fbpx

Kinh Doanh - Kinh Tế - Chính Trị

Cái ác đang trỗi dậy, nhưng tuyệt vọng không phải là một lựa chọn

Hầu như mọi biểu hiện của cái ác đều liên quan đến mong muốn thống trị và kiểm soát

Lawrence W. Reed

Đối với nhiều người, thế giới dường như ngày càng trở nên ít ý nghĩa hơn mỗi ngày qua đi. Những giá trị mà chúng ta từng trân trọng và gắn kết xã hội dân sự với nhau phải đối mặt với sự tấn công hàng ngày. Ngày nay, những điều xúc phạm thường được nói và làm theo những cách nhằm mục đích đốt cháy và gây chia rẽ. Tự do mà chúng ta được hưởng, được coi là đương nhiên—các quyền tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí, tôn giáo—các quyền tự do đó đang bị tấn công không ngừng khi chính phủ xâm phạm và hủy bỏ nền tảng văn hóa.

“Orwellian” không còn chỉ là một tính từ bắt nguồn từ một tác phẩm phát hành hơn bảy thập niên trước; nó mô tả một số bước phát triển mới trong cuộc sống của chúng ta. Từ ngữ và Suy nghĩ từng được xem là trung lập hoặc có thể làm ta khó chịu nhưng chỉ là lời nói không đưa đến hành động, ngày nay được xem như là những tội ác. Bản thân lịch sử đang được viết lại để phục vụ chính trị. Những chế độ chuyên chế nhỏ đang biến thành những chế độ chuyên chế lớn hơn khi các chính phủ đóng một vai trò ngày càng xâm phạm hơn vào cuộc sống của công dân của họ. Có rất nhiều hành vi xấu đang diễn ra—và những kẻ thủ ác đó vẫn nhởn nhơ không bị trừng phạt. Từ nói dối đến cướp bóc, nó giống như một bệnh dịch.

Nói như vậy không được khoa học cho lắm, tôi công nhân như vậy. Steven Pinker, trong cuốn sách Những Thiên thần Tốt lành hơn trong Bản chất của Chúng ta: Tại sao Bạo lực Đã Suy giảm (The Better Angels of Our Nature: Why Violence Has Declined), xuất bản năm 2011, đã lập luận mang tính thuyết phục rằng nhân loại ngày nay thực sự nhân đạo hơn bao giờ hết. Có thống kê về các vụ giết người và trộm cắp đang giảm, và Pinker đã cung cấp hàng tá thống kê thuộc loại này, nhưng làm thế nào để đo lường được những lời nói dối trơ trẽn, bịt miệng kẻ khác bằng đe dọa, việc “triệt tiêu” các ý kiến ​​bất đồng, ” và những thứ tương tự? Dữ liệu về sự căm ghét, ác ý, vô cảm và bất lịch sự ở đâu? Tôi lo lắng rằng có điều gì đó không ổn giữa những tin tốt mà Pinker chia sẻ.

Chúng ta đang chứng kiến ​​sự sụp đổ đáng báo động của sự gắn kết xã hội được thúc đẩy, như thể nó đã được lên kế hoạch một cách có ý thức, bởi một thứ gì đó lớn hơn và đáng sợ hơn chứ không chỉ đơn giản là sự sa sút về tiêu chuẩn nhân cách. Rabbi Gershon Winkler của Walking Stick Foundation ở Colorado viết,

Ngày nay, cái ác tuyệt đối phát triển dưới những vỏ bọc thông minh: ví dụ, các phiên bản bóp méo của bình đẳng xã hội, hoặc sự phổ biến chính thức của những lời nói dối trắng trợn và những hậu quả tốn kém của chúng đối với sự thịnh vượng về kinh tế và thể chất của toàn bộ cộng đồng. Cái ác theo dạng này là cái ác tồi tệ nhất, vì bằng những lời ngụy biện được ngụy trang dưới sự quan tâm và lòng trắc ẩn nhân đạo. Ngay cả con rắn trong Vườn Địa Đàng cũng không thể sánh được với cái ác trùm lên con mắt của cả một dân tộc và để họ trượt dài trong sự ngây thơ thụ động. Sự thiếu trung thực và lừa dối có thời giờ [để tác hại và một lần nữa gây ra sự sụp đổ của các

“Cái ác” là một thuật ngữ rất “cơ bắp.” Nó mang tính miệt thị mạnh mẽ. Tôi không biết cách nào để mô tả cái điều xấu hơn cái ác, vì thế tôi sẽ dùng nó như một từ đồng nghĩa với “tồi tệ hết cỡ.” Nó có bề ngoài như những loại thuốc ít độc hại,[1] như sự xem thường sự thật bằng những lời nói dối vô hại (white lies); những lời dối trá này dẫn đến những lời dối trá lớn hơn, mở cửa cho những tội ác kinh tởm hơn.

Hơn nữa, tôi không sử dụng thuật ngữ này một cách hời hợt để đại diện cho các hành động hoặc kết quả do các lực lượng vô tri vô giác gây ra—ví dụ: “Sự tàn phá xấu xa của cơn bão đã tàn phá thị trấn.”

Cái ác không thể tách rời khỏi đạo đức và các tác nhân đạo đức. Một cơn bão không phải là một tác nhân đạo đức. Chỉ có mỗi con người là như vậy, và do đó cả những lựa chọn và hành động có ý thức của họ đều có thể được đánh giá bằng quy tắc đạo đức hoặc luật pháp.

Câu hỏi hợp lý nhất tiếp theo là, “Quy tắc đạo đức phổ quát, có thể chống lại các sự tấn công và khả thi đến từ đâu?” Quan điểm Do Thái-Kitô giáo lập luận rằng nguồn gốc của nó là Đấng Tạo Hóa và các quy tắc đạo đức của Ngài được ghi rõ trong Mười Điều Răn. Một quan điểm thế tục cho rằng một quy tắc đạo đức có thể được suy ra từ bản chất của con người (đặc biệt là cá tính độc nhất và thuộc chủ quyền của mỗi người), ngoài bất kỳ điều gì siêu nhiên.

Người ta có thể lập luận rằng cũng có những quan điểm khác, bắt nguồn từ các triết lý và tôn giáo khác nhau. Vì lợi ích của sự trình bày đầy đủ, độc giả nên biết rằng cá nhân tôi ủng hộ cả hai quan điểm mà tôi đề cập ở trên. Đối với tôi, chúng tương thích, đầy đủ và thuyết phục.

Nói cách khác, tôi cảm thấy thoải mái khi cho rằng nói dối, trộm cắp, gây thương tích, bắt làm nô lệ và giết người là sai trái về mặt đạo đức vì chúng đồng thời vi phạm luật pháp của Chúa và bản chất con người (đặc biệt là các quyền của con người). Tiền đề này không phải là điểm chính của tiểu luận này, nhưng nếu độc giả quan tâm muốn làm như vậy, họ có thể khám phá

Có một ranh giới rõ ràng giữa “xấu” và “ác”? Một câu hỏi hay, nhưng một câu trả lời hay thì nằm ngoài chuyên môn của tôi. Tuy nhiên, tôi sẽ mạo muội nêu điều này: Có một mối liên hệ không thể tách rời giữa cái ác và quyền lực.

Mọi biểu hiện của “cái ác” đều liên quan đến mong muốn thống trị và kiểm soát, buộc một cá nhân khác phải khuất phục trước ý chí của mình. Cái ác thường bắt đầu từ những việc nhỏ và lôi kéo các nạn nhân của nó từng chút một. Sự lừa dối về nơi nó thực sự hướng tới chỉ làm tăng thêm cái ác. Eric Hoffer, nhà triết học làm nghề bốc vác ở bến tàu, đã nhận xét một cách sâu sắc rằng: “Chính bởi lời hứa về cảm giác quyền lực mà cái ác thường thu hút những kẻ yếu.”

Đôi khi cái ác thể hiện trong một hành động khủng khiếp đến mức không ai có thể bào chữa cho nó, chẳng hạn như một vụ nổ súng [giết học sinh] ở trường học. Sau đó, cái ác ra tay để khiến mọi người bỏ qua nguyên nhân thực sự và ủng hộ các giải pháp giả tạo, chẳng hạn như tước vũ khí của những người vô tội. Đồng minh của cái ác bao gồm nỗi sợ hãi, sự suy sụp, hỗn loạn, không khoan dung, lừa dối và đố kỵ. Điều mà Vermont Royster của tờ Wall Street Journal từng gọi là “sự phổ biến của cái ác” đối với tôi dường như quá rõ ràng đến nỗi tôi muốn viết hoa từ này. Điều đó có thể xúc phạm một số người không tin điều đó Chúa hoặc Quỷ tồn tại như những thực thể có thật. Bạn, người đọc, là người quyết định

Trong một bài viết vào tháng 5 năm 2023 trên website của HackSpirit.com, Lachlan Brown đã xác định những đặc điểm của những kẻ ác. Họ thích thú trước sự bất hạnh của người khác. Họ bắt nạt và thao túng. Họ bịa đặt và phổ biến tin bịa đạt, che giấu con người thật của mình và “để lại cho bạn cảm giác kỳ lạ khi bạn ở gần họ.” Chúng ác độc với cả động vật và con người. Chúng không tỏ ra hối hận. Chúng trốn tránh trách nhiệm về hành động của mình.

Chúng cũng khao khát quyền lực và khi có được nó, nó trở thành phương tiện để chúng thể chế hóa những điều khủng khiếp.

Một kẻ ác tin rằng mục đích của mình biện minh cho mọi phương tiện. Y phân chia thế giới giữa kẻ phạm tội và kẻ bị xúc phạm và rêu rao mình như một vị cứu tinh. Y trộm cắp, gây thương tích, ác ý, lừa dối, phá hoại hoặc thậm chí giết bất cứ thứ gì cản đường. Y buộc tội những người vô tội về chính những tội ác mà y gây ra, y bóp méo ngôn ngữ để gây nhầm lẫn hơn là soi sáng.

Kẻ thù truyền kiếp của cái ác là sự thật. Cái ác cực kỳ phản động và cay độc. Nó gây chiến với bản chất con người vì nó coi con người không phải là những cá nhân độc nhất và quý giá (được ban cho các quyền) mà là những con tốt, bị lừa và là công cụ. Cái ác luôn là kẻ thù của tự do cá nhân và là đồng minh của chủ nghĩa xã hội tập thể và những quyết định bốc đồng độc

Cái ác đang được thả lỏng. Những ràng buộc mà xã hội văn minh trói buộc nó dường như đang tan biến. Đừng nản lòng trước thực tế này, vì một tinh thần chủ bại sẽ tước vũ khí của bạn, và đó chính xác là điều mà cái ác muốn. Điều cuối cùng mà cái ác mong muốn là một công dân có hiểu biết sẵn sàng phản kháng. Sự chiến thắng của cái ác không phải là tất yếu—trừ khi người tốt bỏ cuộc.

Cái ác không phải là điều tưởng tượng. Nó là có thật. Dù bạn tin nó đến từ đâu, đừng phục tùng nó. Ít nhất, chúng ta phải đương đầu với nó bằng sự cống hiến không ngừng cho sự thật, bằng đức tính cá nhân vững chắc và bằng những ý tưởng tốt.

Hãy nhớ sự khôn ngoan của Edmund Burke:[2] “Khi những kẻ xấu kết hợp với nhau, những người tốt phải kết hợp với nhau; nếu không, từng người một sẽ gục ngã, một sự hy sinh không được thương xót trong một cuộc đấu tranh đáng khinh.”

Nông Duy Trường chuyển ngữ

© Học Viện Công Dân, August 2023

Tác giả: Lawrence W. Reed là cựu chủ tịch của FEE (Foundation for Economic Education). Hiện nay ông là thành viên cao cấp và Đại sứ Toàn cầu về Tự do cho Tổ chức Ron Manners. Các sách đã xuất bản gồm có: Was Jesus a Socialist? Real Heroes: Incredible True Stories of Courage, Character, and Conviction và Excuse Me, Professor: Challenging the Myths of Progressivism. .

Nguồn: https://fee.org/articles/evil-is-rising-but-despair-is-not-an-option/?utm_source=email&utm_medium=email&utm_campaign=2020_FEEWeekly

[1] Thuốc ít độc hại (gateway drugs) là những dược phẩm như rượu, nicotine trong thuốc lá, v.v…Từ những loại này người dùng sẽ từ từ dùng đến những loại mạnh hơn.

[2] Edmund Burke (1729-1797) là một triết gia, kinh tế gia và chính trị gia nổi tiếng người Anh gốc Ái nhĩ lan.