của hành pháp, như một phương tiện qua đó người dân có thể tổ chức và đòi hỏi phải giải quyết những khiếu kiện của họ hầu đạt được những phúc lợi công của xã hội. Sự thất bại liên tục hay theo từng chu kỳ của những chính quyền—dù họ có ủng hộ những lý tưởng xứng đáng hay không—khi không thi hành những quyền căn bản và tôn trọng những lời hứa hẹn của kẻ cầm quyền, của những chính quyền trên cả […]

Read more

Có Gan Làm Giàu

William Brody LGT. Bài diễn văn của Giáo sư Bill Brody, Viện trưởng Viện Đại học Johns Hopkins, tại một buổi họp của Hội Metropolitan tại thành phố New York. Trong bài nói chuyện này GS Brody đã nêu lên những yếu tố và nguyên nhân đưa đến sự suy thoái của nước Mỹ. Đây là những lời cảnh báo không những chỉ cho nước Mỹ, mà còn là bài học cho những nước đang phát triển, mà Việt Nam là một trong những nước này, để thấy và biết những gì cần tránh, cũng như những gì cần phát huy trong một thế giới đa cực và toàn cầu ngày nay.   Buổi trưa, ngày thứ Hai, 25 tháng 4, 2005 Tại phòng ăn của Hội Metropolitan, thành phố New York Vào giữa thập niên 1960, khi cuộc chiến VN lên cao điểm, quân đội Mỹ phải đương đầu với một khó khăn lớn lao. Đó là những khu rừng dày đặc tại VN mà dù chúng ta có xe tăng, tàu bò tối tân cũng không vượt qua được những khu rừng này. Thành ra một số nhà khoa học của chúng ta nảy ra một sáng kiến. Họ nói là quân đội của ta cần một đàn voi rô-bô bằng máy để càn vào những khu rừng này. Rồi thì họ sử dụng những đồng tiền thuế mà chúng ta kiếm được rất vất vả để nghiên cứu và chế tạo những con voi máy. Cùng lúc đó, đối đầu với mối đe dọa từ cuộc Chiến tranh Lạnh, một nhóm những nhà nghiên cứu khác dùng tiền của Liên Bang để nghiên cứu về thần giao cách cảm và vận dụng năng lượng tâm ý để điều khiển vật chất từ xa, và để xem ta có thể đọc được ý tưởng của những nhà lãnh đạo Xô-viết xem họ có ý định “tiên hạ thủ vi cường” phóng hỏa tiễn đánh ta trước hay không. Đó là những câu chuyện có thật. Và dù rằng nghe nó có vẻ khôi hài, buổi trưa hôm nay tôi sẽ không nói với quý vị về lịch sử của những ý tưởng có vẻ điên rồ và sự phí phạm tiền thuế của quý vị cũng như của tôi. Nhưng ngược lại, tôi muốn trình bày với quý vị rằng những nhà khoa học đó, những người cố tìm cách đọc tâm ý người khác hay làm ra những con voi máy, thực ra họ chính là những anh hùng vô danh của nước Mỹ–một loại anh hùng mà chúng ta ngày nay còn cần có nhiều hơn. Tôi rất vui vì được hội Metropolitan mời làm diễn giả cho một trong những buổi nói chuyện trong bữa ăn trưa. Đây là một dịp tốt cho tôi được thưa chuyện với những nhà lãnh đạo ngay tại thủ đô văn hóa và chính trị của nước Mỹ. Một lần nữa xin cám ơn ông Chủ tịch Charles đã có lời giới thiệu rất nồng nhiệt. Như Charles đã nhắc lúc nãy, trong chín năm qua tôi là người […]

Read more

Sự Quan trọng của Giáo dục Cơ bản

Amartya Sen[1]   Diễn văn của Amartya Sen tại Hội nghị về Giáo dục của các Quốc gia trong khối Liên Hiệp Anh tại Edinburgh Tôi rất hân hạnh có dịp được nói chuyện trong buổi họp ngày hôm nay tại hội nghị về giáo dục của các quốc gia trong khối Liên Hiệp Anh. Tôi cũng rất vui mừng quý vị đã chọn Edinburgh là địa điểm cho buổi hội nghị quan trọng này. Tôi rất lấy làm tự hào đã có  mối quan hệ cá nhân  đối với Edingburg, vì được là cựu môn sinh của hai trường đại học ở đây, tức là đại học Edinburg University và đại học Heriot-Watt University (dù mối quan hệ đó chỉ có tính cách danh dự nhưng nó cũng khiến cho tôi thấy mình thật sự đã là môn sinh tại đây), và cũng vì tôi là hội viên của Hội Hoàng gia tại Edinburg và cũng nhờ những các quan hệ khác đối với thành phố lớn lao này. Vì vậy tôi xin chào mừng quý vị tới thành phố đẹp đẽ này và đã đến với cộng đồng trí thức tuyệt vời của thành phố, mà tôi đã được vinh dự là một hội viên du mục, và cũng có thể gọi là một học sĩ lang thang.  Nhưng  với lời chào mừng đó, tôi cũng phải nói thêm rằng không có chỗ nào thích hợp hơn để thảo luận về vấn đề “thu hẹp hố cách biệt về giáo dục” ngay tại thành phố của Adam Smith và David Hume,[2] là hai nhân vật đã từng chủ trương mạnh nhất và sớm nhất về giáo dục cho quần chúng. Tại sao lại rất quan trọng là phải thu hẹp sự cách biệt về giáo dục, và xoá bỏ sự chênh lệch lớn lao giữa khả năng tiếp cận giáo dục, khả năng gia nhập vào hệ thống giáo dục và giữa các thành quả về giáo dục ? Trong những lý do khác nhau, có một lý do quan trọng nhất đó là điều này rất quan trọng để tạo ra một thế giới an toàn hơn và công bằng hơn. HG Wells, trong tác phẩm Sơ lược về Lịch sử của ông, đã không nói quá khi ông nói rằng: “Lịch sử của nhân loại càng ngày càng trở nên một cuộc chạy đua giữa giáo dục và tai biến.”  Nếu chúng ta tiếp tục để một phần lớn của dân chúng ở trên thế giới ra ngoài quỹ đạo của giáo dục, thì chúng ta đã khiến cho thế giới trở thành không những thiếu công bằng, mà lại còn thiếu an toàn nữa. Sự bất ổn trên thế giới hiện nay còn lớn hơn cả những sự bất ổn đầu thế kỷ thứ 20 là thời đại của H.G. Wells. Thực vậy, từ khi có những biến cố kinh hoàng ngày 11 tháng 9 năm 2001 – và những biến cố sau đó – thế giới đã trở nên hoàn toàn quan tâm tới những vấn đề bất an về vật chất. Nhưng sự […]

Read more