fbpx

Search Results for: Luận cương 11

Tại Sao Nước Mỹ Lại Không Dạy Đức Dục?

**** Lời Mở Đầu Đức Dục là một môn học mà hầu như nước nào cũng có, tuy tên gọi có khác nhau tùy theo từng nước; có nước gọi là đạo đức học, có nơi lại gọi là giá trị học. Tại 31 nước Âu châu, có nước bắt buộc học sinh phải học, có nước cho vào môn nhiệm ý bắt buộc (Korim & Hanasova, 2010). Trong chương trình giáo dục của các nước Đông Nam Á, gồm 11 nước, cũng có môn đức dục (Southeast Asian Ministers of Education Organization – SEAMEO). Riêng tại Việt Nam, môn luân lý đã được đưa vào trong chương trình giáo dục tiểu học từ năm 1941 với cuốn Luân Lý Giáo Khoa Thư lớp sơ đẳng do Nha Học Chính Đông Pháp ấn hành. Giáo dục, nói chung, có thể quy vào ba lãnh vực chính là trí dục, thể dục, và đức dục. Ai cũng nhận thấy tầm quan trọng của đức dục; nhà nước nào cũng hô hào phải dạy dỗ và rèn luyện nhân cách, đức tính cho con em từ thuở nhỏ. Nhưng trong những thập niên gần đây, hầu như trên toàn thế giới đều xảy ra một hiện tượng đáng báo động là tình trạng “hư hỏng” của học sinh, thí dụ như bạo lực, gian lận thi cử, hỗn láo trong học đường tại Nhật Bản trong cuối thập niên 1990, tại Indonesia và Việt Nam trong những năm gần đây khi báo chí tường thuật những vụ bạo hành, đánh lộn, gian lận thi cử trong giới học sinh (Tsuneyoshi, 2001; Postscript, 2011). Nước Mỹ cũng không là trường hợp ngoại lệ. Phong trào phản chiến và hippie của thập niên 1960 và 1970 đã khiến cho giới trẻ tại Mỹ hoài nghi về tất cả mọi giá trị xã hội và sống một cuộc sống buông thả tới mức báo động (Beachum &McCray, 2005). Tình trạng báo động này khiến một số nhà giáo dục, tổ chức xã hội thiện nguyện, đã phải họp lại tại Aspen, Colorado năm 1992 để tìm cách đối phó.[1] Kết quả là một phong trào Đức Dục, do những cá nhân và hội đoàn thiện nguyện cổ xúy, đã được phát triển tại Mỹ cho đến ngày nay. Câu hỏi được đặt ra là tại sao lại không có môn đức dục chính thức trong chương trình giáo dục phổ thông tại Mỹ? Những lý do nào đã  khiến môn đức dục bị “đẩy” ra ngoài chương trình giáo dục phổ thông của Mỹ? Hiện tượng thiếu vắng môn đức dục tại Mỹ là kết quả của sự tác động và ảnh hưởng của nhiều triết lý giáo dục và chính sách của nhà nước đối với nền giáo dục phổ thông. Những động thái này cùng với nỗ lực của những tổ chức xã hội dân sự, phi chính phủ (civil society organization-CSO) trong lãnh vực phát huy và rèn luyện đức dục cho học sinh tại Mỹ, sẽ được phân tích và giải thích trong bài viết này. Đức Hạnh và Đức Dục […]

Read more

Tiếng gõ cửa lúc nửa đêm – MLK

Martin Luther King, Jr. Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: “Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, mà tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả.” (Lu-ca 11: 5-6)   Mặc dù câu chuyện ngụ ngôn này liên quan đến sức mạnh của sự cầu nguyện liên lỷ, nhưng cũng có thể được dùng làm căn bản cho sự suy tư của chúng ta về nhiều vấn đề thời sự và vai trò của hội thánh khi phải đối phó với những vấn đề này. Lúc đó là nửa đêm trong câu chuyện ngụ ngôn; nó cũng là nửa đêm trong thế giới của chúng ta, và bóng tối quá dày đặc đến nỗi ta hầu như không còn biết tìm đâu ra phương hướng. Đó là lúc nửa đêm ngay trong trật tự xã hội hiện nay. Trên nền trời quốc tế những nước đang tranh giành với nhau trong một cuộc thi đua lớn lao và gay gắt để đạt vị trí tối thượng. Hai cuộc thế chiến đã xảy ra trong vòng một thế hệ, và những đám mây đen của một cuộc chiến nữa đang vần vũ một cách rất nguy hiểm trên đầu chúng ta. Người ta ngày nay có vũ khí nguyên tử và hạt nhân, những vũ khí mà chỉ trong vài giây có thể tiêu diệt hoàn toàn những thành phố lớn trên thế giới. Nhưng cuộc chạy đua vũ trang vẫn đang tiếp diễn và những cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân vẫn nổ ra trên bầu khí quyển, cùng với một viễn tượng u tối là bầu không khí mà chúng ta đang thở đây sẽ bị nhiễm độc phóng xạ từ những vũ khí này rơi xuống. Liệu những hoàn cảnh và vũ khí như thế này sẽ đưa nhân loại đến chỗ tận diệt chăng? Khi phải đối diện với lúc nửa đên trong trật tự xã hội, chúng ta vẫn thường trong quá khứ hướng về khoa học để xem có cứu được chúng ta không. Và thật là kỳ diệu! Trong nhiều trường hợp khoa học đã cứu chúng ta. Khi chúng ta ở giữa đêm tối của sự hạn chế về thể chất và sự bất tiện nghi của vật chất, khoa học đã đưa chúng ta đến ánh bình minh của sự tiện nghi về vật chất và thể chất. Khi chúng ta ở trong màn đêm và bị què quặt vì sự ngu dốt và mê tín, khoa học đưa chúng ta đến rạng đông của tâm trí khai mở và tự do. Khi chúng ta ở vào lúc nửa đêm của bệnh tật, của những trận dịch bệnh kinh khiếp, khoa học đã qua những phương pháp phẫu thuật, vệ sinh, và thuốc men thần kỳ đã đem lại tia nắng sáng sủa của y khoa, giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ và mang lại cho ta sức khỏe tốt hơn và đời sống an […]

Read more

Viết Từ Ngục Birmingham

Martin Luther King Lời Giới Thiệu: Đây là lá thư Mục sư Martin Luther King (MLK) viết từ nhà tù tại Birmingham để trả lời những mục sư da trắng trong Giáo hội Tin Lành về chủ trương và hành động “đấu tranh bất bạo động” cho dân quyền của người Da Đen tại Mỹ. Lá thư viết từ Ngục Birmingham có đầy đủ tính chất của một bài diễn văn tuyệt tác, dù MLK không trình bày bài diễn văn này trước công chúng. * Ngày 16 tháng Tư, năm 1963 Quý vị Mục sư thân mến, Trong lúc này đây, khi tôi đang ngồi trong phòng giam của thành phố Birmingham, tôi đọc được bản tuyên bố gần đây nhất của quý vị cho rằng những hoạt động hiện nay của tôi là “thiếu khôn ngoan” và “không đúng lúc.” [Trong công việc hàng ngày,] rất ít khi tôi dừng lại để trả lời những lời chỉ trích về công việc tôi đang làm hay những ý tưởng của tôi. Nếu tôi mà trả lời tất cả những thư từ chỉ trích, thì có lẽ cô thư ký của tôi sẽ chẳng còn thì giờ làm việc gì khác ngoài việc đánh máy thư trả lời suốt ngày, và tôi cũng chẳng còn thì giờ để làm những công việc có tính cách xây dựng. Nhưng vì tôi cảm thấy rằng quý anh em là những người thực sự có thiện ý và những lời chỉ trích của anh em là những lời lẽ chân thành, tôi muốn trả lời thư của anh em bằng những lời lẽ chừng mực và có tình có lý. Tôi nghĩ rằng tôi phải nêu lên lý do tại sao tôi lại có mặt ở Birmingham, vì quý anh em đã bị ảnh hưởng bởi cái quan điểm chống lại “những người ngoài xía vô.” Tôi được vinh dự làm chủ tịch của Hội đồng Lãnh đạo Giáo hạt miền Nam, một tổ chức hoạt động trên mọi tiểu bang miền Nam, có trụ sở trung ương tại thành phố Atlanta, bang Georgia. Chúng tôi có khoảng 85 các chi hội trải khắp miền Nam, và một trong những tổ chức này là Phong trào Cơ đốc Đòi Nhân quyền tại Alabama. Chúng tôi thường xuyên chia sẻ với các chi hội những phương tiện tài chánh, giáo dục, và cả nhân sự nữa. Cách đây vài tháng, chi hội Birmingham đã yêu cầu chúng tôi chuẩn bị tham gia vào một chương trình hành động trực tiếp bất-bạo động, nếu tình hình đòi hỏi. Chúng tôi đã sẵn lòng đồng ý tham gia, và khi thời điểm đến, thì chúng tôi thực hiện như đã hứa. Như vậy, tôi, và vài thành viên trong văn phòng của tôi tới đây, vì chúng tôi được mời tới đây. Tôi có mặt ở đây vì tôi có mối quan hệ về tổ chức với chi hội ở đây. Nhưng căn bản hơn, tôi có mặt tại Birmingham bởi vì sự bất công đang diễn ra ở đây. Cũng giống như những nhà tiên […]

Read more

Chương 3

Cá Tính Là Một Trong Những Yếu Tố Của Phúc lợi   Ta vừa thấy các lý do tại sao con người cần phải có tự do để tạo nên những quan điểm của mình và diễn đạt chúng một cách không giới hạn; ta cũng đã thấy rằng, nếu tự do không được thừa nhận, hay nếu ta không tranh đấu, đòi hỏi nó dù bị cấm đoán, thì hậu quả sẽ vô cùng tai hại cho tâm trí và qua đó ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức tự nhiên của con người. Kế đến, ta hãy xét xem, có phải chính những lý do đó đã quy định rằng, con người phải được tự do hành động dựa theo quan điểm của mình – nghĩa là được tự do áp dụng những quan điểm ấy vào đời sống mà đồng loại không có quyền ngăn cấm, cả về mặt thể chất lẫn đạo đức, miễn là họ chịu trách nhiệm về những hành động đó. Điều kiện cuối cùng này đương nhiên là cần thiết. Không ai giả thiết rằng, hành động phải được tự do như quan điểm. Trái lại, ngay các quan điểm cũng bị kết án khi chúng được đưa ra trong những hoàn cảnh có vẻ như xúi giục một hành động tai hại nào đó. Quan điểm cho rằng, các nhà buôn bán bắp là những kẻ gây đói cho người nghèo, hay tài sản tư hữu là các vật đánh cắp của người khác có thể không bị kết án khi chúng được phổ biến trên báo chí; nhưng các quan điểm đó xứng đáng bị trừng phạt nếu ta phát biểu chúng trước mặt một đám đông giận dữ tụ họp trước một cửa hàng buôn bán ngũ cốc, hay nếu ta cầm những tấm biểu ngữ viết những điều ấy trước đám đông. Bất cứ hành động nào, nếu không có lý do hợp lý mà làm hại đến người khác, thì có thể bị kiểm soát, và trong những trường hợp trầm trọng nhất, thì phải bị kiểm soát – bởi sự bất bình của dư luận – hay nếu cần, bởi một sự can thiệp tích cực của công chúng. Tự do của mỗi cá nhân phải được hạn chế trong giới hạn này: người đó không có quyền làm hại kẻ khác. Và khi ta không làm hại đến kẻ khác và làm những gì chỉ liên hệ đến ta, theo những sở thích và phán đoán của ta, thì những lý lẽ cho rằng quan điểm phải được tự do cũng chứng minh rằng, ta có quyền tự do thực hành các quan điểm của ta mà không sợ bị trừng phạt. Rằng, con người không bao giờ không bị lầm lẫn; rằng, phần lớn các sự thật chỉ là những sự thật nửa vời; rằng, ta không nên mong muốn có sự đồng nhất về quan điểm trừ khi có một sự so sánh toàn diện và tự do nhất với các quan điểm đối kháng; và rằng, sự đa dạng về quan điểm […]

Read more

Chương 2

Tự do Tư tưởng và Tranh luận Ta hy vọng rằng, bây giờ không còn là lúc ta phải bảo vệ sự “tự do báo chí,” một trong những bảo đảm che chở chúng ta chống lại một chính quyền thối nát và bạo ngược. Ngày nay, ta không cần phải tranh luận về việc một nhà lập pháp hay một nhà hành pháp mà quyền lợi đi khác với quyền lợi của dân chúng lại có thể áp buộc dân chúng phải tuân theo ý kiến của mình, hay phải đi theo chủ nghĩa này, nghe theo những lời tranh luận kia. Ngoài ra, các nhà tư tưởng trước kia đã viết quá nhiều và quá hay về vấn đề này khiến ta không cần nhấn mạnh đến nó nữa. Tuy rằng luật pháp Anh Quốc về báo chí ngày nay cũng đầy tinh thần nô lệ như dưới triều Tudors, ta không sợ nó trở thành một công cụ đàn áp tự do tranh luận về chính trị, trừ ra trong những lúc hoang mang nhất thời, khi mà các tổng trưởng và các quan toà mất bình tĩnh vì họ sợ một cuộc nổi dậy.[1] Và nói một cách tổng quát, trong một quốc gia theo chế độ lập hiến, ta không sợ chính phủ – dù hoàn toàn hay không hoàn toàn có trách nhiệm với dân chúng – lại thường xuyên kiếm cách kiểm soát sự tự do phát biểu, ngoại trừ khi chính phủ là cơ phận đại diện cho sự bất khoan dung của quần chúng. Bây giờ ta hãy giả sử rằng, chính phủ và dân chúng hợp thành một khối, và chính phủ không bao giờ nghĩ đến việc trở nên một quyền lực áp bức, trừ ra khi làm như vậy, chính phủ cho mình là tiếng nói của dân chúng. Nhưng tôi từ chối không chấp nhận cho dân chúng có cái quyền áp bức đó – dù bởi chính mình hay qua trung gian của chính phủ – bởi vì quyền ấy bất hợp pháp. Một chính phủ tốt nhất hay một chính phủ tồi tệ nhất cũng không có quyền làm như vậy: một loại quyền lực như vậy, khi được sử dụng theo dư luận, sẽ gây nhiều tai hại hơn là khi chống lại dư luận. Nếu tất cả nhân loại – trừ một người – đồng ý trên một quan điểm, họ không có quyền bắt buộc người đó phải giữ im lặng; cũng như người ấy không có quyền bắt buộc tất cả nhân loại phải giữ im lặng nếu người ấy có quyền làm như vậy. Nếu một quan điểm chỉ là sở hữu cá nhân không có giá trị gì đối với người khác; nếu sự việc bị ngăn trở không được phát biểu quan điểm chỉ là một sự tổn hại cá nhân, thì sẽ có một sự khác biệt nếu sự tổn hại ấy xảy ra cho một nguời hay cho nhiều người. Nhưng có một tai hại đặc biệt khi ta ngăn cấm việc phát biểu một quan […]

Read more

Chương 1

CHƯƠNG I Dẫn Nhập Đề tài của Tiểu luận này không phải về cái được gọi là Tự Do Ý Chí – chẳng may, người ta cứ sử dụng nó để đối kháng với cái được gọi sai lầm là Thuyết về Triết học Định mệnh Tất yếu[1] – mà đề tài này đề cập đến Tự Do Dân Sự hay Tự Do Xã Hội: bản chất và các giới hạn của quyền lực được xã hội sử dụng một cách hợp pháp đối với một cá nhân. Đây là một đề tài hiếm khi được nêu lên và ít khi được tranh luận một cách rộng rãi; nhưng nó có một ảnh hưởng sâu đậm đến các cuộc tranh luận trong thực tế ở thời đại này bằng sự hiện diện tiềm tàng của nó; và sớm hay muộn, nó sẽ được xem như là một vấn đề quan trọng trong tương lai. Đây không phải là một vấn đề mới mẻ; trong một ý nghĩa nào đó, nó đã chia rẽ nhân loại ngay từ thuở xa xưa; nhưng nay, với đà tiến bộ đạt được bởi nhiều dân tộc văn minh nhất, nó xuất hiện dưới nhiều dạng mới và đòi hỏi một sự bàn luận khác biệt hơn và cơ bản hơn. Sự đấu tranh giữa Tự Do và Quyền Lực là một nét đặc trưng hiển nhiên trong các giai đoạn lịch sử quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là lịch sử Hy-lạp, La-mã và Anh quốc. Nhưng vào thời cổ, sự xung đột này xảy ra giữa thần dân hay vài tầng lớp thần dân với người cai trị. Người ta quan niệm tự do như là một sự che chở đối với bạo quyền của giới cai trị. Giới cai trị và kẻ bị trị đương nhiên ở vào những vị trí đối nghịch nhau (trừ ra ở một vài giới cai trị tại Hy Lạp). Quyền lực nằm trong tay một Cá Nhân, một bộ lạc hay một tầng lớp trong xã hội chiếm được quyền cai trị qua sự kế vị hoặc chinh phục; nhưng trong bất cứ trường hợp nào, quyền ấy không được qua sự chấp thuận của dân chúng, và dù có thận trọng mấy chăng nữa, không một ai dám hay có thể liều lĩnh đặt vấn đề này với những người cầm quyền; quyền lực của người cai trị được xem như là cần thiết nhưng cũng rất nguy hiểm; vì đó là một vũ khí mà họ có thể tùy tiện quay ngược lại chống với thần dân của mình hay với những kẻ thù bên ngoài. Để tránh cho các phần tử yếu kém của cộng đồng không phải làm mồi cho đám kên kên đông đảo, ta cần phải có một con chim mạnh nhất để ngăn cản các con kia. Nhưng vì con kên kên chúa cũng phải có mồi ăn chẳng khác gì những con chim khác, nên tất cả phải luôn luôn sẵn sàng để tránh mỏ và móng vuốt của nó. Vì vậy, mục tiêu của những người […]

Read more

Phần IV

Phần IV Bàn Về Khả Năng Hiện Tại của Mỹ và Một Số Cảm Nghĩ Rời Tôi chưa bao giờ gặp một người, ở bên Anh hay bên Mỹ, mà chưa từng thú nhận rằng sự tách biệt giữa hai nước, sẽ xảy ra không vào lúc này thì cũng vào lúc khác: Và không có thí dụ nào cho thấy là chúng ta đã thiếu suy xét khi đưa ra nhận định này mà chỉ cố gắng trình bày thực trạng đã chín muồi hay thích hợp cho sự độc lập của Lục địa Mỹ. Vì tất cả mọi người đều đồng ý về việc tách biệt giữa hai nước, chỉ có khác nhau về thời điểm, cho nên để tránh phạm phải lỗi lầm, hãy làm một cuộc khảo sát tổng quát và cố gắng hết sức để xác định xem thời điểm đó là lúc nào. Nhưng ta không cần phải tìm kiến đâu xa, cuộc khảo sát đã chấm dứt vì thời điểm đó đã tới với chúng ta. Sự đồng ý chung của mọi người và sự đoàn kết vinh quang của tất cả mọi điều đã là bằng cớ chứng minh cho điểm này. Sức mạnh lớn nhất của chúng ta không nằm ở số lượng mà ở sự đoàn kết; tuy nhiên con số [binh sĩ] chúng ta hiện có cũng đủ sức để đẩy lui quyền lực của tất cả thế giới. Lục địa chúng ta, ngay lúc này, có một lực lượng nhân sự có vũ trang và kỷ luật lớn nhất so với những nước khác dưới bầu trời, và sức mạnh của lực lượng này đã đạt đến đỉnh cao nhất mà không một thuộc địa riêng rẽ nào có thể yểm trợ nổi, và toàn bộ các thuộc điạ, khi kết hợp lại mới có thể hoàn thành được sứ mạng này, ở mức độ nhiều hơn hay ít hơn mức độ này một chút thì có thể tạo ra những ảnh hưởng tai hại. Lực lượng bộ binh của ta đã đủ rồi, còn về vấn đề hải quân, ta không thể không nhận thức rằng nước Anh sẽ chẳng bao giờ chịu đóng một chiến thuyền tại Mỹ nếu Lục địa này còn nằm trong tay Anh quốc. Vì thế ta chẳng nên làm kẻ tiên phong đi trước cả trăm năm theo hướng này [để đóng chiến thuyền], mà sự thực là nên hạn chế lại số tàu chiến, vì cây gỗ sẽ mỗi ngày bị hao mòn dần và những cây còn lại sẽ nằm sâu trong rừng và khó cho việc thu hoạch. Nếu Lục địa có đông cư dân, thì sự đau khổ của họ dưới những hoàn cảnh hiện tại là những khổ đau không thể chịu đựng nổi. Ta càng có nhiều phố cảng bao nhiêu, thì ta càng phải tốn công vừa để bảo vệ, vừa để không bị mất thành vào tay địch quân. Con số hải cảng của ta hiện nay là con số tỷ lệ đẹp đẽ với nhu cầu của chúng ta, và ai cũng […]

Read more

Lẽ Thường (Common Sense) – Thomas Paine

LỜI GIỚI THIỆU Bối Cảnh Lịch Sử của Hoa Kỳ Sau khi Columbus tìm ra lục địa Mỹ châu năm 1492, Đế quốc Tây-ban-nha bắt đầu bành trướng thế lực vào vùng Tây bán cầu và chiếm hữu vùng đất Mexico đến vùng Nam Mỹ châu. Sau đó các nước Âu châu khác như Bồ-đào-nha, Hà-lan, Thụy-điển và Pháp cũng lần lượt tiến vào lục địa Mỹ châu. Mãi đến hơn 100 năm sau nước Anh mới có mặt tại Mỹ châu và thiết lập vùng định cư Jamestown (1607) và sau đó dần dần thành lập những thuộc địa dọc theo vùng đất miền đông của lục địa Mỹ châu. Các thuộc địa của Anh tại Mỹ (từ nay gọi là thuộc địa) nằm dọc theo vùng biển miền đông của Mỹ châu, tại ba miền riêng biệt: (1) New England gồm có các thuộc địa New Hampshire, Massachusetts, Rhode Island, và Connecticut; (2) Miền Trung, gồm có New York, New Jersey, Pennsylvania, và Delaware; và  (3) Miền Nam gồm có Virginia, Maryland, North Carolina, South Carolina, và Georgia. Nguyên Nhân Tạo Thành Thuộc địa Những nguyên nhân đưa đến việc Anh quốc thiết lập thuộc địa tại Mỹ châu có thể xếp vào ba loại chính sau đây. Thứ nhất là lý do kinh tế. Nước Anh vào đầu thế kỷ 17 bắt đầu trở thành một cường quốc kinh tế và có một hạm đội hùng mạnh. Sau khi đánh bại hạm đội của Tây-ban-nha vào cuối thế kỷ 16, nước Anh lại càng tự tin hơn khi bành trướng thế lực của mình ra bên ngoài. Những công ty cổ phần được những thương gia theo phái trọng thương thành lập và cổ vũ cho việc tìm thuộc địa tại Mỹ châu với mục đích thu hoạch tài nguyên thiên nhiên và quý kim như vàng, bạc, mở rộng thị trường cho những sản phẩm đã được chế tạo, và cuối cùng là đất đai cho những người di dân. Kết quả của động lực kinh tế là sự thành lập khu định cư tại Jamestown, 1607. Thứ hai là lý do tôn giáo. Phong trào Cải cách Tôn giáo và sự hình thành các giáo phái Tin Lành[1] phát triển mạnh mẽ chống lại cả Công giáo và Anh giáo về những giáo điều và nghi thức thờ phụng mà họ cho là không hợp lý. Kết quả của những đòi hỏi cải cách này là sự đàn áp của giáo hội và của chính quyền Anh quốc. Trước sự bách hại này những giáo dân Tin Lành muốn tìm đến vùng đất mới, vừa cách xa với mẫu quốc, vừa có đất đai để canh tác và sinh sống để tự do thờ phụng theo tín ngưỡng của mình. Có hai nhóm chính di dân vì lý do tôn giáo là nhóm “Hành Hương” và nhóm “Thanh giáo.” Nhóm “Hành Hương” (Pilgrim) định cư tại Plymouth, Massachussetts, còn nhóm theo “Thanh giáo” (Puritan: làm cho thanh sạch tôn giáo), đông hơn, định cư tại Massachussetts, 1629. Lý do thứ ba là xã hội và […]

Read more

Chương 8

Tôn giáo dân sự   Thoạt tiên, con người chỉ có thần thánh chứ không có vua chúa, và chỉ có thần quyền thay vì chính quyền. Dân chúng lý luận như Caligula,[a] và vào thời kỳ đó họ lý luận đúng. Phải mất một thời gian dài cho tư tưởng thay đổi để con người đi đến quyết định chấp nhận cho người đồng loại của mình làm người cai trị, và hy vọng rằng họ sẽ có lợi khi làm như vậy. Bắt đầu từ sự kiện mỗi xã hội [đã có tổ chức chính trị] tôn sùng một bậc thần thánh, cho nên có bao nhiêu dân tộc thì có bấy nhiêu thần thánh. Hai dân tộc xa lạ nhau và luôn luôn thù nghịch nhau không thể nào cùng công nhận một chúa tể: hai quân đội đang giao chiến với nhau không thể cùng tuân lệnh một vị chỉ huy. Vì vậy, từ sự phân chia ra nhiều quốc gia nẩy ra thuyết nhiều thần thánh, và sự bất khoan dung về thần quyền và về dân sự dĩ nhiên chỉ là một, như sẽ được trình bày sau đây. Người Hy Lạp nghĩ là họ đã khám phá ra các dân tộc man rợ cũng thờ phượng các thần linh của họ. Điều hoang tưởng này bắt nguồn từ tập quán tự xem mình là chủ tể tự nhiên của các dân tộc này. Nhưng trong thời đại này thật là lố bịch khi các học giả [mất công] phân biệt chân tướng của các vị thần linh của những nước khác nhau, cứ như thể thần Moloch, Saturn và Chronos có thể cùng là một vị, hay thần Baal của dân Phoenician, thần Zeus của dân Hy Lạp và thần Jupiter của dân La Mã cùng là một vị, hay là các thần thánh trong huyền thoại có thể có một điểm chung nào đó, chỉ có tên là khác nhau! Nếu ta hỏi rằng tại sao trong thời kỳ đa thần giáo, khi mỗi quốc gia có tôn giáo và thần thánh riêng mà lại không có chiến tranh tôn giáo, thì tôi xin trả lời rằng chính vì mỗi quốc gia có sự thờ phụng cũng như có chính quyền riêng rẽ cho nên không có sự phân biệt giữa các thần thánh và luật pháp. Chiến tranh về chính trị cũng là chiến tranh tôn giáo; có thể nói rằng các lãnh địa của các thần thánh cũng được ấn định bởi các biên giới quốc gia. Thần linh của một dân tộc không có quyền hành gì đối với một dân tộc khác. Các vị thần thánh của các dân dị giáo không có lòng ganh ghét; các vị thần này tự phân chia nhau thế giới để cai quản ngay cả Moses và dân Do Thái đôi khi cũng chấp nhận sự kiện đó khi nói về Đức Chúa của Israel. Thật vậy, [dù] dân Do Thái không chấp nhận quyền uy của các vị thần của dân Canaan, một dân tộc bị đày ải và sắp bị […]

Read more

Chương 4

Những Dân Hội La Mã   Chúng ta không có những tài liệu khả tín về lịch sử đầu tiên của La Mã và dường như phần lớn các chuyện được kể lại là những huyền thoại; thật vậy, những phần ích lợi nhất cho sự hiểu biết lịch sử lập quốc của các dân tộc lại là những phần mà ta thiếu nhiều nhất. Kinh nghiệm hằng ngày dạy ta những nguyên nhân dẫn đến những cuộc cách mạng tại các đế quốc; nhưng vì hiện nay không có những dân tộc mới nào được hình thành nữa, nên chúng ta chỉ dựa vào những phỏng đoán để giải thích sự hình thành các nước này . Những tục lệ đã được thiết lập cho ta thấy rằng ít nhất các tục lệ đó có một nguồn gốc. Các truyền thống xuất phát từ các nguồn gốc đó, những truyền thống đã được các vị có uy tín nhất ủng hộ, và đã được khẳng định bằng các chứng cớ thiết thực, phải được xem là đáng tin cậy nhất. Đấy là những phương châm mà tôi cố gắng tuân theo khi tìm hiểu thể thức mà một dân tộc tự do nhất và hùng cường nhất trên thế giới sử dụng quyền hành tối cao của mình. Sau khi đặt nền móng cho La Mã, nền cộng hoà mới lập-bao gồm quân đội của kẻ thành lập gồm có các người gốc Albans, Sabines và người ngoại kiều-được chia ra làm ba giai cấp; từ sự phân chia đó mỗi giai cấp có tên là bộ tộc (tribes). Mỗi bộ tộc được chia ra làm mười tộc đoàn (curiae) và mỗi tộc đoàn lại được chia ra làm nhiều thập đoàn (decuriae) với những người chỉ huy là tộc đoàn trưởng (curiones) và thập đoàn trưởng (decuriones). Thêm vào đó, từ mỗi bộ tộc lại tuyển ra một trăm kỵ sĩ, còn gọi là hiệp sĩ thành một bách kỵ đội. Tất cả các sự phân chia này lúc đầu có tính cách quân sự nhưng sau này không cần thiết cho một thành phố nữa. Nhưng hình như họ có một linh tính là thành phố La Mã nhỏ bé này sẽ có một tương lai huy hoàng nên họ đã tự trang bị sớm để cho thành phố này có một hệ thống chính trị xứng đáng là một kinh đô của thế giới. Từ sự phân chia khởi đầu này một tình huống rắc rối xảy ra. Các bộ tộc Albans (Ramnenses) và bộ tộc Sabines (Tatienses) luôn luôn giữ nguyên tình trạng của mình, trong khi các bộ tộc ngoại kiều (Luceres) tiếp tục lớn dần và càng ngày càng có đông ngoại kiều đến La Mã cư ngụ, và lắm lúc có phần lấn át hai bộ tộc kia. Servius[a] sửa chữa khuyết điểm nguy hiểm này bằng cách thay đổi sự phân chia theo chủng tộc, và thay vào đó, bằng một sự phân chia mới dựa theo các chỗ cư ngụ của mỗi bộ tộc. Thay vì ba bộ tộc ông […]

Read more