fbpx

Search Results for: Luận cương 11

Có Gan Làm Giàu

William Brody LGT. Bài diễn văn của Giáo sư Bill Brody, Viện trưởng Viện Đại học Johns Hopkins, tại một buổi họp của Hội Metropolitan tại thành phố New York. Trong bài nói chuyện này GS Brody đã nêu lên những yếu tố và nguyên nhân đưa đến sự suy thoái của nước Mỹ. Đây là những lời cảnh báo không những chỉ cho nước Mỹ, mà còn là bài học cho những nước đang phát triển, mà Việt Nam là một trong những nước này, để thấy và biết những gì cần tránh, cũng như những gì cần phát huy trong một thế giới đa cực và toàn cầu ngày nay.   Buổi trưa, ngày thứ Hai, 25 tháng 4, 2005 Tại phòng ăn của Hội Metropolitan, thành phố New York Vào giữa thập niên 1960, khi cuộc chiến VN lên cao điểm, quân đội Mỹ phải đương đầu với một khó khăn lớn lao. Đó là những khu rừng dày đặc tại VN mà dù chúng ta có xe tăng, tàu bò tối tân cũng không vượt qua được những khu rừng này. Thành ra một số nhà khoa học của chúng ta nảy ra một sáng kiến. Họ nói là quân đội của ta cần một đàn voi rô-bô bằng máy để càn vào những khu rừng này. Rồi thì họ sử dụng những đồng tiền thuế mà chúng ta kiếm được rất vất vả để nghiên cứu và chế tạo những con voi máy. Cùng lúc đó, đối đầu với mối đe dọa từ cuộc Chiến tranh Lạnh, một nhóm những nhà nghiên cứu khác dùng tiền của Liên Bang để nghiên cứu về thần giao cách cảm và vận dụng năng lượng tâm ý để điều khiển vật chất từ xa, và để xem ta có thể đọc được ý tưởng của những nhà lãnh đạo Xô-viết xem họ có ý định “tiên hạ thủ vi cường” phóng hỏa tiễn đánh ta trước hay không. Đó là những câu chuyện có thật. Và dù rằng nghe nó có vẻ khôi hài, buổi trưa hôm nay tôi sẽ không nói với quý vị về lịch sử của những ý tưởng có vẻ điên rồ và sự phí phạm tiền thuế của quý vị cũng như của tôi. Nhưng ngược lại, tôi muốn trình bày với quý vị rằng những nhà khoa học đó, những người cố tìm cách đọc tâm ý người khác hay làm ra những con voi máy, thực ra họ chính là những anh hùng vô danh của nước Mỹ–một loại anh hùng mà chúng ta ngày nay còn cần có nhiều hơn. Tôi rất vui vì được hội Metropolitan mời làm diễn giả cho một trong những buổi nói chuyện trong bữa ăn trưa. Đây là một dịp tốt cho tôi được thưa chuyện với những nhà lãnh đạo ngay tại thủ đô văn hóa và chính trị của nước Mỹ. Một lần nữa xin cám ơn ông Chủ tịch Charles đã có lời giới thiệu rất nồng nhiệt. Như Charles đã nhắc lúc nãy, trong chín năm qua tôi là người […]

Read more

Sự Quan trọng của Giáo dục Cơ bản

Amartya Sen[1]   Diễn văn của Amartya Sen tại Hội nghị về Giáo dục của các Quốc gia trong khối Liên Hiệp Anh tại Edinburgh Tôi rất hân hạnh có dịp được nói chuyện trong buổi họp ngày hôm nay tại hội nghị về giáo dục của các quốc gia trong khối Liên Hiệp Anh. Tôi cũng rất vui mừng quý vị đã chọn Edinburgh là địa điểm cho buổi hội nghị quan trọng này. Tôi rất lấy làm tự hào đã có  mối quan hệ cá nhân  đối với Edingburg, vì được là cựu môn sinh của hai trường đại học ở đây, tức là đại học Edinburg University và đại học Heriot-Watt University (dù mối quan hệ đó chỉ có tính cách danh dự nhưng nó cũng khiến cho tôi thấy mình thật sự đã là môn sinh tại đây), và cũng vì tôi là hội viên của Hội Hoàng gia tại Edinburg và cũng nhờ những các quan hệ khác đối với thành phố lớn lao này. Vì vậy tôi xin chào mừng quý vị tới thành phố đẹp đẽ này và đã đến với cộng đồng trí thức tuyệt vời của thành phố, mà tôi đã được vinh dự là một hội viên du mục, và cũng có thể gọi là một học sĩ lang thang.  Nhưng  với lời chào mừng đó, tôi cũng phải nói thêm rằng không có chỗ nào thích hợp hơn để thảo luận về vấn đề “thu hẹp hố cách biệt về giáo dục” ngay tại thành phố của Adam Smith và David Hume,[2] là hai nhân vật đã từng chủ trương mạnh nhất và sớm nhất về giáo dục cho quần chúng. Tại sao lại rất quan trọng là phải thu hẹp sự cách biệt về giáo dục, và xoá bỏ sự chênh lệch lớn lao giữa khả năng tiếp cận giáo dục, khả năng gia nhập vào hệ thống giáo dục và giữa các thành quả về giáo dục ? Trong những lý do khác nhau, có một lý do quan trọng nhất đó là điều này rất quan trọng để tạo ra một thế giới an toàn hơn và công bằng hơn. HG Wells, trong tác phẩm Sơ lược về Lịch sử của ông, đã không nói quá khi ông nói rằng: “Lịch sử của nhân loại càng ngày càng trở nên một cuộc chạy đua giữa giáo dục và tai biến.”  Nếu chúng ta tiếp tục để một phần lớn của dân chúng ở trên thế giới ra ngoài quỹ đạo của giáo dục, thì chúng ta đã khiến cho thế giới trở thành không những thiếu công bằng, mà lại còn thiếu an toàn nữa. Sự bất ổn trên thế giới hiện nay còn lớn hơn cả những sự bất ổn đầu thế kỷ thứ 20 là thời đại của H.G. Wells. Thực vậy, từ khi có những biến cố kinh hoàng ngày 11 tháng 9 năm 2001 – và những biến cố sau đó – thế giới đã trở nên hoàn toàn quan tâm tới những vấn đề bất an về vật chất. Nhưng sự […]

Read more

Phương pháp Sư phạm cho Người Lớn

ANDRAGOGY I. Mở đầu Education là một từ có gốc từ tiếng La-tinh “educare” và “educere.” Educare có nghĩa là nuôi dưỡng, uốn nắn, còn educere là hướng dẫn và phát triển những khả năng bẩm sinh. Hai từ này ghép lại và được Hán hóa thành “giáo dục.” Vậy thì giáo dục gồm có hai phần, phần dạy (giáo) về tâm trí, và phần dưỡng (dục) tức là rèn luyện về nhân cách. Pedagogy là một từ có gốc từ tiếng Hy-lạp, với ngữ căn pais, hay paidos, có nghĩa là sự giáo dục một đứa trẻ (ngữ căn này được dùng trong pedagogy,tức là khoa sư phạm, và pediatrics, tức là ngành nhi khoa). Chuyển  sang Việt ngữ, ta có từ sư phạm là một ngành học nhằm đào tạo thầy cô giáo về cách dạy học cho trẻ em (ngành học này có các  cấp như  trường cao đẳng sự phạm và đại học sư phạm) từ mẫu giáo cho tới trung học. Hiểu theo nghĩa rộng, sư phạm là một khoa học về giảng dạy và lâu dần ta không còn phân biệt là mục tiêu chính của sư phạm là cách thức giảng dạy cho trẻ em. Trẻ em có những đặc điểm về tâm và thể lý khác với người lớn nên thầy cô phải nắm vững những phương pháp và  đặc tính tâm lý này để truyền đạt kiến thức cho hữu hiệu; những phương pháp sư phạm cho trẻ em gồm có cách thức dạy học truyền thống (thày đọc, trò chép, học thuộc lòng) hay, thí dụ như, phương pháp Montessori, một phương pháp dạy học qua đó học sinh được khuyến khích để phát triển khả năng nhận thức, tìm tòi kiến thức qua sự tự khám phá, và được tự do trong phạm vi giới hạn để làm những điều này. Phương pháp này được Maria Montessori đề xướng năm 1897 tại Ý dựa trên lý thuyết kiến thức do người học tự mình xây dựng qua kinh nghiệm (constructivism). Tiêu biểu cho khuynh hướng này là John Dewey, một nhà giáo dục hàng đầu của Mỹ. Một điểm ta cần lưu ý là trẻ em bị “bắt buộc” phải đi học, dù có muốn hay không, nên có rất nhiều trường hợp học sinh ngồi trong lớp nhưng tâm hồn để ở đâu đó bên ngoài lớp học. Với sự phát triển của công nghệ, những kiến thức con người đã thủ đắc được chóng trở thành lỗi thời, và để đáp ứng lại những đòi hỏi này, người lớn cũng cần phải tự học tập, hay được huấn luyện để nâng cao khả năng của mình trước những yêu cầu mới của công việc. Phương pháp giảng dạy cho người lớn không thể theo dạng thức truyền thống cổ điển mà phải được thay đổi để phù hợp với học viên (learner, chứ không còn là học sinh nữa) hầu có thể mang lại hiệu năng cao nhất cho người học. Phương pháp sư phạm dành cho người lớn được gọi là andragogy (đọc là AN-druh-goh-jee) gồm […]

Read more

Giáo dục Tự do (Liberal Education) Là Gì?

Bố mẹ: Con định theo học ngành gì? Con: Con sẽ theo học ngành Lịch sử Nghệ thuật.[1] Bố mẹ: Hả!!!…Học cái đó thì làm được cái gì hả con? Con: …   I. Giới thiệu Cổ Hy-lạp, cách đây hơn ba ngàn năm, không phải là một quốc gia theo ta hiểu như ngày nay, mà gồm có nhiều thành-quốc (city-state), như Athens, Sparta, v.v… Tại những thành-quốc này chỉ có nam giới, có đầy đủ tình trạng công dân hợp pháp mới có quyền tham chính và làm chủ tài sản. Phụ nữ, trẻ em, ngoại kiều, người lao động, và nô lệ là những thành phần khác trong xã hội chỉ được hưởng những quyền lợi rất giới hạn (Cartwright, 2013). Có ba giai cấp chính trong xã hội cổ Hy-lạp: (1) giai cấp trưởng giả “aristoi” gồm những người giàu, có tài sản và đất đai, và có thể tự trang bị cho mình vũ khí, áo giáp và ngựa để tham gia chiến sự (đây là mô hình quân đội nhân dân, do chính người dân tự trang bị cho mình); thành phần này nắm hết các chức vụ quan trọng của thành-quốc và đất đai của họ thuộc loại tốt và nằm trong thành nội; (2) giai cấp địa chủ là thành phần sở hữu ruộng đất, nhưng những thửa đất này nằm bên ngoài tường thành của thành-quốc và do đó không được bảo vệ khi có chiến tranh; giai cấp này được gọi là “periokoi;” (3) giai cấp công thương gồm những người thợ và nhà buôn, họ là thị dân tự do sinh sống trong thành phố; giai cấp này có nhiệm vụ phục vụ cho thành-quốc, và không được tham chính, vì thành phần trưởng giả và gia đình của họ (các quý tộc) nắm giữ chức vụ quan trọng, chỉ cho phép giai cấp địa chủ tiến lên giai cấp trên (Cartwright). Còn một thành phần nữa trong xã hội cổ Hy-lạp là thành phần nô lệ, gồm những tù binh bị bắt trong chiến tranh, được tha chết nhưng phải phục dịch cho kẻ chiến thắng. Thành phần nô lệ làm những công việc nặng nhọc mà những người tự do không “thèm” làm. Người Hy-lạp, theo Aristotle, rất cần có thời giờ thư nhàn (leisure) để được tự do lựa chọn những sinh hoạt hướng thượng đưa đến hạnh phúc (Archibald, 2008). Muốn có thời giờ thư nhàn, thì phải thuộc thành phần khá giả, không phải làm lụng vất vả; do đó, chỉ có giai cấp trung lưu trở lên mới có được điều kiện này. Người cổ Hy-lạp rất coi trọng giáo dục, họ quan niệm rằng chỉ có những công dân có học mới có thể tham gia một cách hữu hiệu vào hệ thống chính trị; cho nên trẻ con của họ được dạy học từ nhỏ, bắt đầu từ sáu hay bảy tuổi, nhưng chỉ con trai của công dân mới được đi học mà thôi, con gái có thể học ở nhà, chú trọng vào công, dung, ngôn, hạnh, và những […]

Read more

Vài Suy nghĩ về Tuyên ngôn Giáo dục của Nhóm Paideia

LGT: NHÓM PAIDEIA[1] là một tổ chức quy tụ những nhà giáo dục hàng đầu của Mỹ như những viện trưởng, khoa trưởng, của những đại học nổi tiếng của Mỹ như Columbia, Notre Dame, Harvard, hiệu trưởng trung học, và một số thành viên ban quản trị các “think tank”có tầm vóc như Carnegie Foundation, Aspen Institute, v.v… Nông Duy Trường Nhập đề Giáo dục phổ thông của Mỹ đang “có vấn đề,” vì là cường quốc số một trên thế giới, nhưng theo báo cáo năm 2012 của tổ chức Pearson,[2] một tổ chức chuyên nghiên cứu về giáo dục toàn cầu, thì học sinh phổ thông của Mỹ chỉ đứng hạng thứ 17 trong tổng số 34 nước phát triển (OECD-Organization for Economic Cooperation and Development). Sự suy thoái về phẩm chất giáo dục của học sinh Mỹ, tuy đáng lo ngại, nhưng nếu ta so sánh với kết quả của những năm trước như 2009, Mỹ đứng hạng 25 trên tổng số 34 nước về hai môn toán và khoa học, và năm 2006, chỉ có 6% là có trình độ ngang với các nước khác, thì kết quả này còn khá hơn một chút.[3] Những con số này cho thấy nước Mỹ đã và đang tiến hành những chương trình cải cách về giáo dục phổ thông. Những chương trình cải cách giáo dục phổ thông của Mỹ bắt đầu từ thập niên 1960 sang đến 1970. Học sinh tiểu học và trung học của Mỹ bị đưa ra làm thí nghiệm cho những kế hoạch cải cách không tưởng, phá bỏ mọi nguyên tắc cơ bản về giáo dục.[4] Cho đến thập niên 1980, một báo cáo mang tựa đề A Nation At Risk (ANAR) đã gióng lên tiếng chuông báo động về sự suy thoái của nền giáo dục phổ thông và đề nghị phải cải cách khẩn cấp. Một số những biện pháp đã được đề nghị, nhưng kết quả cũng khiêm nhượng như thành quả của học sinh Mỹ thu được qua những kỳ thi quốc tế. Còn Việt Nam của chúng ta thì sao? Theo Giáo sư Hoàng Tụy thì Việt Nam đã tiến hành cải cách giáo dục từ năm 1991, nhưng hệ thống giáo dục Việt Nam vẫn chưa được thực hiện nghiêm chỉnh. Ông đề nghị bốn đề xuất cải cách giáo dục. [5]Gần đây nhất (2012) là phát biểu của Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng giáo dục Việt Nam hiện đang mắc bốn “trọng bệnh.”[6] Ta cần nhớ là cải cách, tu bổ là công việc cần phải được thực hiện định kỳ, không những chỉ trong lãnh vực giáo dục mà còn ở trong mọi lãnh vực khác của xã hội. Lý do đơn giản là vì xã hội và kỹ thuật ngày nay đã tiến quá mau. Nếu không theo kịp với đà tiến này, một nước sẽ bị rơi vào tình trạng lạc hậu. Sau những thất bại của những chương trình cải tổ giáo dục, một số học giả của Mỹ đã phân tích và nhận ra những chương trình […]

Read more

Thị trường Tự do, Pháp trị, và Chủ nghĩa Tự do Cổ điển

RICHARD EBELING Lịch sử của sự tự do và sự thịnh vượng không thể tách rời khỏi sự thực hành của kinh doanh tự do và pháp trị [tinh thần thượng tôn pháp luật]. Cả hai đều là sản phẩm tinh thần của chủ nghĩa tự do cổ điển. Nhưng, trong thế giới ngày nay người ta rất thiếu sự hiểu biết một cách đúng đắn về kinh doanh tự do, pháp trị, và chủ nghĩa tự do. Trong lịch sử, chủ nghĩa tự do là triết lý chính trị của tự do cá nhân. Nó tuyên bố và khẳng định rằng cá nhân được tự do suy nghĩ, nói, và viết như anh ta muốn; tin tưởng và thờ phụng như anh ta muốn; và sống một cuộc sống yên bình như anh ta muốn. Một cách khác để nói điều này là trích dẫn từ định nghĩa của Lord Acton: “Sự tự do, theo tôi, là sự đảm bảo rằng mỗi người phải được bảo vệ khi làm điều mà anh ta tin rằng trách nhiệm của mình là chống lại ảnh hưởng của quyền lực và tập quán, và dư luận.” [1] Vì lý do này, ông tuyên bố rằng việc bảo vệ sự tự do “là kết quả chính trị cao nhất” [2] Bạn sẽ nhận thấy rằng Lord Acton đã không nói tự do là kết quả cao nhất, mà là kết quả chính trị cao nhất. Trong bối cảnh rộng lớn hơn của cuộc sống một người, tự do chính trị và kinh tế là phương tiện cho những kết quả khác. Những kết quả gì vậy? Ấy là những kết quả mang lại ý nghĩa và mục đích cho sự tạm cư của người đó trên trái đất này. Chủ nghĩa tự do không phủ nhận rằng có thể có hoặc có một chân lý tối hậu, hay một “điều đúng” về mặt đạo đức, hay một nhận thức đúng về “cái tốt” và “cái đẹp.” Điều mà chủ nghĩa tự do lập luận là ngay cả những người tốt nhất và thông thái nhất cũng chỉ là những con người hữu tử. Họ thiếu sự toàn tri, sự toàn hiện, và sự toàn năng của Thượng Đế. Con người hữu tử nhìn và hiểu thế giới trong biên giới của tri thức bất hoàn thiện của mình, từ viễn tượng của góc tồn tại hẹp của mình, và với sức mạnh thể chất và tinh thần hết sức giới hạn so với những gì mà Đấng Toàn Năng sở hữu. Kết quả là, vì không ai có thể tuyên bố rằng mình có được sự hiểu biết về con người và thế giới của con người như quyền của Thượng Đế, nên không ai có thể tuyên bố rằng mình có quyền từ chối bất kỳ ai khác được tự do làm theo lương tâm của mình trong việc tìm kiếm những câu trả lời cho những câu hỏi sâu xa và tối hậu. Những câu hỏi đó quan trọng đối với chính sự tồn tại của anh ta như một con […]

Read more

Hệ thống Ngân hàng Việt Nam: Bình mới, Rượu cũ

Chu Văn Nguyên Theo những báo cáo rộng rãi của các phương tiện truyền thông quốc tế, các thời báo chính sách, và các tổ chức Bretton Woods, như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được sự tiến bộ vượt bậc kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 với tầm ảnh hướng quốc tế. Điều kiện kinh tế chung đã được cải thiện và phân khu tài chính đã được chuyên sâu và đa dạng hóa trong giai đoạn này. Một dấu hiệu của sự cải thiện trong thị trường tài chính là lĩnh vực ngân hàng đã được chuyển đổi từ chế độ ngân hàng chiếm vị thế độc tôn, thiếu tính cạnh tranh và thiếu hiệu quả sang cơ cấu thị trường cạnh tranh hơn. Tổng sản lượng quốc nội lơ lửng ở mức của các quốc gia có mức thu nhập trung bình là bằng chứng của sự cải thiện trong điều kiện kinh tế rộng lớn. Vì vậy, mối quan tâm đặc biệt bây giờ là đánh giá hành vi thiết lập lãi suất của các ngân hàng thương mại Việt Nam, bắt đầu từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, và so sánh nó với hành vi của ngân hàng thương mại trong các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi, bởi vì yếu tố này ảnh hưởng đến mức độ tiết kiệm, đầu tư, phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội của một quốc gia và phúc lợi công cộng. Trong thuật ngữ của ngành ngân hàng, khoảng cách (hoặc mức chênh lệch) giữa lãi suất các ngân hàng phải trả cho người gửi tiền và lãi suất mà các ngân hàng thu phí khi cho khách hàng vay được gọi là “phí trung gian” hay “phí môi giới.”  Một ngân hàng có thể cung cấp cho các người gửi tiền lãi suất 2 phần trăm trên số tiền của họ ký thác, nhưng những người vay phải trả ngân hàng 5 phần trăm, tạo ra phí trung gian cho ngân hàng đó là 3 phần trăm. Phí trung gian này không chỉ cung cấp thu nhập về lãi suất cho ngân hàng mà nó còn ảnh hưởng đến các mức độ tiết kiệm, đầu tư, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của quốc gia. Phí môi giới này cũng biểu hiện cách mà các ngân hàng thương mại phản ứng lại những nỗ lực của chính phủ qua chính sách tiền tệ để điều tiết những thăng trầm của chu kỳ kinh tế – gọi là chính sách tiền tệ phản chu kỳ hay chính sách tiền tệ ngược chu kỳ; và, do đó, cho thấy hiệu quả của các chính sách của ngân hàng trung ương. Kết quả là việc phân tích mức chênh lệch này làm sáng tỏ và cung cấp cái nhìn sâu sắc vào các hoạt động ngân hàng. Dựa theo thuyết trên, những dòng sau đây sẽ nhằm thảo luận về cách hoạt động của các […]

Read more

Chủ nghĩa Trọng Thương vẫn còn sống

Charles L. Hooper LGT. Khi nền kinh tế đang gặp khó khăn, những chính trị gia đều tranh luận về những biện pháp nhằm hồi phục kinh tế, dù đó là tại nước Mỹ hay nước Tàu. Một trong những biện pháp được đề cập nhiều nhất là bảo hộ hàng hóa nội địa để tránh thâm hụt mậu dịch. Đây chính là tư tưởng cốt lõi của Chủ nghĩa Trọng thương, một học phái kinh tế thời Trung cổ đã bị đào thải vì lỗi thời. Nhưng ngày nay lại được đưa ra như một biện pháp mà cả nước Mỹ lẫn Trung Hoa đang dùng để biện minh cho chính sách kinh tế của mình. Charles Hooper, một chuyên gia kinh tế, nhận định và phê phán Chủ nghĩa Trọng thương trong bài viết dưới đây. *** Nhiều người ngày nay không để ý rằng một số  nhà lãnh đạo chính trị và giới truyền thông dòng chính đang tán tụng những ý tưởng đã bị phủ nhận và đã bị để cho chết hơn hai trăm năm trước. Cũng giống như trong những phim kinh dị, có những kẻ tuy đã chết chôn xuống đất rồi mà không chịu nằm yên. Khi còn đi học môn kinh tế, tôi học được rằng chủ nghĩa trọng thương đã dành chỗ và thay thế chế độ phong kiến để trở thành một học thuyết kinh tế thống trị tư tưởng trong thời Trung Cổ. Chủ nghĩa Trọng thương được định nghĩa như sau: “chủ nghĩa kinh tế quốc gia nhằm xây dựng một nhà nước giàu mạnh và có quyền lực.”[1]Định nghĩa này được đặt căn bản trên lập luận như thế này: “Một nước càng giàu, thì nước đó càng mạnh; một nước càng mạnh, thì đời sống của mọi người trong nước đó đều khá hơn.”[2] Mãi cho đến thế kỷ 17, thì giá trị của chủ nghĩa trọng thương mới bị xét lại một cách nghiêm túc, và Adam Smith là người đã đóng cọc nhọn vào trái tim của chủ nghĩa trọng thương, để cho nó chết luôn, bằng tác phẩm Tài sản của Quốc gia (The Wealth of Nations), được ấn hành 235 năm trước đây. Có lẽ đa số những nhà kinh tế đều nắm được quan điểm lịch sử này, nhưng dường như phần còn lại của thế giới chưa bao giờ nhận được tờ cáo phó của chủ nghĩa trọng thương. Rủi thay, những ý tưởng cổ lỗ và phản tác dụng của chủ nghĩa trọng thương vẫn còn đang sống và hoạt động tại nước Mỹ vào thế kỷ 21. Chủ nghĩa trọng thương gồm một số những ý tưởng rời rạc, không có hình thái nhất định, nhưng lại quy định những thành tố của xã hội nên được tổ chức theo cơ cấu nào. Những nhà tư tưởng trọng thương không phải lúc nào cũng đồng ý với nhau, và khôi hài thay, có nhiều khi lại phê phán chính cái hệ thống của chủ nghĩa này. Tuy vậy, ta có thể ghi nhận một vài điểm trọng tâm […]

Read more

Tận hưởng Cuộc đời: Khái niệm về Phí tổn Cơ hội

Rusell Roberts  Một trong những khó khăn của một nhà kinh tế học là giải thích cho người khác hiểu mình làm cái gì để sinh sống. Người ta hiểu rằng một trong những điều một giáo sư kinh tế học làm là dạy kinh tế học. Nhưng dạy kinh tế học thực sự là dạy cái gì? Phần lớn người ta cho rằng môn kinh tế học có liên quan đến đầu tư và quản trị tài chánh. Có một lần tôi nói với người khách cùng đi trên máy bay là tôi là nhà kinh tế học, bà ta nói, “vậy hả,” chồng của bả cũng mê thị trường chứng khoán. Hmm. Tôi không nói cho bả biết là ngoài sự hiểu biết về những lợi điểm của việc đầu tư vào những quỹ đầu tư hỗ tương đã được liệt kê theo chỉ số, tôi chẳng biết tí gì về thị trường chứng khoán cả. Bà khách ngồi kế bên tôi, nếu đã đọc Alfred Marshall, thì kiến thức về kinh tế của bả có lẽ sẽ dồi dào hơn. Marshall cho rằng kinh tế học là “môn học về loài người trong những hoạt động bình thường của đời sống.” Môn học này chính là công việc của Marshall, Adam Smith, Friedrich Hayek, và Milton Friedman: Họ tìm hiểu xem con người làm những cái gì và ảnh hưởng của những hành vi này đối với xã hội loài người ra sao.[1] Nhưng cái định nghĩa về kinh tế mà tôi khoái nhất là một biến thể của định nghĩa của Marshall. Định nghĩa này do một sinh viên của tôi nói lại khi nghe một giáo sư của em giảng: kinh tế học là môn học để làm sao lấy/thu được nhiều nhất từ cuộc đời. Tôi khoái định nghĩa này vì nó đánh trúng ngay tâm điểm của kinh tế học–những lựa chọn mà ta phải quyết định, bởi vì ta không thể có hết những điều ta muốn. Kinh tế học là môn học về những nhu cầu vô hạn và những phương tiện hữu hạn, là môn học về những chọn lựa bị giới hạn. Điều này đúng cho cá nhân và chính quyền, gia đình và quốc gia nữa. Thomas Sowell nói rõ ràng nhất: Không có giải pháp, chỉ có những sự trao đổi. Để có thể thu được nhiều nhất từ cuộc đời, để suy nghĩ như một nhà kinh tế học, bạn phải biết lựa chọn, bỏ vật này để lấy vật khác. Và đó chính là toàn bộ khái niệm về phí tổn của cơ hội. Chẳng thể nào có một định nghĩa đơn giản hơn. Nếu bạn muốn có một điều gì đó, thì bạn phải từ bỏ một điều khác. Thực ra ý tưởng này tinh tế hơn mới thoạt nhìn. Hãy tìm hiểu thêm chút nữa. Milton Friedman vẫn thường nói kinh tế học rất đơn giản. Ta chỉ cần nhớ có hai điều rằng nhu cầu có độ dốc đi xuống và không có cái gì là miễn phí cả. Vấn đề khó […]

Read more

Thương Gia – Người Tạo ra Thị trường hay Kẻ Ăn bám Xã hội?

Michael Munger* Người “trung gian” mua rẻ, bán mắc, và trong khoảng thời gian này y chẳng làm gì cả để cải thiện sản phẩm. Những người trung gian ở khắp mọi nơi và có lẽ đã có mặt từ cái thuở đầu tiên con người sơ khai trao đổi hàng hóa với nhau để cải thiện đời sống. Marco Polo[1] và gia đình của ông là những người trung gian. eBay cũng vậy.[2] Kể từ thời của Marco Polo tới eBay là một khoảng thời gian dài đầy dẫy những rắc rối và phức tạp của xã hội, trong khoảng thời gian này đã có hàng triệu triệu những hoạt động kinh tế và giao dịch vừa có tính chuyên môn vừa mang lại lợi nhuận cao độ. Nhưng những người “trung gian” này có giúp ích cho hệ thống thị trường hay không, hay họ chỉ là những kẻ ăn bám xã hội? Tìm ở đâu xa Chẳng cần tìm đâu xa, thương nhân chính là cái họ của tôi. “Munger” xuất phát từ chữ “monger,” có nghĩa là lái buôn, thường ám chỉ những người buôn đồ lậu. Cái tên này có nguồn gốc rất xưa từ mãi thế kỷ thứ 11: trong những văn tự dùng tiếng Saxon,[3] từ ngữ này được viết là “mancgere.” Theo Bộ Từ điển Từ nguyên, danh từ Latinh của từ này là “Mangonis,” có nghĩa là người hành nghề trao đổi hàng hóa hay thương nhân (thường được dùng, buồn thay, trong việc buôn bán nô lệ). Và từ “mangonis,” lại có gốc từ tiếng Hy lạp là “manganon,” nghĩa là bộ máy chiến tranh hay mưu mẹo dùng để lừa kẻ thù. Con ngựa thành Troia là một “manganon.” Với những cái nghĩa có gốc tích như vậy, chẳng trách gì người thương nhân vẫn bị xem là những kẻ lừa đảo, trộm cắp, hay ăn bám xã hội. Thành ra, xét về ngữ nghĩa thì, cái từ thương nhân này chẳng có tí ý nghĩa tích cực nào cả mãi cho đến có lẽ năm 1100 sau Công nguyên. Đến khoảng năm 1100, con sông từ ngữ đã bắt đầu chia nhánh: Đã có những máy móc dùng trong chiến tranh (như máy bắn đá, còn gọi là “mangonel”), và những thương nhân trong thị trường (còn được gọi là “mancgere”). Trong kiệt tác Lịch sử Dân Anglo-Saxons (1836), một bộ sử dày ba cuốn, tác giả Sharon Turner đã trích một chứng cớ có từ thế kỷ 11 như sau: Trong cách nói chuyện của người Saxon, thương nhân được giới thiệu như sau: “Tôi nói rằng tôi là người giúp ích cho nhà vua, nhà quý tộc, và những người giàu có, và cho tất cả mọi người. Tôi chất hàng hóa lên đầy chiếc tàu của tôi, rồi giong buồm đi khắp bốn bể năm châu để bán những sản vật của tôi, rồi mua những thứ quý giá mà ở đây không có, rồi đem chúng về đây vừa trải qua không biết bao nhiêu nguy hiểm trên biển cả, có khi tàu bị […]

Read more