fbpx

Search Results for: luận cương 10

Luận cương 10

Luận cương 10 Liên bang là một bảo đảm chống lại chia rẽ nội bộ và nội chiến James Madison   22 tháng 11, 1787 Cùng đồng bào Tiểu bang New York, Khả năng hoá giải và kiểm soát bạo lực của phe phái là một trong những lợi điểm của một Liên bang được tổ chức tốt đẹp, và điều này cần phải được giải thích rõ ràng hơn. Những ai cổ võ cho [sự thiết lập] một chính quyền của dân không thể không lo lắng cho đặc tính và số phận của loại chính quyền này khi bản năng tự nhiên có khuynh hướng dẫn đến nguy cơ bạo lực do phe phái gây nên. Do đó, họ không thể không để tâm tìm cách hóa giải nguy cơ đó nhưng không để vi phạm đến những nguyên tắc mà họ cố gắng bảo vệ. Tình trạng bất ổn, thiếu công bằng và rối loạn trong sinh hoạt của các hội đồng nhân dân vẫn thường là căn bệnh hiểm nghèo hủy hoại chính quyền của dân ở khắp mọi nơi. Đây cũng là đề tài tranh cãi mà kẻ thù của tự do thường vận dụng để chống đối hình thức tổ chức chính quyền này. Những cải tiến đáng giá do Hiến pháp Mỹ thực hiện trên các mô hình chính quyền phổ thông, cả cổ và hiện đại, chắc chắn không thể được ngưỡng mộ quá nhiều; nhưng sẽ là một sự thiên vị không chính đáng, khi cho rằng những cải tiến này không thực sự ngăn chặn được mối nguy hiểm này, như mong muốn và mong đợi. Những lời than phiền đến từ phía các công dân đức cao đạo trọng, đồng thời cũng là những người yêu chuộng tự do và dân chủ, đều cho rằng chính quyền này quá bất ổn; quyền lợi chung đã không được lưu tâm các phe phái tranh chấp lẫn nhau. Nhiều biện pháp được quyết định không phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng công bằng và quyền lợi của thiểu số, mà ngược lại do sự điều hướng của thế lực áp đảo từ đa số trấn áp dựa trên quyền lợi của họ. Mặc dầu chúng ta mong rằng những phê phán này thiếu căn cứ, nhưng bằng chứng cụ thể không cho phép chúng ta phủ nhận trong một giới hạn nào đó các lời than phiền này đã phản ảnh sự thật. Chúng ta có thể thành tâm cho rằng một số những khó khăn gặp phải đã bị quy trách sai lầm nơi cách thức vận hành của chính quyền; nhưng đồng thời chúng ta phải nhìn nhận chưa tìm đủ mọi nguyên nhân giải thích cho những khó khăn, đặc biệt là về sự hồ nghi của quần chúng đối với sinh hoạt công cộng và sự báo động vi phạm quyền tư hữu. Cả hai hình thức phản đối nói trên đều được nghe thấy từ cả hai bờ đại dương trên lục địa Hoa Kỳ. Nếu không phải tất cả thì một phần lớn các […]

Read more

Giới thiệu Đạo Đức Luận (Nicomachean Ethics)

Đỗ Khánh Hoan   Đi vào tác phẩm này, nếu là lần đầu, độc giả sẽ làm quen với nhà tư tưởng phong phú lạ kỳ sống cách chúng ta hai mươi bốn thế kỷ ở phương trời xa lạ tôi hân hạnh giới thiệu sau Platon, thày dạy của ông. Nếu biết ông rồi, độc giả khỏi bận tâm; nếu chưa biết ông,  độc giả cũng đừng thắc mắc mà vui lòng theo dõi lời kể mộc mạc, đơn sơ về thân thế cùng sự nghiệp, người người ngưỡng mộ, mến yêu. Thưa, ông là người Hy-lạp, tên Aristote, học trò Platon, thày dạy Alexander, xuất hiện trên trần gian 62 năm, rồi ra đi vĩnh viễn, không bao giờ trở lại, học giới Tây phương hơn hai ngàn năm coi là triết gia khai phóng đã mở đường vạch lối suy tư theo đó tư tưởng con người sau đó cất bước. Ông chào đời ở Stagira, thành phố thuộc Macedonia[1] cách Athens hơn ba trăm cây số về phía Bắc năm 384 tcn. Thân phụ là thân hữu đồng thời ngự y của vua Amyntas xứ Macedonia và ông nội Alexander. Theo lời truyền ông dường như cũng muốn trở thành hội viên gia đình y học, do nuôi dưỡng trong không khí y khoa như nhiều nhà tư tưởng đương thời tắm gội trong môi trường triết học; ông có cơ hội và động lực để phát triển tài năng, song khi phát triển chẳng hiểu sao tài năng lại nghiêng về khoa học; từ đó ông sẵn sàng trở thành người xây dựng khoa học, và là người xây dựng đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Sự nghiệp lừng lẫy, có một không hai, ấy thế mà tiểu sử người sau biết lại rất sơ sài, đôi khi có thể nói mâu thuẫn, bất nhất, chồng chéo, chắp nối, vá víu, thật khó tin. Chuyện kể lúc trẻ tuổi ông sống phóng đãng, gia nhập quân đội để khỏi chết đói, trở về Stagira hành nghề thày thuốc, năm ba mươi tuổi xuống Athens theo học Platon, nghiền ngẫm triết học. Chuyện kể năm mười tám tới Athens, như biết bao thanh niên hiếu học cùng trang lứa muốn tiến thân trên đường đời gập ghềnh, trắc trở, ông chân thành thụ giáo đại sư, thời gian khá lâu; dẫu thế ngay cả chuyện có vẻ thực này, theo G. Grote trong Aristotle (1872) và E. Zeller trong Aristotle and the Earlier Peripa-tetics (Aristote và triết sinh tiêu dao buổi đầu, 1897), người sau vẫn thấy bóng dáng chàng trai khinh suất, sống hấp tấp, liều lĩnh. Tuy nhiên, độc giả sẽ hài lòng khi thấy trong cả hai chuyện bông hoa thác loạn cuối cùng hạ neo cắm sào dừng thuyền trong bến bờ yên tịnh, miệt mài trau giồi trí thức giảng dạy trong Học Viện Platon sáng lập. Chuyện kể thời gian ở Athens ông mở trường dạy học, đặc biệt môn hùng biện nhằm cạnh tranh với Isocrates, diễn giả lừng danh đương thời; trong số học sinh có Hermias […]

Read more

Giới thiệu Đạo đức Luận – Aristote

Đỗ Khánh Hoan  Đi vào tác phẩm này, nếu là lần đầu, độc giả sẽ làm quen với nhà tư tưởng phong phú lạ kỳ sống cách chúng ta hai mươi bốn thế kỷ ở phương trời xa lạ tôi hân hạnh giới thiệu sau Platon, thày dạy của ông. Nếu biết ông rồi, độc giả khỏi bận tâm; nếu chưa biết ông,  độc giả cũng đừng thắc mắc mà vui lòng theo dõi lời kể mộc mạc, đơn sơ về thân thế cùng sự nghiệp, người người ngưỡng mộ, mến yêu. Thưa, ông là người Hy-lạp, tên Aristote, học trò Platon, thầy dạy Alexander, xuất hiện trên trần gian 62 năm, rồi ra đi vĩnh viễn, không bao giờ trở lại, học giới Tây phương hơn hai ngàn năm coi là triết gia khai phóng đã mở đường vạch lối suy tư theo đó tư tưởng con người sau đó cất bước. Ông chào đời ở Stagira, thành phố thuộc Macedonia[1] cách Athens hơn ba trăm cây số về phía Bắc năm 384 tcn. Thân phụ là thân hữu đồng thời ngự y của vua Amyntas xứ Macedonia và ông nội Alexander. Theo lời truyền ông dường như cũng muốn trở thành hội viên gia đình y học, do nuôi dưỡng trong không khí y khoa như nhiều nhà tư tưởng đương thời tắm gội trong môi trường triết học; ông có cơ hội và động lực để phát triển tài năng, song khi phát triển chẳng hiểu sao tài năng lại nghiêng về khoa học; từ đó ông sẵn sàng trở thành người xây dựng khoa học, và là người xây dựng đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Sự nghiệp lừng lẫy, có một không hai, ấy thế mà tiểu sử người sau biết lại rất sơ sài, đôi khi có thể nói mâu thuẫn, bất nhất, chồng chéo, chắp nối, vá víu, thật khó tin. Chuyện kể lúc trẻ tuổi ông sống phóng đãng, gia nhập quân đội để khỏi chết đói, trở về Stagira hành nghề thày thuốc, năm ba mươi tuổi xuống Athens theo học Platon, nghiền ngẫm triết học. Chuyện kể năm mười tám tới Athens, như biết bao thanh niên hiếu học cùng trang lứa muốn tiến thân trên đường đời gập ghềnh, trắc trở, ông chân thành thụ giáo đại sư, thời gian khá lâu; dẫu thế ngay cả chuyện có vẻ thực này, theo G. Grote trong Aristotle (1872) và E. Zeller trong Aristotle and the Earlier Peripa-tetics (Aristote và triết sinh tiêu dao buổi đầu, 1897), người sau vẫn thấy bóng dáng chàng trai khinh suất, sống hấp tấp, liều lĩnh. Tuy nhiên, độc giả sẽ hài lòng khi thấy trong cả hai chuyện bông hoa thác loạn cuối cùng hạ neo cắm sào dừng thuyền trong bến bờ yên tịnh, miệt mài trau giồi trí thức giảng dạy trong Học Viện Platon sáng lập. Chuyện kể thời gian ở Athens ông mở trường dạy học, đặc biệt môn hùng biện nhằm cạnh tranh với Isocrates, diễn giả lừng danh đương thời; trong số học sinh có Hermias gia […]

Read more

CÁ TÍNH CỦA PUBLIUS: TÁC GIẢ CỦA LUẬN CƯƠNG LIÊN BANG (Federalist Papers)

Nông Duy Trường Ngày nay chúng ta đều biết Luận cương Liên bang, gồm 85 luận cương do Alexander Hamilton, James Madison và John Jay trứ tác dưới cùng một bút hiệu “Publius,”[1] trong khoảng thời gian từ tháng Mười 1787 đến tháng Năm, 1788.[2] Người dân Mỹ không biết căn cước thực của Publius mãi cho đến khi những Luận cương này xuất hiện dưới ấn bản tiếng Pháp vào năm 1792. Mặc dầu ta không thể biết được công chúng lúc đó có nghi ngờ rằng Publius có phải là một người hay không, nhưng âu cũng là điều hợp lý khi đặt câu hỏi liệu những tính cách khác nhau của ba tác giả này có được phản ảnh qua bài viết của họ? Để trả lời câu hỏi này trước hết ta sẽ xem xét cá tính—tổng hợp của gia thế, đức tính, và lối sống của các tác giả—được thể hiện như thế nào qua văn phong; và thứ hai, vì trong số ba tác giả và 85 luận cương này, Hamilton là tác giả viết nhiều nhất (51 bài), Madison (29 bài) và Jay (5 bài), ta sẽ tập trung vào những bài do Hamilton và Madison viết. Hamilton xuất thân là dân thành thị và là một di dân, ông không có quan hệ gì với bất cứ tiểu bang nào. Ông cũng là một người quốc gia nhiệt thành ủng hộ quan điểm xây dựng một chính quyền quốc gia (trung ương) mạnh. Madison, ngược lại, xuất thân từ gia đình địa chủ, danh gia thế phiệt của tiểu bang Virginia, có thiên hướng trung thành với quyền của tiểu bang. Không những khác biệt nhau về xuất thân và gia thế, hai tác giả còn khác nhau xa về tính tình.[3] Hamilton là một người hướng ngoại, nhiệt thành, đầy năng lực và cảm xúc, trong khi đó Madison là một người hướng nội, kín đáo và dè dặt.[4] Với những sự khác biệt về tính tình và xuất thân như vậy, ta có thể nghĩ rằng những bài xã luận của họ cũng sẽ phản ánh sự khác biệt về cá tính. Thế nhưng, trái lại, khởi đi từ Luận cương đầu tiên đến luận cương cuối cùng, bắt đầu với Luận cương thứ nhất qua đó Hamilton trình bày những điểm chính sẽ được thảo luận, cả hai tác giả đều thể hiện sự hài hoà trong lý luận và văn phong. Trong 14 luận cương đầu tiên, hai tác giả thay phiên nhau giải thích cho công chúng những lợi điểm của bản hiến pháp mới, từ việc duy trì an ninh nội bộ đến sự ổn định mậu dịch với nước ngoài. Sau Luận cương số 9 do Hamilton viết ngày 21 tháng 11, 1787, Madison viết tiếp Luận cương số 10 vào ngày 22 tháng 11; đây là một trong vài luận cương nổi tiếng nhất trong 85 bài (đây cũng là luận cương đầu tiên do Madison chấp bút). Madison tiếp tục chủ đề Hamilton đã trình bày ở Luận cương 9—“Một liên bang bền […]

Read more

Cuộc Đàm Luận giữa Khổng Tử và Tiến Sĩ John Dewey

Dr. Lih-Ching Chen Wang LGT: Một cuộc đàm luận lý thú giữa Khổng Tử và John Dewey, dĩ nhiên trong tưởng tượng, nhưng qua đó tác giả đã nêu lên được những điểm tương đồng cũng như khác biệt trong triết lý giáo dục giữa hai nhà giáo dục hàng đầu của Trung Hoa và Hoa Kỳ. Điều thú vị là những lời đối đáp của Khổng Tử đều rút ra từ các sách Đại Học và Luận Ngữ.[1] Thời gian: 7 tháng 12, 1951. Không gian: Quê hương của Khổng Tử, huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa Khổng Tử: Cung ­Thỉnh, Tiến sĩ Dewey! “Có những bằng hữu ham mộ đạo lý, nghe tiếng mình là người học cao đức lớn, chẳng ngại đường xa đến viếng mình, há không lấy đó làm vui sao?”[2] Dewey: Thưa Phu Tử, thật là vui thú lắm. Đây cũng là một sự thay đổi trong những việc thường ngày của tại hạ tại Mỹ. Khổng Tử: Theo những đệ tử của ta nghiên cứu thì ngài là một trong những triết gia và nhà giáo dục có ảnh hưởng lớn nhất của Mỹ quốc. Ta rất hân hạnh được ngài ghé thăm tệ xá. Dewey: Xin mượn lời của Phu Tử: “Kẻ nào miệng nói lời hoa mỹ, còn mặt mày thì trau chuốt, hình dạng thì kiểu cách, áo quần thì lòe loẹt, kẻ ấy hẳn kém lòng nhân.”[3] Ha ha…Xin đùa Sư Phụ một chút. Khổng Tử: Ta cũng xuýt nữa thì nổi giận rồi đó. “Bậc quân tử nếu chẳng tự trọng, thì chẳng được oai nghiêm, người ta không kính nể, rồi ra sự học vấn của mình không được kiên cố…Chẳng nên làm bạn với kẻ chẳng như mình.”[4] Ngay cả đệ tử của ta là Tăng Tử còn nói: “Hằng ngày ta tự xét mình,…, làm việc với ai ta có hết lòng hay chăng?”[5] Dewey: Xin cám ơn Sư Phụ. Ngài nghiêm trang quá, không có tính khôi hài tí nào. Vậy thì tại hạ xin hỏi ngài một chuyện thành thật, nghiêm túc: Đại học là cái gì? Nghĩa là, mục đích của đại học là để làm gì? Khổng Tử: Đại học dạy như vầy: “Trước hết phải làm sáng tỏ cái đức của mình, rồi dùng cái đức đó cải cách cho mọi người, rồi nên nhắm mức trọn lành mà theo và ở yên nơi mức ấy.”[6] Dewey: Xin ngài khai triển thêm. Khổng Tử: “Các vị vua thuở xưa muốn làm cho cái đức của mình tỏ sáng ra trong thiên hạ, trước phải lo sửa trị nước mình. Muốn sửa trị nước mình, thì phải tề gia trước. Muốn tề gia thì phải tu thân trước. Muốn tu thân thì phải làm cho ý mình trở nên thành thật. Muốn làm cho ý mình trở nên thành thật phải có tri thức chu đáo. Muốn có tri thức chu đáo ắt phải nghiên cứu sự vật.”[7] Dewey: Đúng vậy, tri thức được mở rộng nằm ở chỗ nghiên cứu sự vật. Thế còn gì nữa, thưa Phu […]

Read more

Luận cương 6

Luận về Những Nguy cơ Mâu thuẫn giữa các Tiểu bang Alexander Hamilton   Cùng đồng bào tiểu bang new York: Ba bài tham luận vừa qua đã được dành để liệt kê những nguy cơ mà chúng ta, nếu còn ở trong tình trạng phân hóa, sẽ phải đối phó với sức mạnh quân sự và âm mưu của ngoại bang. Sau đây, tôi sẽ trình bày những nguy cơ thuộc một loại khác, và, có lẽ, còn đáng sợ hơn nhiều – đó là những nguy cơ đến từ những sự bất đồng giữa chính các Tiểu bang, và từ những xung đột phe nhóm nội bộ. Trong một số trường hợp, những nguy cơ loại này cũng đã từng được tiên liệu; tuy nhiên ta cũng cần  phải phân tích và nghiên cứu kỹ càng hơn. Kẻ nào mà còn có thể nghi ngờ rằng sự phân hóa giữa các tiểu bang, gây nên bởi sự thiếu kết hợp toàn phần hay chỉ từng phần, sẽ không tạo nên các cuộc tranh đấu bạo lực với nhau, thì kẻ đó thật là kẻ suy nghĩ vẩn vơ, không tưởng. Còn cho rằng các tiểu bang không có động cơ để tranh đấu với nhau để lập luận rằng những sự tranh cạnh như vậy không xảy ra, thì cũng đã quên mất rằng bản chất con người là ham muốn danh vọng, sân hận, và tham lam của cải. Còn nếu mà cứ muốn tìm một sự hài hòa liên tục giữa một số các nước độc lập nhưng không có liên hệ gì với nhau, lại cùng ở trên một lãnh thổ, tức là đã coi thường tiến trình không thay đổi trong sinh hoạt của loài người, và thách thức túi khôn của nhân loại đã được tích lũy qua thời gian. Có rất nhiều lý do gây chiến giữa các quốc gia. Có những lý do đã trở thành gần như là hệ quả tất nhiên của quan hệ giữa một tập thể các đơn vị trong xã hội. Những  lý do này gồm có lòng yêu chuộng quyền thế, hay là lòng ham muốn lấn át  và thống trị người khác hay lòng ganh ghét quyền lực, hoặc sự khát khao có sự bình đẳng và an ninh. Có nhiều lý do khác với những động lực giới hạn hơn, nhưng cũng có tác dụng tương tự trong phạm vi giới hạn đó. Đó là những tranh chấp và cạnh tranh thương mại giữa các nước với nhau. Cũng còn có những lý do khác, cũng không kém hơn những loại lý do trên, và đều phát xuất từ những động lực cá nhân; từ những mối ràng buộc, thù hận, quyền lợi, hy vọng hay lo sợ của những người lãnh đạo trong những cộng đồng riêng biệt của họ. Những người loại này, dù được vua chúa hay nhân dân tin cậy, đều có cơ hội để lợi dụng lòng tin mà họ đã được trao cho; và giả danh vì lợi ích chung, họ chẳng ngần ngại gì mà chẳng […]

Read more

Chương 10

Chương X Vẫn còn một khó khăn nữa liên quan đến ai sẽ nắm giữ quyền lực tối cao của nhà nước: là quần chúng, giới giàu có, người có đức độ, kẻ tài năng, hay là một bạo quân? Bất kỳ trường hợp nào nêu trên cũng đưa đến những kết quả không hay. Chẳng hạn, nếu như quần chúng nắm quyền, bởi vì họ là số đông, rồi chia nhau của cải của người giàu, thì điều đó có công bằng hay không? Công bằng chứ (họ sẽ trả lời), vì quyền lực tối cao muốn như vậy mà! Nhưng nếu điều này chẳng phải là bất công, thì điều nào mới là bất công đây? Thêm nữa, sau khi chia của lần đầu tiên xong, và đa số lại quyết định chia tiếp tài sản của thành phần thiểu số, và việc này cứ tiếp diễn liên tục, chẳng phải quốc gia sẽ bị tiêu hủy hay sao? Nhưng đức hạnh chẳng thể nào làm hư hoại được những gì tốt đẹp, cũng như công bằng không thể nào làm hủy hoại quốc gia, do đó, luật lệ cưỡng chiếm tài sản hiển nhiên là luật lệ bất công. Bởi vì nếu luật này mà được xem là công chính thì, nhất thiết, mọi hành vi của bạo quân đều phải được xem là công chính; bạo quân sẽ nói là nhân danh quyền lực tối cao mà cưỡng bách mọi người, cũng giống như đa số cưỡng bách những người có của. Như thế có công bình không khi  một thiểu số và những kẻ giàu có trở thành nhà cai trị? Và nếu họ, cũng theo lối lập luận đó, ăn cướp và ăn cắp của nhân dân, thì như thế có được coi là công chính không? Nếu mà như vậy, thì mọi trường hợp khác cũng phải được coi là công chính. Nhưng hiển nhiên, [ta biết rằng] những điều như vậy là sai lầm và bất công. Như thế, ta nên chọn những người có đức độ ra nắm quyền lực tối cao? Nhưng nếu thế thì tất cả những người khác sẽ bị gạt ra ngoài guồng máy quyền lực và như thế sẽ cảm thấy nhục nhã. Vì người ta quan niệm rằng các chức vụ trong chính quyền là nơi được vinh dự, và nếu một nhóm người luôn luôn nắm giữ những chức cụ này, thì sẽ không còn chỗ cho số người còn lại. Như thế liệu ta có nên chọn một người đức độ nhất để cai trị không? Như vậy cũng không được, vì số người không được tham gia chính sự lại còn đông hơn nữa. Thêm vào đó, một số người chủ trương chọn nhân trị không bằng pháp trị, vì con người còn bị chi phối bởi thất tình lục dục. Thế nhưng nếu luật pháp lại bị thiên về dân chủ hay quả đầu thì sao? Chọn lựa pháp trị cũng không giúp thêm được gì trong trường hợp này. Những hậu quả đã bàn đến cũng sẽ xảy ra y […]

Read more

Chính Trị Luận – Aristotle

LỜI GIỚI THIỆU   (Chính Trị Luận được dịch từ bản tiếng Anh của Ernest Barker do Nhà Xuất bản Claredon Press ấn hành năm 1946) Bối cảnh lịch sử Khoảng 4000 năm trước, ở Âu châu chỉ có những giống dân du mục. Từ sông Danube, một giống dân du mục tiến dần về phương nam để tìm những đồng cỏ xanh tốt hơn và dừng chân ở bán đảo Greece. Họ lấy tên thủy tổ của họ là Hellene để làm tên gọi. Người Trung Hoa sau này phiên âm Hellene thành Hy Lạp, và ta cũng quen theo lối gọi này.[1] Ngày nay, Hy Lạp dùng  địa danh để đặt tên nước của họ: Greece.  Tên chính thức là Cộng hòa Hellenic. Thời cổ, Hy Lạp không phải là một nước thống nhất như ngày nay mà gồm nhiều thành phố được tổ chức như những quốc gia gọi là thị-quốc; mỗi thị-quốc độc lập với nhau và có cách tổ chức chính trị khác nhau. Các thị-quốc nổi tiếng gồm có Athens, Thebes, và Sparta. Tuy cùng một chủng tộc nhưng dân thị-quốc này lại coi dân thị-quốc khác như thù địch và chém giết lẫn nhau. Sparta và Athens là hai thái cực. Dân Sparta được huấn luyện để sống khắc kỷ từ nhỏ, một đời sống giản dị và cực kỳ trọng võ. Trái lại, dân Athens sống xa hoa, theo công nghệ và yêu chuộng thương mại. Về chính trị các thị quốc Hy Lạp đều theo quân chủ. Sau khi vua Alcmaeon băng hà vào năm 753 trước Thiên Chúa giáng sinh (BC), Athens được tổ chức theo dân chủ nghị viện: công dân được quyền bầu nghị viên, nhưng chức vụ thẩm phán vẫn dành cho quý tộc. Đến thế kỷ thứ 5  (BC), Athens hoàn toàn theo thể chế dân chủ trực tiếp. Mọi công dân đều trực tiếp tham gia việc nước: nghị luận, bàn cãi, bầu bán, biểu quyết, vân vân. Do đó, Athens được coi là nơi có chế độ dân chủ đầu tiên, nơi mà mọi người dân đều được tham gia chính sự. Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm, vì “quyết định của chính phủ thường chậm trễ, dân chúng quen thói bàn bạc, cãi cọ nhau, mồm mép giỏi mà hành động dở, dễ chia rẽ vì những lẽ nhỏ nhặt.”[2] Dầu sao, nhờ tính chất tự do tư tưởng mà Athens trở thành một môi trường thuận lợi cho các triết gia như Socrates và sau đó, học trò ông là Plato đã phát triển học thuật đủ mọi ngành. Từ đó, Athens trở  thành trung tâm tư tưởng và học thuật của cả bán đảo Hy Lạp; sau này, chính là cái nôi văn hóa và tư tưởng của Tây phương. Aristotle: Thân thế và sự nghiệp Aristotle không những là một trong những triết gia vĩ đại của Cổ Hy Lạp mà còn của thế giới Tây phương. Ông sinh năm 384 và mất năm 322 (BC) tại Stagira, một thị trấn nhỏ phía đông thành phố Salonica, sát biên […]

Read more

Đề Mục I

VỀ NHU CẦU THÀNH LẬP LIÊN BANG THỐNG NHẤT (Tham luận 1 đến 14) Dẫn Nhập Vào năm 1776, đại biểu của 13 thuộc địa Mỹ họp lại thành Hội Nghị Đại Biểu đầu tiên để cùng nhau soạn thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ, và điều hành cuộc chiến đấu chống lực lượng Đế Quốc Anh Hoàng. Hội Nghị Đại Biểu này, được gọi là “Continental Congress,” trở thành trung tâm quyền lực đầu tiên kết hợp nhân-vật lực của 13 thuộc địa vào trong cuộc chiến chống Đế Quốc Anh. Sau đó, một văn bản mang tên Điều Khoản Liên Hiệp các Tiểu Bang và Đoàn Kết Vĩnh Cửu (Articles of Confederation and Perpetual Union) cũng đã được soạn thảo và thông qua để trở thành hiến chương đầu tiên cho việc thành lập và tổ chức một liên hiệp các cựu thuộc địa Anh Quốc trong suốt cuộc chiến tranh giành độc lập. Tuy nhiên, trong việc điều hành hoạt động của liên hiệp các cựu lãnh thổ thuộc địa – nay đã trở thành những tiểu bang độc lập – khuyết điểm của các điều khoản được quy định trong văn bản này ngày càng lộ rõ. Những quyết định của cơ cấu chính quyền trung ương phôi thai này thường không nhận được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền tại các tiểu bang, vốn vẫn muốn bảo vệ quyền hạn của địa phương mình. Những khó khăn chính yếu của cơ cấu chính quyền trung ương tập trung vào các lãnh vực như thâu thuế, điều hành ngoại thương và thực hiện một chính sách ngoại giao chung đối với các nước ngoài. Trong thời kỳ chiến tranh, cũng đã có nhiều cố gắng sửa đổi và bổ xung bản hiến chương liên hiệp này để giải quyết những khó khăn nói trên, tuy nhiên vào thời đó, sự chống đối của các tiểu bang vẫn tiếp tục gây rất nhiều trở ngại cho hoạt động của cơ cấu chính quyền trung ương. Sau khi chiến tranh chấm dứt, đại biểu các tiểu bang lại họp lại với mục đích tu sửa những điều khoản trong bản hiến chương. Tuy nhiên, trong lúc thảo luận việc sửa đổi văn bản này, một số đại biểu đã đề nghị nên loại bỏ hẳn văn bản cũ để tiến hành việc soạn thảo một bản hiến pháp hoàn toàn mới để thiết lập một cơ cấu chính quyền trung ương mạnh với những quyền hạn nhất định và rộng rãi hơn. Vào ngày 17 tháng Chín 1787, bản Dự thảo Hiến pháp được hoàn tất và được đại biểu có mặt bỏ phiếu chấp thuận và được phổ biến đến chính quyền tại mỗi tiểu bang để được thảo luận tại từng địa phương trước khi biểu quyết phê chuẩn. 14 bài tham luận đầu tiên trong Luận Cương về Thể Chế Liên Bang có mục đích trình bầy và giải thích những lợi điểm của một thể chế liên bang với một cơ cấu chính quyền trung ương mạnh, nhằm đáp […]

Read more

Nền tảng Đạo đức của Chủ nghĩa Tự do

Nền tảng Đạo đức[1] của Chủ nghĩa Tự do Bo LI “Khi nghiên cứu về sự hình thành và cơ cấu của xã hội, họ luôn luôn hướng đến câu hỏi tối hậu là để làm lợi cho ai?” – Stephen Holmes Chủ nghĩa Tự do là một tập hợp những giá trị và định chế. Nền tảng đạo đức của các giá trị và định chế này là gì? Đó là chủ đề chính của tiểu luận này. Trước khi bắt đầu, có điểm ta cần lưu ý. Khi tôi dùng từ “chủ nghĩa tự do” hay “tự do” trong tiểu luận này, tôi dùng theo nghĩa mà đa số khoa học gia về chính trị thường dùng trong những tác phẩm hàn lâm liên quan đến lịch sử tư tưởng chính trị. Trong những tác phẩm này, “chủ nghĩa tự do” có nghĩa là những giá trị và định chế được xem là “chính thống” và đã có ảnh hưởng lớn lao đến thế giới phương Tây qua hơn 200 năm. Những điều này gồm có: nam và nữ được xem là tự do và bình đẳng, những quyền cá nhân được bảo vệ, quyền lực của chính quyền bị hạn chế, và chủ nghĩa hiến pháp trị và pháp trị[2] là những định chế không thể thiếu được. Một số tác giả vẫn thích sử dụng cụm từ “chủ nghĩa tự do cổ điển” để nói đến cái tập hợp những giá trị và định chế đề cập ở trên. Trong tiểu luận này, tôi sẽ dùng “chủ nghĩa tự do” và “chủ nghĩa tự do cổ điển” thay đổi cho nhau khi những thuật ngữ này được dùng để miêu tả những mệnh đề cốt lõi của chủ nghĩa tự do, những điều cơ bản mà qua hơn 200 năm hầu như vẫn còn được giữ nguyên. Trong tác phẩm của những nhà tư tưởng tự do cổ điển, ta thấy hiển lộ hai luận đề tương phản với nhau một cách rõ ràng. Thứ nhất là định đề tổng quát cho rằng mọi hành vi của con người đều được hướng dẫn bởi lý trí nhằm tới lợi ích cá nhân. Tôi sẽ gọi định đề này là “định đề lợi ích cá nhân phổ quát” hay đơn giản hơn là “định đề lợi ích cá nhân.” Thứ hai, có một điều, mà hầu như ai cũng công nhận, là lợi ích cá nhân theo lý trí, trong rất nhiều trường hợp, không diễn tả được  động cơ của những hành vi của con người; thay vì tuân theo lý trí, người ta, rất nhiều lúc, vẫn có những hành vi được khích động bởi nhiệt tình, bởi những tình cảm không hợp lý, hoặc sự tin tưởng ngây thơ, hoàn toàn không có sự toan tính nào hết. Tôi gọi đây là “định đề lý trí có giới hạn.” Hai định đề này về hành vi ứng xử của con người tạo nên nền tảng đạo đức của chủ nghĩa tự do. Một cách cụ thể hơn, định đề lợi ích cá nhân phổ […]

Read more