fbpx

Search Results for: luận cương 10

Vai Trò Tư Pháp Độc Lập

Philippa Strum   “Nhiều luật gia tại Hoa kỳ cho rằng việc tòa xét duyệt các luật liên quan tới quyền con người là một điểm son và là niềm tự hào của nước ta. Tôi đồng ý.” Ruth Bader Ginsburg[i] Thẩm phán tòa Tối cao Cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 ở Mỹ cứ dằng dai mãi khiến ai cũng phải ngạc nhiên. Các phiếu có tính cách quyết định đã được bỏ ở Florida, nhưng một thời gian dài sau ngày bầu cử người ta còn đặt ra câu hỏi là do trục trặc về máy móc không biết một số phiếu tại Florida đã được đếm chưa mà nếu chưa đếm thì phải xử trí ra sao. Viện lập pháp Florida và cả một số thẩm phán của tiểu bang cũng tham gia vào cuộc tranh luận. Viên chức của bộ Nội vụ bang Florida (Florida’s secretary of state) và các đại biểu Quốc hội Mỹ tranh luận rất gay gắt. Cả hai phe ủng hộ hai ứng viên George W. Bush và Al Gore đều biểu tình ở Florida và các nơi khác khắp nước Mỹ. Trong khi cuộc tranh chấp đang diễn ra gay gắt thì nội vụ được đưa lên Tòa tối cao để xét xử. Rốt cuộc Toà tuyên bố là Bush đã thắng Gore. Thế là xong. Gore đọc diễn văn mừng Bush. Các người biểu tình đi về nhà. Các nhà chính trị của đảng đã mất quyền tổng thống lên truyền hình tuyên bố bây giờ là lúc phải đoàn kết để tiếp tục làm việc cho quốc gia. Hiển nhiên là không phải ai cũng hài lòng với quyết định của tòa, nhưng hầu như là ai cũng chấp nhận. Tuy có dư luận cho rằng một số thẩm phán có thiên kiến chính trị, nhưng không ai nghi ngờ là quyết định của Tòa là một quyết định không độc lập và không bị ảnh hưởng bởi các nhân vật chính trị nào khác. Tính cách độc lập của ngành tư pháp liên bang và việc xã hội đồng ý tôn trọng phán xét của ngành tư pháp là một điểm son cho hệ thống chính trị Hoa kỳ. Thực vậy, trên thế giới không có một tòa án nào khác mà lại có quyền lực khác thường như toà Tối cao trong việc quyết định về các cuộc tranh chấp trong xã hội, giải thích hiến pháp và ấn định chính sách. William Rehnquist, chánh thẩm của tòa Tối cao vào lúc có cuộc bầu cử, trước đó vài năm đã nhận định rằng ngành tư pháp Hoa kỳ là “một trong những viên ngọc quý của hệ thống chính quyền của chúng ta.” Câu hỏi thường đặt ra cho ngành tư pháp Hoa kỳ gồm có hai phần. Phần thứ nhất là: tại sao Hoa kỳ lại chấp nhận một cơ chế cho một vài vị thẩm phán được bổ nhiệm (suốt đời) chứ không phải được bầu ra có quyền bảo các ngành chính quyền khác là điều họ làm có hợp pháp không? […]

Read more

Cách Làm Luật Trong Một Xã Hội Dân Chủ

Gordon Morris Bakken   “Thực chất của luật pháp vào bất cứ thời điểm nào cũng hầu như cố gắng hết sức đi sát với những điều mà lúc đó người ta cho là tiện nhất. Nhưng hình thức và cơ chế của luật pháp cũng như cái mức độ mà luật pháp có thể thực hiện được các kết quả mong muốn tùy thuộc rất nhiều vào cái quá khứ của luật pháp.” — Oliver Wendell Holmes, Jr.[i] The Common Law (1881) Dân Mỹ đã hợp nhau lại để làm luật từ thời kỳ thuộc địa và cho tới nay vẫn còn làm luật để duy trì một xã hội có quy củ. Tuy các thể thức cụ thể về việc làm luật đã tiến triển qua nhiều thế kỷ nhưng làm luật theo thể thức dân chủ vẫn còn những đặc điểm đáng chú ý là phải cần có sự thỏa thuận của dân chúng, phải có một hệ thống kiểm soát và cân bằng và phải có một chính sách công linh động để thích ứng với các vấn đề qua thời gian và không gian. Trong thế kỷ 17 và 18, dân Mỹ gửi đại biểu tham dự các cuộc họp của chính quyền thuộc địa để làm những luật lệ quy định các quan hệ kinh tế và xã hội trong cuộc sống hàng ngày. Những vấn đề như cho con đường phải đi qua đâu, hay thế nào là một điều trở ngại công cộng, đều được tranh luận và quyết định. Đường xá tạo điều kiện cho thương mại phát triển và việc bỏ các nông phẩm và sản phẩm phế thải không phải chỉ là vấn đề thuần tuý thuộc về mỹ quan. Cả hai vấn đề này đều có liên hệ tới sự lành mạnh của một xã hội có quy củ. Trong thế kỷ 19, dân Mỹ họp tại Missouri để đưa ra những luật lệ về các toa xe lửa. Các “luật lệ đi đường” này nhẳm bảo vệ sinh mạng cho các hành khách trong chuyến đi dài hàng ngàn dặm sang bờ Thái bình dương. Khi tới mỏ vàng tại Caifornia, các người đi tìm vàng xuống tầu, nhưng rồi chính họ lại họp nhau lại để thảo ra các luật lệ trong vùng khai mỏ. Những người khai mỏ này muốn có một xã hội có quy củ để bảo vệ việc làm ăn của họ và giúp cho việc làm ăn thêm phát triển. Tại California trong thế kỷ thứ 21, cư dân trong một khu vực vẫn còn họp nhau lại để thay đổi các luật lệ, dưới hình thức các bản giao kèo, các điều kiện và các hạn chế quy định việc sửa sang nhà cửa trong dẫy nhà nơi họ cư ngụ. Những người chủ tài sản này có quyền đưa ra những luật lệ cần thiết cho một xã hội có quy củ. Dù ở tại trụ sở thành phố, tại tòa nhà quốc hội, tại vùng định cư nơi biên cương hay tại phòng khách trong các khu nhà […]

Read more

Thể Chế Liên Bang và Dân Chủ

David J. Bodenhamer “Thực ra chính quyền liên bang và tiểu bang chỉ là những cơ quan khác nhau thay mặt cho nhân dân và được nhân dân ủy thác cho những quyền hạn khác nhau và được thiết lập để thực hiện những mục đích khác nhau.” James Madison Luận cương Liên bang, Số 46 Cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 là một trong những cuộc bầu cử gây tranh chấp gay go nhất – và cũng lộn xộn nhất- trong lịch sử Mỹ. Mãi tới một tháng sau khi bầu cử người ta mới biết chắc ứng viên của đảng Cộng hoà George W. Bush sẽ được làm tổng thống thứ 43 của Mỹ. Trong thời gian đó, toàn thể thế giới đã chứng kiến cuộc tranh giành phiếu tại Florida được đưa ra hết từ toà địa phương lên tòa tiểu bang rồi lên tòa liên bang rồi lại trở về toà địa phương. Mãi cho tới khi có phán quyết của tòa Tối cao thì cuộc tranh cãi mới được phân giải. Điều mà nhiều nhà quan sát nước ngoài thấy là khó hiểu là làm sao các tiêu chuẩn bỏ phiếu lại có thể thay đổi như vậy từ địa phương này sang địa phương khác và làm sao mà các viên chức địa phương lại có thể giữ vai trò quan trọng như vậy trong một cuộc bầu cử toàn quốc. Công dân Mỹ cũng có thể ngạc nhiên về sự khác biệt trong thể thức bầu cử giữa các tiểu bang, nhưng thực ra thì các quan hệ hỗ tương như vậy giữa chính quyền địa phương, tiểu bang, và liên bang không có gì là khác thường cả. Trong cuộc sống hàng ngày của một người dân thường tại Mỹ, rất ít khi mà người dân lại không gặp phải các luật lệ hay biện pháp thuộc về cả ba cấp chính phủ. Quy định về vùng, kiểm soát lưu thông, vệ sinh, hành chánh về giáo dục, tu bổ đường sá và biết bao nhiêu dịch vụ khác chủ yếu là do các viên chức địa phương phụ trách theo sự trao quyền của tiểu bang. Trong số các lãnh vực quan trọng, chính quyền tiểu bang có quyền ấn định chính sách giáo dục, thi hành tư pháp hình sự, ấn định các luật lệ về doanh nghiệp và ngành nghề chuyên môn, y tế công cộng. Còn các hoạt động khác của chính quyền liên bang – từ quốc phòng, ngoại giao cho tới chính sách kinh tế và tiền tệ cũng như là cải tổ an sinh xã hội – đều là phần được chú trọng nhiều nhất trong các tin hàng ngày vì nó có ảnh hưỡng tới tất cả mọi người. Tuy rất ít người nhận ra như vậy, nhưng các ‘pha’ hào hứng xẩy ra trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua cũng như biết bao các pha khác xẩy ra hàng ngày nhưng không hào hứng bằng thực ra là đã diễn ra trên sân khấu do các nhà lập ra hiến […]

Read more

Các Nguyên Tắc Bầu Cử Dân Chủ

D. Grier Stephenson, Jr. “Mục đích của tất cả các hiến pháp chính trị là để lựa những người khôn ngoan nhất để biết phân biệt và đức độ nhất để theo đuổi mục tiêu chung của xã hội.” James Madison The Federalist, No. 57 (Luận cương về chế độ Liên bang) Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 tóm lược cốt lõi của lý thuyết dân chủ khi nói tới: “Chính quyền có được quyền chính đáng là nhờ vào sự thỏa thuận của những người dưới quyền cai trị”. Tám mươi bẩy năm sau, khi các bang tại Hoa kỳ giao chiến với nhau sau khi 11 bang từ chối công nhận kết quả của cuộc bầu cử năm 1860, tổng thống Abraham Lincoln nhắc lại nguyên tắc của sự thỏa thuận đó là ‘chính phủ của nhân dân, bởi nhân dân và vì nhân dân’. Dù có diễn tả thế nào chăng nữa thì thì cái nguyên tắc cơ bản này vẫn yêu cầu phải có một hệ thống bầu cử, [đó là] ‘sự lệ thuộc vào nhân dân’ mà James Madison đã công nhận năm 1788 trong Luận cương về Liên bang số 51 là ‘quyền cơ bản để kiểm soát chính quyền’. Bằng cách quyết định một cách hoà bình ai là người có quyền cai trị và bằng công nhận các quyết định của người cai trị là hợp pháp, các cuộc bầu cử cho ta những câu trả lời then chốt mà bất cứ chế độ chính trị nào cũng gặp phải. Các mục đích này có thể đạt được dễ dàng hơn khi một hệ thống bầu cử có những đặc điểm khiến cho nhiều người cùng công nhận là các cuộc bầu cử đã tự do và công bằng. Những yếu tố thuận lợi cho quan điểm đó là quyền bầu cử và việc tham gia bầu cử có tính cách mở rộng nhiều hơn là hạn chế; sự đồng đều trong số phiếu để cho không có số phiếu của nhóm này nhiều hơn số phiếu của nhóm kia; kết quả của cuộc bầu cử phải được quyết định bằng những luật lệ đã ấn định từ trước, và việc gian lận trong khi bỏ phiếu và đếm phiếu phải giảm tới mức tối thiểu có thể thực hiện được. Các tiêu chuẩn tự do và công bằng trong bầu cử này đã thay đổi trong lịch sử chính trị tại Mỹ. Sự biến đổi của các tiêu chuẩn đó phản ánh các kinh nghiệm của các thế hệ khi phải thích ứng với sự thay đổi về bản chất của tập thể chính trị, về mức độ của các sự bất đồng ý kiến trong khuôn khổ luật định, và về sự đại diện và về cơ cấu bầu cử cũng như cơ cấu hành chánh.   Ai được bầu Theo Điều 1, đoạn 2 của Hiến pháp những ai có quyền bầu người đại diện tại Hạ viện Hoa kỳ thì cũng có quyền bầu ‘đa số các ngành của cơ chế Lập pháp của Tiểu bang’. Ngoài việc […]

Read more

Hiến Pháp Trị

Greg Russell “Tự do của con người trong một chế độ cai trị có nghĩa là sống theo một luật lệ bền vững, chung cho cả mọi người trong xã hội; luật lệ này phải được quy định bởi quyền lập pháp đã được thiết lập trong chế độ đó” John Locke Second Treatise, Ch. 4 [Luận thuyết về Chính quyền Dân sự, Tập 2, Chương 4]   Hiến pháp trị hay pháp trị có nghĩa là quyền lực của các người lãnh đạo và của các cơ quan chính quyền phải được hạn chế. Hiến pháp trị, như một chủ thuyết về chính trị hay về luật pháp, nói về một chính quyền mà nhiệm vụ trước hết là phải nhằm phục vụ cho toàn thể mọi người và bảo vệ quyền cá nhân. Chế độ cai trị theo hiến pháp dựa theo các tư tưởng chính trị tiến bộ, xuất phát từ tây Âu và Mỹ nhằm bảo vệ quyền sống và quyền tư hữu của cá nhân cũng như là quyền tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận. Để bảo đảm các quyền đó các nhà soạn thảo hiến pháp đã nhấn mạnh các yếu tố như kiểm soát quyền hạn của các ngành trong chính quyền, bình đẳng trước pháp luật, tòa án không thiên vị và tách rời quyền lực tôn giáo và quyền lực nhà nước. Những người tiêu biểu cho môn phái này gồm thi sĩ John Milton[1], các nhà luật học Edward Coke[2] và William Blackstone[3], các chính khách như Thomas Jefferson[4] và James Madison[5], và các triết gia như Thomas Hobbes[6], John Locke[7], Adam Smith[8], Baron de Montesquieu[9], John Stuart Mill[10], và Isaiah Berlin[11]. Các vấn đề trong việc cai trị theo hiến pháp của thế kỷ 21 có lẽ sẽ là các vấn đề hiện hữu ngay trong các chính quyền được coi là dân chủ. Hiện nay có hiện tượng là các “chế độ dân chủ phi tự do”[12] càng ngày càng được coi là hợp pháp và do đó càng ngày càng mạnh hơn; lý do là vì các chế độ đó có vẻ như khá dân chủ. Chế độ dân chủ phi tự do — nghĩa là chế độ dân chủ trên danh nghĩa nhưng lại thiếu phần chủ nghĩa tự do theo hiến pháp — là một chế độ không những thiếu sót mà lại còn nguy hiểm bởi vì nó sẽ dẫn tới sự băng hoại quyền tự do, lạm dụng quyền hành, chia rẽ chủng tộc thậm chí có thể gây ra chiến tranh nữa. Sự quảng bá dân chủ trên thế giới thường không đi đôi với sự quảng bá của chế độ tự do theo hiến pháp. Một số các nhà lãnh đạo được bầu lên theo thể thức dân chủ đã dùng quyền lực của mình để giới hạn các quyền tự do. Ngoài việc có bầu cử công bằng và tự do hay gia tăng cơ hội phát biểu về chính trị, một truyền thống sinh hoạt tự do chính trị thực sự còn phải cống hiến những […]

Read more