fbpx

Search Results for: luận cương 10

Chương 3

Cá Tính Là Một Trong Những Yếu Tố Của Phúc lợi   Ta vừa thấy các lý do tại sao con người cần phải có tự do để tạo nên những quan điểm của mình và diễn đạt chúng một cách không giới hạn; ta cũng đã thấy rằng, nếu tự do không được thừa nhận, hay nếu ta không tranh đấu, đòi hỏi nó dù bị cấm đoán, thì hậu quả sẽ vô cùng tai hại cho tâm trí và qua đó ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức tự nhiên của con người. Kế đến, ta hãy xét xem, có phải chính những lý do đó đã quy định rằng, con người phải được tự do hành động dựa theo quan điểm của mình – nghĩa là được tự do áp dụng những quan điểm ấy vào đời sống mà đồng loại không có quyền ngăn cấm, cả về mặt thể chất lẫn đạo đức, miễn là họ chịu trách nhiệm về những hành động đó. Điều kiện cuối cùng này đương nhiên là cần thiết. Không ai giả thiết rằng, hành động phải được tự do như quan điểm. Trái lại, ngay các quan điểm cũng bị kết án khi chúng được đưa ra trong những hoàn cảnh có vẻ như xúi giục một hành động tai hại nào đó. Quan điểm cho rằng, các nhà buôn bán bắp là những kẻ gây đói cho người nghèo, hay tài sản tư hữu là các vật đánh cắp của người khác có thể không bị kết án khi chúng được phổ biến trên báo chí; nhưng các quan điểm đó xứng đáng bị trừng phạt nếu ta phát biểu chúng trước mặt một đám đông giận dữ tụ họp trước một cửa hàng buôn bán ngũ cốc, hay nếu ta cầm những tấm biểu ngữ viết những điều ấy trước đám đông. Bất cứ hành động nào, nếu không có lý do hợp lý mà làm hại đến người khác, thì có thể bị kiểm soát, và trong những trường hợp trầm trọng nhất, thì phải bị kiểm soát – bởi sự bất bình của dư luận – hay nếu cần, bởi một sự can thiệp tích cực của công chúng. Tự do của mỗi cá nhân phải được hạn chế trong giới hạn này: người đó không có quyền làm hại kẻ khác. Và khi ta không làm hại đến kẻ khác và làm những gì chỉ liên hệ đến ta, theo những sở thích và phán đoán của ta, thì những lý lẽ cho rằng quan điểm phải được tự do cũng chứng minh rằng, ta có quyền tự do thực hành các quan điểm của ta mà không sợ bị trừng phạt. Rằng, con người không bao giờ không bị lầm lẫn; rằng, phần lớn các sự thật chỉ là những sự thật nửa vời; rằng, ta không nên mong muốn có sự đồng nhất về quan điểm trừ khi có một sự so sánh toàn diện và tự do nhất với các quan điểm đối kháng; và rằng, sự đa dạng về quan điểm […]

Read more

Chương 2

Tự do Tư tưởng và Tranh luận Ta hy vọng rằng, bây giờ không còn là lúc ta phải bảo vệ sự “tự do báo chí,” một trong những bảo đảm che chở chúng ta chống lại một chính quyền thối nát và bạo ngược. Ngày nay, ta không cần phải tranh luận về việc một nhà lập pháp hay một nhà hành pháp mà quyền lợi đi khác với quyền lợi của dân chúng lại có thể áp buộc dân chúng phải tuân theo ý kiến của mình, hay phải đi theo chủ nghĩa này, nghe theo những lời tranh luận kia. Ngoài ra, các nhà tư tưởng trước kia đã viết quá nhiều và quá hay về vấn đề này khiến ta không cần nhấn mạnh đến nó nữa. Tuy rằng luật pháp Anh Quốc về báo chí ngày nay cũng đầy tinh thần nô lệ như dưới triều Tudors, ta không sợ nó trở thành một công cụ đàn áp tự do tranh luận về chính trị, trừ ra trong những lúc hoang mang nhất thời, khi mà các tổng trưởng và các quan toà mất bình tĩnh vì họ sợ một cuộc nổi dậy.[1] Và nói một cách tổng quát, trong một quốc gia theo chế độ lập hiến, ta không sợ chính phủ – dù hoàn toàn hay không hoàn toàn có trách nhiệm với dân chúng – lại thường xuyên kiếm cách kiểm soát sự tự do phát biểu, ngoại trừ khi chính phủ là cơ phận đại diện cho sự bất khoan dung của quần chúng. Bây giờ ta hãy giả sử rằng, chính phủ và dân chúng hợp thành một khối, và chính phủ không bao giờ nghĩ đến việc trở nên một quyền lực áp bức, trừ ra khi làm như vậy, chính phủ cho mình là tiếng nói của dân chúng. Nhưng tôi từ chối không chấp nhận cho dân chúng có cái quyền áp bức đó – dù bởi chính mình hay qua trung gian của chính phủ – bởi vì quyền ấy bất hợp pháp. Một chính phủ tốt nhất hay một chính phủ tồi tệ nhất cũng không có quyền làm như vậy: một loại quyền lực như vậy, khi được sử dụng theo dư luận, sẽ gây nhiều tai hại hơn là khi chống lại dư luận. Nếu tất cả nhân loại – trừ một người – đồng ý trên một quan điểm, họ không có quyền bắt buộc người đó phải giữ im lặng; cũng như người ấy không có quyền bắt buộc tất cả nhân loại phải giữ im lặng nếu người ấy có quyền làm như vậy. Nếu một quan điểm chỉ là sở hữu cá nhân không có giá trị gì đối với người khác; nếu sự việc bị ngăn trở không được phát biểu quan điểm chỉ là một sự tổn hại cá nhân, thì sẽ có một sự khác biệt nếu sự tổn hại ấy xảy ra cho một nguời hay cho nhiều người. Nhưng có một tai hại đặc biệt khi ta ngăn cấm việc phát biểu một quan […]

Read more

Phần IV

Phần IV Bàn Về Khả Năng Hiện Tại của Mỹ và Một Số Cảm Nghĩ Rời Tôi chưa bao giờ gặp một người, ở bên Anh hay bên Mỹ, mà chưa từng thú nhận rằng sự tách biệt giữa hai nước, sẽ xảy ra không vào lúc này thì cũng vào lúc khác: Và không có thí dụ nào cho thấy là chúng ta đã thiếu suy xét khi đưa ra nhận định này mà chỉ cố gắng trình bày thực trạng đã chín muồi hay thích hợp cho sự độc lập của Lục địa Mỹ. Vì tất cả mọi người đều đồng ý về việc tách biệt giữa hai nước, chỉ có khác nhau về thời điểm, cho nên để tránh phạm phải lỗi lầm, hãy làm một cuộc khảo sát tổng quát và cố gắng hết sức để xác định xem thời điểm đó là lúc nào. Nhưng ta không cần phải tìm kiến đâu xa, cuộc khảo sát đã chấm dứt vì thời điểm đó đã tới với chúng ta. Sự đồng ý chung của mọi người và sự đoàn kết vinh quang của tất cả mọi điều đã là bằng cớ chứng minh cho điểm này. Sức mạnh lớn nhất của chúng ta không nằm ở số lượng mà ở sự đoàn kết; tuy nhiên con số [binh sĩ] chúng ta hiện có cũng đủ sức để đẩy lui quyền lực của tất cả thế giới. Lục địa chúng ta, ngay lúc này, có một lực lượng nhân sự có vũ trang và kỷ luật lớn nhất so với những nước khác dưới bầu trời, và sức mạnh của lực lượng này đã đạt đến đỉnh cao nhất mà không một thuộc địa riêng rẽ nào có thể yểm trợ nổi, và toàn bộ các thuộc điạ, khi kết hợp lại mới có thể hoàn thành được sứ mạng này, ở mức độ nhiều hơn hay ít hơn mức độ này một chút thì có thể tạo ra những ảnh hưởng tai hại. Lực lượng bộ binh của ta đã đủ rồi, còn về vấn đề hải quân, ta không thể không nhận thức rằng nước Anh sẽ chẳng bao giờ chịu đóng một chiến thuyền tại Mỹ nếu Lục địa này còn nằm trong tay Anh quốc. Vì thế ta chẳng nên làm kẻ tiên phong đi trước cả trăm năm theo hướng này [để đóng chiến thuyền], mà sự thực là nên hạn chế lại số tàu chiến, vì cây gỗ sẽ mỗi ngày bị hao mòn dần và những cây còn lại sẽ nằm sâu trong rừng và khó cho việc thu hoạch. Nếu Lục địa có đông cư dân, thì sự đau khổ của họ dưới những hoàn cảnh hiện tại là những khổ đau không thể chịu đựng nổi. Ta càng có nhiều phố cảng bao nhiêu, thì ta càng phải tốn công vừa để bảo vệ, vừa để không bị mất thành vào tay địch quân. Con số hải cảng của ta hiện nay là con số tỷ lệ đẹp đẽ với nhu cầu của chúng ta, và ai cũng […]

Read more

Lẽ Thường (Common Sense) – Thomas Paine

LỜI GIỚI THIỆU Bối Cảnh Lịch Sử của Hoa Kỳ Sau khi Columbus tìm ra lục địa Mỹ châu năm 1492, Đế quốc Tây-ban-nha bắt đầu bành trướng thế lực vào vùng Tây bán cầu và chiếm hữu vùng đất Mexico đến vùng Nam Mỹ châu. Sau đó các nước Âu châu khác như Bồ-đào-nha, Hà-lan, Thụy-điển và Pháp cũng lần lượt tiến vào lục địa Mỹ châu. Mãi đến hơn 100 năm sau nước Anh mới có mặt tại Mỹ châu và thiết lập vùng định cư Jamestown (1607) và sau đó dần dần thành lập những thuộc địa dọc theo vùng đất miền đông của lục địa Mỹ châu. Các thuộc địa của Anh tại Mỹ (từ nay gọi là thuộc địa) nằm dọc theo vùng biển miền đông của Mỹ châu, tại ba miền riêng biệt: (1) New England gồm có các thuộc địa New Hampshire, Massachusetts, Rhode Island, và Connecticut; (2) Miền Trung, gồm có New York, New Jersey, Pennsylvania, và Delaware; và  (3) Miền Nam gồm có Virginia, Maryland, North Carolina, South Carolina, và Georgia. Nguyên Nhân Tạo Thành Thuộc địa Những nguyên nhân đưa đến việc Anh quốc thiết lập thuộc địa tại Mỹ châu có thể xếp vào ba loại chính sau đây. Thứ nhất là lý do kinh tế. Nước Anh vào đầu thế kỷ 17 bắt đầu trở thành một cường quốc kinh tế và có một hạm đội hùng mạnh. Sau khi đánh bại hạm đội của Tây-ban-nha vào cuối thế kỷ 16, nước Anh lại càng tự tin hơn khi bành trướng thế lực của mình ra bên ngoài. Những công ty cổ phần được những thương gia theo phái trọng thương thành lập và cổ vũ cho việc tìm thuộc địa tại Mỹ châu với mục đích thu hoạch tài nguyên thiên nhiên và quý kim như vàng, bạc, mở rộng thị trường cho những sản phẩm đã được chế tạo, và cuối cùng là đất đai cho những người di dân. Kết quả của động lực kinh tế là sự thành lập khu định cư tại Jamestown, 1607. Thứ hai là lý do tôn giáo. Phong trào Cải cách Tôn giáo và sự hình thành các giáo phái Tin Lành[1] phát triển mạnh mẽ chống lại cả Công giáo và Anh giáo về những giáo điều và nghi thức thờ phụng mà họ cho là không hợp lý. Kết quả của những đòi hỏi cải cách này là sự đàn áp của giáo hội và của chính quyền Anh quốc. Trước sự bách hại này những giáo dân Tin Lành muốn tìm đến vùng đất mới, vừa cách xa với mẫu quốc, vừa có đất đai để canh tác và sinh sống để tự do thờ phụng theo tín ngưỡng của mình. Có hai nhóm chính di dân vì lý do tôn giáo là nhóm “Hành Hương” và nhóm “Thanh giáo.” Nhóm “Hành Hương” (Pilgrim) định cư tại Plymouth, Massachussetts, còn nhóm theo “Thanh giáo” (Puritan: làm cho thanh sạch tôn giáo), đông hơn, định cư tại Massachussetts, 1629. Lý do thứ ba là xã hội và […]

Read more

Chương 4

Những Dân Hội La Mã   Chúng ta không có những tài liệu khả tín về lịch sử đầu tiên của La Mã và dường như phần lớn các chuyện được kể lại là những huyền thoại; thật vậy, những phần ích lợi nhất cho sự hiểu biết lịch sử lập quốc của các dân tộc lại là những phần mà ta thiếu nhiều nhất. Kinh nghiệm hằng ngày dạy ta những nguyên nhân dẫn đến những cuộc cách mạng tại các đế quốc; nhưng vì hiện nay không có những dân tộc mới nào được hình thành nữa, nên chúng ta chỉ dựa vào những phỏng đoán để giải thích sự hình thành các nước này . Những tục lệ đã được thiết lập cho ta thấy rằng ít nhất các tục lệ đó có một nguồn gốc. Các truyền thống xuất phát từ các nguồn gốc đó, những truyền thống đã được các vị có uy tín nhất ủng hộ, và đã được khẳng định bằng các chứng cớ thiết thực, phải được xem là đáng tin cậy nhất. Đấy là những phương châm mà tôi cố gắng tuân theo khi tìm hiểu thể thức mà một dân tộc tự do nhất và hùng cường nhất trên thế giới sử dụng quyền hành tối cao của mình. Sau khi đặt nền móng cho La Mã, nền cộng hoà mới lập-bao gồm quân đội của kẻ thành lập gồm có các người gốc Albans, Sabines và người ngoại kiều-được chia ra làm ba giai cấp; từ sự phân chia đó mỗi giai cấp có tên là bộ tộc (tribes). Mỗi bộ tộc được chia ra làm mười tộc đoàn (curiae) và mỗi tộc đoàn lại được chia ra làm nhiều thập đoàn (decuriae) với những người chỉ huy là tộc đoàn trưởng (curiones) và thập đoàn trưởng (decuriones). Thêm vào đó, từ mỗi bộ tộc lại tuyển ra một trăm kỵ sĩ, còn gọi là hiệp sĩ thành một bách kỵ đội. Tất cả các sự phân chia này lúc đầu có tính cách quân sự nhưng sau này không cần thiết cho một thành phố nữa. Nhưng hình như họ có một linh tính là thành phố La Mã nhỏ bé này sẽ có một tương lai huy hoàng nên họ đã tự trang bị sớm để cho thành phố này có một hệ thống chính trị xứng đáng là một kinh đô của thế giới. Từ sự phân chia khởi đầu này một tình huống rắc rối xảy ra. Các bộ tộc Albans (Ramnenses) và bộ tộc Sabines (Tatienses) luôn luôn giữ nguyên tình trạng của mình, trong khi các bộ tộc ngoại kiều (Luceres) tiếp tục lớn dần và càng ngày càng có đông ngoại kiều đến La Mã cư ngụ, và lắm lúc có phần lấn át hai bộ tộc kia. Servius[a] sửa chữa khuyết điểm nguy hiểm này bằng cách thay đổi sự phân chia theo chủng tộc, và thay vào đó, bằng một sự phân chia mới dựa theo các chỗ cư ngụ của mỗi bộ tộc. Thay vì ba bộ tộc ông […]

Read more

Chương 7

Nhà làm luật   Hầu tìm được những luật lệ của xã hội thích ứng nhất cho các quốc gia, cần phải có một người có sự thông minh siêu tuyệt để có thể thấu hiểu những nhiệt tình của con người mà vẫn không bị ảnh hưởng của thất tình, lục dục, một con người mà hạnh phúc độc lập với con người nhưng lại quan tâm đến hạnh phúc của con người, một con người mà sẵn sàng làm việc ở đời này cho kết quả ở đời sau.[1] Chỉ có thần thánh mới là một “người” như vậy. Trong khi Caligula lý luận dựa trên sự kiện thì Plato trong tác phẩm “Politicus” dựa trên luật để định nghĩa quyền căn bản của một con người bình thường hay các vị vua chúa. Nhưng nếu những vị cai trị danh tiếng đã hiếm, thì các nhà làm luật danh tiếng còn hiếm hơn bao nhiêu lần? Nhà cai trị chỉ vận hành theo các đường hướng mà nhà làm luật đặt ra. Nhà làm luật là người kỹ sư phát minh ra cái máy, người cai trị chỉ là người ráp máy và làm cho nó chạy. Montesquieu đã nói: “Lúc ban đầu khi các xã hội được hình thành, các nhà cầm quyền của nền Cộng Hoà đặt ra các định chế, và sau đó các định chế lại định hình các nhà cầm quyền.”[2] Kẻ nào dám đứng ra tạo thể chế của một dân tộc phải cảm thấy rằng mình có thể làm thay đổi bản tính của con người; có thể biến đổi mỗi cá nhân từ một tổng thể hoàn bị và cô đơn ra thành phần tử của một tổng thể lớn hơn mà từ đó anh ta nhận được đời sống và sự tồn tại của mình; có thể sửa đổi thể trạng của con người để cho nó tốt hơn; có thể thay thế đời sống vật chất và sự độc lập mà tất cả chúng ta nhận được từ thiên nhiên bằng một đời sống chung [với cộng đồng] và đạo đức. Tóm lại, người đó phải lấy ra khỏi con người các sức mạnh mà thiên nhiên cho nó, và thay vào đó là những sức mạnh ngoại tại mà nó chỉ có thể sử dụng các sức mạnh mới này khi có sự giúp đỡ của người khác. Các sức mạnh từ thiên nhiên càng bị hủy diệt hoàn toàn thì các sức mạnh mới nhận được càng lớn và lâu dài và thể chế càng chắc chắn và hoàn hảo hơn; thế nên, vì mỗi cá nhân công dân không là gì cả và không thể làm gì cả nếu không có những người khác trợ giúp, và khi sức mạnh mới nhận được bởi tổng thể bằng hay lớn hơn tổng số sức mạnh thiên nhiên của tất cả mọi người, thì ta có thể nói rằng nền lập pháp đã đạt đến mức hoàn mỹ nhất mà nó có thể đạt được. Xét trên mọi phương diện, nhà làm luật chiếm một vị […]

Read more

Chương 4

Chế độ nô lệ Bởi vì không người nào có một uy quyền tự nhiên trên người khác, và vì lực không tạo nên quyền, chúng ta phải kết luận rằng mọi quyền lực hợp pháp đều được đặt trên các quy ước. Grotius nói rằng, nếu một cá nhân có thể từ bỏ tự do của mình và tự đặt mình làm nô lệ cho kẻ khác, thì tại sao một dân tộc không thể làm thế và trở thành thần dân của một vị vua? Trong câu này có nhiều từ mơ hồ cần phải được giải thích, nhưng ta chỉ nên hạn chế trong từ “từ bỏ.” “Từ bỏ” có nghĩa là “cho” hay “bán” – Một người không tự hiến mình khi làm nô lệ; anh ta tự bán mình, ít ra là để sinh sống. Nhưng một dân tộc thì bán mình vì cái gì? Vua không nuôi dân mà ngược lại dân phải nuôi vua, và theo Rabelais [b], thì vua không sống giản dị. Chẳng lẽ thần dân hiến mạng mình cho vua với điều kiện là của cải của họ cũng bị nhà vua tước hết? Nếu mà như vậy, tôi thấy là họ chẳng còn cái gì để mà giữ lại nữa. Người ta sẽ nói rằng kẻ bạo chúa đem yên ổn xã hội lại cho dân chúng. Cứ cho như vậy đi, nhưng dân hưởng được gì khi nhà vua vì lòng tham vô đáy gây ra chiến tranh, khi những nhũng nhiễu của nền cai trị còn làm khổ người dân hơn là các sự tranh chấp giữa họ với nhau? Họ được lợi lộc gì khi chính sự yên ổn ấy lại là nguồn khổ của họ? Trong tù ngục cũng có thanh bình, nhưng thanh bình kiểu đó có đáng để sống không? Người Hy Lạp bị bọn Cyclops nhốt trong hang cũng sống thanh bình trong khi chờ đợi đến lượt mình bị ăn thịt. Nói rằng một con người tự dâng hiến mình mà không đòi hỏi gì cả là một điều ngu xuẩn không thể tưởng tượng nổi. Một hành động như thế là bất hợp pháp và vô giá trị vì người làm việc đó không minh mẫn. Nói một dân tộc mà làm như vậy có nghĩa cho họ là những kẻ điên, và sự điên khùng không tạo nên quyền. Ngay cả khi một kẻ có thể từ bỏ tự do của mình, hắn ta cũng không thể đem cho tự do của con cái của hắn. Chúng được sinh ra là những con người tự do. Tự do của chúng thuộc về chúng, không ai có quyền xâm phạm đến. Trước khi chúng đạt đến tuổi trưởng thành, người cha, nhân danh con cái, có thể đặt ra luật lệ để bảo đảm sự sinh sống, phúc lợi của chúng, nhưng không thể hiến chúng một cách dứt khoát và vô điều kiện. Một sự dâng hiến như vậy là trái với thiên nhiên và vượt qúa quyền làm cha. Vậy nên để hợp pháp hoá một chính quyền […]

Read more

Khế Ước Xã Hội

Lời Giới Thiệu Tác phẩm Jean-Jacques Rousseau ra đời trong Thời kỳ Khai sáng (Enlightenment) trong thế kỷ 18 của Âu châu. Tư tưởng và học thuật trong Thời kỳ Khai sáng chú trọng về lý tính (rationalism) và thực nghiệm. Trên căn bản duy lý và thực nghiệm, các triết gia thời kỳ này phủ nhận lề lối tư duy truyền thống về xã hội, tôn giáo, chính trị, và đề cao vai trò của khoa học. Họ đã từng tuyên bố: khoa học sẽ cứu chúng ta. Trong bài luận văn đoạt giải thưởng của Hàn lâm viện Dijon năm 1749, Rousseau đã tạo cho mình một tư thế riêng khi đưa ra những lập luận bác bỏ toàn bộ những tư duy thời thượng bấy giờ. Ông lập luận rằng càng văn minh thì đạo đức càng băng hoại, khoa học không cứu rỗi được con người, và “tiến bộ” chỉ là ảo tưởng, văn minh hiện đại không làm con người hạnh phúc hay đạo đức hơn. “Hạnh phúc chỉ đến với con người trong tình trạng thiên nhiên,” và đức hạnh chỉ xảy ra trong một xã hội đơn giản, nơi con người sống đời sống đạm bạc, chân chất. Những phát minh của khoa học, những sáng tạo của nghệ thuật, theo ông, chỉ là những “chùm hoa phủ lên trên xiềng xích trói buộc con người, khiến họ quên đi sự tự do nguyên thủy có từ lúc mới sinh ra, và quên đi mất là đang cam thân làm nô lệ trong kiếp sống văn minh.”[1]. Về điểm này, tư tưởng của Rousseau khá gần với Mặc Tử, nhà tư tưởng cổ Trung Hoa, người chủ trương thuyết công lợi và lên án các sự xa xỉ, xa hoa; ngay cả âm nhạc cũng bị Mặc tử lên án là vô bổ, làm sa đọa con người (trong khi Nho gia có cả Kinh Nhạc trong Ngũ Kinh). Mặc dù tư tưởng của Rousseau trực tiếp phản bác tư duy đương thời, Hàn lâm viện Dijon vẫn trao giải nhất cho luận đề của ông. Đây cũng là nền tảng tư tưởng của Rousseau để từ đó ông viết nên tác phẩm bất hủ Khế ước Xã hội. Khế ước Xã hội gồm 4 quyển, mỗi quyển có từ mười tới mười lăm chương. Trong lời mở đầu Rousseau viết: “Với bản chất con người như ta biết, và với tính chất có thể xẩy ra của luật pháp, tôi muốn tìm xem trong trật tự của một xã hội dân sự có thể có một luật lệ cai trị nào cho chắc chắn và hợp tình hợp lý…” Trong cuộc hành trình này, Rousseau cũng như các nhà tư tưởng trước ông như Thomas Hobbes và John Locke đều bắt đầu từ nguyên thủy, nhận diện con người trong trạng thái thiên nhiên của nó. Mở đầu chương thứ nhất Rousseau viết: “Con người sinh ra được tự do, nhưng ở đâu nó cũng bị xiềng xích.” Đối với Rousseau, tự do là điều kiện thiết yếu để con người là […]

Read more

Xã Hội Dân Sự

LỜI GIỚI THIỆU   Xã Hội Dân Sự là gì? Câu hỏi này lại được các học giả về chính trị đặt ra trong hai thập niên vừa qua khi làn sóng dân chủ thứ ba tràn lên trong những thập niên cuối của thế kỷ 20. Sở dĩ các nhà nghiên cứu chính trị đặt vấn đề xã hội dân sự vì trong tất cả các nước chuyển hóa sang dân chủ đều luôn luôn có sự hiện diện của một “xã hội dân sự” sinh động. Từ đó xã hội dân sự trở thành một đề tài nghiên cứu để xem có tương quan “nhân quả” nào giữa các hoạt động của xã hội dân sự và tiến trình dân chủ hóa hay không. Trong chiều hướng đó, Học Viện Công Dân tuyển dịch các tài liệu, tiểu luận liên quan đến xã hội dân sự nhằm tạo cơ hội cho độc giả Việt Nam tiếp cận các tư tưởng, lý luận về xã hội dân sự của Tây phương, đồng thời cũng góp phần xây dựng cơ sở tài liệu cho lý luận và thực hành xây dựng xã hội dân sự tại Việt Nam. Khái niệm xã hội dân sự đã được các triết gia về chính trị thuộc thời kỳ Khai Sáng ở Âu châu sử dụng, và khái niệm này đã theo thời gian mà thay đổi cho đến ngày hôm nay. Các tư tưởng gia như Hobbes, Locke, Rousseau dùng xã hội dân sự (civil society) để chỉ một trạng thái xã hội khi con người đã bắt đầu sống quần tụ với nhau, khác với trạng thái thiên nhiên (state of nature). Xã hội càng phát triển thì lại càng nẩy nở thêm nhiều sắc thái và bộ phận khác nhau; do đó, các nhà tư tưởng thuộc thế kỷ 19 và thế kỷ 20 như Hegel, Marx, Gramsci, Diamond, v.v… đều có những khái niệm không giống nhau, và không thể thống nhất về một định nghĩa cho xã hội dân sự. Tuy nhiên, các học giả thuộc thế kỷ 20 đều đồng ý trên mẫu số chung sau đây của xã hội dân sự. Đó là sự hiện hữu của một lãnh vực công nằm giữa nhà nước, thị trường, và cá nhân. Chính trong lãnh vực công này (public sphere) mà các công dân hoạt động “nhằm biểu tỏ các mối quan tâm, tư tưởng, trao đổi thông tin, thực hiện các mục tiêu chung có tính chất hỗ tương, kiến nghị với nhà nước và buộc các viên chức nhà nước phải chịu trách nhiệm trong công vụ” (Diamond, 1994). Theo Brian O’Connell, chủ tịch sáng lập của Independent Sector, lãnh vực công là miền hội tụ của 5 thành tố sau: Thành tố đầu tiên là các cá nhân, tiêu biểu cho quyền lợi riêng tư. Thành tố thứ hai là cộng đồng bao gồm gia đình, làng xóm, chùa chiền, các hội đoàn, vân vân; cộng đồng là nơi các cá nhân sinh hoạt và phát triển và cũng là nơi đại diện cho các quyền […]

Read more

Luật Pháp Là Gì?

 Lý Ba  Perspective, số 4, bộ 2 Gần đây có rất nhiều thảo luận về việc thiết lập nền móng pháp trị tại Trung Hoa. Muốn xây dựng pháp trị ở Trung Hoa, theo tôi, thì cải cách tòa án không thôi cũng chưa đủ mà còn phải cải cách cả cách thức làm luật. Để tìm hiểu lập luận này, chúng ta cần phải hiểu bản chất của luật pháp là gì. Trong hai mươi năm vừa qua, Trung Quốc đã ban hành hàng nghìn điều luật. Trong nhiều lãnh vực, đã có khuynh hướng “quá tải lập pháp” (over-legislate). Ví dụ, trong luật hành chính, một số bộ luật vô hiệu quả với tầm nhìn hạn hẹp đã được, hoặc nhanh chóng sẽ được, ban hành. Những luật này gồm có: Luật tố tụng hành chính (1989), Luật quốc gia về bồi thường (1993), Luật trừng phạt-xử lý hành chính (1996), Luật bồi thường hành chính (1999), Luật hành pháp (lập pháp) (2000), Luật cưỡng chế hành chính (đang được thảo), Luật cấp giấy phép, Luật thủ tục hành chính (đang được xem xét), Luật về mua của nhà nước (đang được xem xét) v.v…Tệ hại hơn nữa, những luật chung chung-phổ thông này đan xen với hàng trăm sắc lệnh hành chính và nghị định ở trung ương, tỉnh và địa phương, thường gây ra sự rối rắm và bất định, và một số những luật này dùng ngôn ngữ được viết với ý nghĩa rất hạn hẹp và có thể bị luồn lách dễ dàng. Một số lớn những luật này không được soạn thảo kỹ càng và có phẩm chất kém, và rất nhiều luật không được (áp chế) thi hành; do đó, cả công chức lẫn thường dân đều không thèm đếm xỉa đến. Sự việc này góp phần vào việc thiếu tôn trọng luật pháp nói chung ở Trung Quốc. Rất nhiều những luật như vậy là kết quả của nếp suy nghĩ “đau đâu chữa đấy.” Cách thức làm luật “quá tải” “hạn hẹp”này cần phải được thay đổi nếu chúng ta muốn thiết lập pháp trị ở Trung Quốc. Ban hành hàng nghìn đạo luật (sắc lệnh) chưa hẳn là thiết lập được pháp trị. Điều chúng ta cần không phải là bất cứ khi nào tiện lợi thì ra luật, mà là ban hành pháp luật trong khuôn khổ của pháp trị. Về cơ bản, sự “quá tải-lập pháp” bắt nguồn từ sự nhận thức sai lầm về bản chất của luật pháp. Luật pháp là gì? Để trả lời câu hỏi này, cần phải tiến hành một cuộc thí nghiệm trong tư tưởng. Hãy thử tưởng tượng ra một trạng thái nguyên thủy theo như mô hình của Locke [nhà triết học Anh], trong đó không có nhà nước, không có chính quyền, và không có cả xã hội con người. Điều đó có nghĩa là không có luật pháp trong trạng thái nguyên thuỷ không? Câu trả lời là không. Vẫn có luật trong trạng thái nguyên thuỷ chứ; người ta vẫn phân biệt được cái gì sai […]

Read more