fbpx

Search Results for: luận cương 9

Quyền Lực Mềm

(Trích từ SOFT POWER của Joseph Nye, 2004) Mọi người đều quen thuộc với quyền lực cứng. Chúng ta biết rằng quân sự và kinh tế có thể thường khiến người khác thay đổi lập trường của họ. Quyền lực cứng có thể dựa vào các khuyến dụ (“cà rốt”) hoặc các đe dọa (“gậy”). Nhưng đôi khi có thể nhận được kết quả ta muốn mà không có đe dọa hoặc mua chuộc cụ thể. Cách gián tiếp để có được những gì ta muốn đôi khi được gọi là “bộ mặt quyền lực thứ hai.” Một quốc gia có thể đạt được kết quả mà họ muốn trong chính trị thế giới vì được các quốc gia khác ngưỡng mộ các giá trị của nó, theo gương nó, khao khát mức độ thịnh vượng và cởi mở của nó – muốn theo nó. Theo nghĩa này, điều quan trọng là phải lập ra một bài bản thu hút những người khác trong chính trị thế giới, và không chỉ buộc họ phải thay đổi bằng đe dọa quân sự hoặc các biện pháp trừng phạt kinh tế. Quyền lực mềm này – làm người khác muốn có kết quả mà ta muốn – khiến người ta theo mình thay vì ép buộc họ. Quyền lực mềm dựa vào khả năng định hướng sở thích của người khác. Ở cấp độ cá nhân, tất cả chúng ta đều quen thuộc với quyền lực của sự hấp dẫn và quyến rũ. Trong một mối quan hệ hoặc một cuộc hôn nhân, quyền lực không nhất thiết phải nằm trong đối tác lớn hơn, mà là trong sự hấp dẫn hóa học bí ẩn. Trong thế giới kinh doanh, các giám đốc điều hành thông minh biết rằng lãnh đạo không chỉ là vấn đề ban hành các mệnh lệnh, mà còn liên quan đến việc dẫn dắt bằng cách làm gương và lôi kéo người khác làm những gì mình muốn. Thật khó điều hành một tổ chức lớn chỉ bằng ra lệnh. Ta cũng cần phải khiến người khác chia sẻ cùng giá trị của mình. Tương tự như vậy, các hoạt động hiện đại trong việc trị an dựa vào cộng đồng chú trọng vào việc làm cho cảnh sát thân thiện khiến cho cộng đồng muốn giúp đỡ họ đạt được mục tiêu chung. Các nhà lãnh đạo chính trị từ lâu đã hiểu được quyền lực đến từ sự lôi cuốn. Nếu tôi có thể khiến bạn muốn làm những gì tôi muốn, thì tôi không phải sử dụng cà rốt hay gậy để bắt bạn làm điều đó. Trong khi các nhà lãnh đạo ở các nước độc tài có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế và ra lệnh thì các chính trị gia ở các nền dân chủ phải phụ thuộc nhiều hơn vào sự kết hợp giữa sự khuyến dụ và thu hút. Quyền lực mềm là một yếu tố chính của chính trị dân chủ hàng ngày. Khả năng tạo ra sở thích có xu hướng gắn liền với các […]

Read more

Đường dẫn đến Chế độ Nông nô

Bản toát yếu[1] F. A. Hayek Tóm lược Có thể tưởng tượng có một thảm kịch nào lớn hơn khi chúng ta nỗ lực xây dựng một tương lai theo những lý tưởng cao đẹp của chúng ta nhưng đã vô tình tạo ra một kết quả hoàn toàn trái ngược với những gì chúng ta mong muốn? Cho rằng chỉ có sự độc ác đặc biệt của người Đức mới có thể tạo ra chế độ Đức quốc xã có thể trở thành cái cớ để áp đặt lên chúng ta chính những định chế đã tạo ra sự độc ác đó. Chế độ toàn trị là từ mới ta đã dùng để mô tả những biểu hiện bất ngờ nhưng không thể tách rời khỏi những gì mà trong lý thuyết chúng ta gọi là chủ nghĩa xã hội. Trong một chế độ kế hoạch, chúng ta không thể giới hạn hành động tập thể trong các việc mà chúng ta đồng ý, nhưng phải thỏa thuận về mọi điều thì mới có thể làm bất cứ hành động nào. Nhà nước càng ‘làm kế hoạch’ thì cá nhân lại càng khó lập kế hoạch. Tự do kinh tế – điều kiện tiên quyết của bất kỳ tự do nào khác – không thể là tự do thoát khỏi sự chăm sóc kinh tế mà các nhà chủ trương xã hội chủ nghĩa hứa với chúng ta. Tự do kinh tế chỉ có thể có được bằng cách giải phóng cá nhân khỏi sự cần thiết và sức mạnh của sự lựa chọn: tự do kinh tế phải là quyền tự do hoạt động kinh tế mà, cùng với sự lựa chọn đúng, cũng đi đôi với rủi ro và trách nhiệm. Điều mà thế hệ chúng ta đã quên là hệ thống tài sản tư nhân là sự bảo đảm tự do quan trọng nhất, không chỉ đối với những người có tài sản, mà cũng không kém quan trọng đối với những người không có tài sản. Chúng ta sẽ không bao giờ ngăn chặn được nạn lạm dụng quyền lực nếu chúng ta không sẵn sàng hạn chế quyền lực theo cách mà đôi khi có thể cản trở việc sử dụng quyền lực cho các mục đích mong muốn. Tất cả chúng ta sẽ có lợi nếu chúng ta có thể tạo ra một thế giới thích hợp cho các quốc gia nhỏ sống. Điều cần thiết trước nhất là giải phóng bản thân khỏi hình thức suy nghĩ tối nghĩa tồi tệ nhất đương thời. Hình thức suy nghĩ đó đang thuyết phục chúng ta rằng những gì chúng ta vừa làm trong quá khứ là khôn ngoan hoặc không thể tránh khỏi. Chúng ta sẽ không thể nào khôn ngoan hơn trước nếu chúng ta không nhận ra rằng nhiều điều chúng ta đã làm là rất ngu xuẩn. Chính mức độ tàn bạo do các người theo chủ nghĩa quốc xã gây ra khiến cho mọi người tin chắc rằng hệ thống toàn trị như vậy không thể xảy ra ở […]

Read more

Cần Xác Định Lại Tự Do Kinh Tế Là Gì?

Năm Nguyên Tắc Không Thể Thiếu Sót Jeffrey Tucker Khi được phỏng vấn, tôi nhận được câu hỏi này khá thường xuyên, “Ý nghĩa chính xác của chủ nghĩa tư bản là gì?” Đó là một câu hỏi xuất sắc. Cuộc tranh luận lớn giữa “chủ nghĩa tư bản,” “chủ nghĩa phát xít” và “chủ nghĩa xã hội,” có một khuyết điểm là những từ này không được định nghĩa rõ ràng. Ví dụ như, mức tăng trưởng thấp kém ở Hoa Kỳ và Châu Âu đã thúc đẩy vô số chuyên gia tuyên bố có một cuộc “khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản.” Có thật vậy không? Đã hơn một thế kỷ kể từ khi các chính phủ để nền kinh tế tự do phát triển, không bị áp chế bởi các luật lệ, thuế má, cướp của công, lũng đoạn hệ thống tài chính với tiền giấy, thành lập những tập đoàn sản xuất, gia tăng trợ cấp xã hội, cấm đoán và phương hại nhiều đến mức sản xuất và tiêu thụ, cấm trao đổi lao động và tài trợ cho những công trình công cộng khổng lồ. Những thỏa thuận pháp lý và kinh tế đã thay đổi Hoa Kỳ và Châu Âu trong thế kỷ 19 nay đã bị hủy bỏ và được thay thế vào đầu thế kỷ 20 bởi chính phủ của những quốc gia lớn và đang phát triển. Các chính quyền này không chấp nhận có sự giới hạn quyền lực. Đây là thực tế khủng khiếp mà không một ứng cử viên tổng thống nào dám đặt nghi vấn. Chắc chắn có một số người ủng hộ thị trường tự do tin rằng từ ngữ “chủ nghĩa tư bản” phải bị đào thải vĩnh viễn vì nó gây ra nhiều nhầm lẫn. Thiên hạ có thể nghĩ rằng bạn ủng hộ quan điểm dùng nhà nước chống lưng cho những đại công ty chống lại công đoàn, hoặc dựa vào những chính sách công cộng nhằm giúp các nhà sản xuất lớn hơn là người tiêu thụ. Một số người thích phân biệt giữa ”chủ nghĩa tư bản” và “chủ nghĩa tư bản phe đảng.” Ví dụ như, nhiều nhà bán lẻ Hoa Kỳ lúc này đang hy vọng chính phủ tăng thuế và hạn ngạch nhập khẩu nhằm bảo vệ sản phẩm của họ chống lại sự cạnh tranh của nước ngoài. Đó là, họ muốn dựa vào quyền lực của chính phủ để đảm bảo lợi nhuận cho họ. Theo thiển ý ví dụ này thể hiện tính chất hoàn toàn phe đảng và không liên quan gì đến “chủ nghĩa tư bản.” Thật là tuyệt vời nếu một từ ngữ làm sáng tỏ một ý tưởng đúng mức. Nhưng nếu nó gây nhiều nhầm lẫn, hãy thay đổi nó. Ngôn ngữ không ngừng phát triển. Không có một lối xếp chữ đặc thù trong một nhóm chữ nào có thể mang một ý nghĩa bất di bất dịch. Điểm chính trong cuộc tranh luận về “tự do thị trường” (hoặc chủ nghĩa tư bản hoặc tự […]

Read more

Trung quốc đối đầu với sự cạnh tranh sắp tới với Mỹ, đối phó với Coronavirus, và nhược điểm của Tập Cận Bình

LGT: Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân) là Giáo sư Chính trị tại Đại học Claremont McKenna. Bài phân tích này là một phần của dự án của Trung tâm John W. Kluger thuộc Thư viện Quốc hội và được tài trợ bởi Công ty Carnegy tại New York.  Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.   Trong vòng vài năm qua, chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung quốc đã chuyển sang hướng cứng rắn, cộng với sự cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh trong quan hệ Mỹ-Hoa nghiêng hẳn về phía cạnh tranh. Hầu hết những nhà thiết lập chính sách và bình luận của Mỹ đều xem chiến lược đối đầu mới này là một phản ứng trước sự gia tăng khẳng định vị thế của Trung quốc, được thể hiện một cách đặc biệt qua nhân vật đang được dư luận quan tâm, đó là Chủ tịch Tập Cận Bình.[1] [Mặc dù] nước Mỹ có những phương tiện hạn chế trong việc tạo ảnh hưởng đến hệ thống chính trị đóng kín của Trung quốc, nhưng những áp lực ngoại giao, kinh tế, và quân sự mà Washington có thể áp đặt lên Bắc Kinh sẽ khiến cho Tập Cận Bình và đảng Cộng sản Trung quốc (CSTQ) do Tập lãnh đạo một sự căng thẳng lớn lao. Thật vậy, một giai đoạn đối đầu chiến lược kéo dài với Mỹ, như giai đoạn hiện nay, sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho những thay đổi lớn có tính chất bất ngờ tại Trung quốc. Khi căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng, đã có những cuộc tranh luận gay gắt về những điểm tương đồng và, có lẽ quan trọng hơn, sự khác biệt giữa cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay và cạnh tranh giữa Mỹ-Nga trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Dù sự so sánh này có những giới hạn nào đi chăng nữa, các nhà lãnh đạo Trung quốc đã suy nghĩ rất cặn kẽ về những bài học của Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên-xô. Trớ trêu thay, Bắc Kinh cũng có thể lập lại những sai lầm hệ trọng của chế độ Xô-viết. Suốt trong cuộc cạnh tranh trải qua nhiều thập kỷ của Chiến tranh Lạnh, sự cứng nhắc của chế độ Xô-viết và của cả những người lãnh đạo chế độ đó đã được xem là lợi điểm đáng giá nhất của Mỹ. [Sự cứng nhắc đó là] Kremlin tiếp tục gia tăng nỗ lực vào những chiến lược đã thất bại—bám víu vào một hệ thống kinh tế đang dãy chết, theo đuổi cuộc chạy đua vũ trang làm cho phá sản, và duy trì một đế quốc toàn cầu quá khả năng—thay vì chấp nhận những sự mất mát mà những cuộc cải cách triệt để có thể tạo ra. Những người lãnh đạo Trung quốc cũng bị bó buộc trong sự cứng ngắc của chính hệ thống của họ và, do đó, hạn chế khả năng chỉnh sửa những […]

Read more

Quốc gia là gì?

Ernest Renan (1882) Hôm nay tôi xin phân tích với quí vị một ý tưởng tuy có vẻ rõ ràng nhưng lại rất có thể bị hiểu lầm một cách nguy hiểm. Hình thức các xã hội của nhân loại rất đa dạng. Hãy xem khối tập hợp khổng lồ của các người tại Trung Quốc, Ai Cập hay vương quốc Babylonia ngày xưa, hoặc các bộ tộc dân Hebrews và Arabs, như tại thành phố đã có trước đây là Athens hay Sparta, và cộng đồng của rất nhiều lãnh thổ trong đế quốc Carolingian . Những cộng đồng đó đều không có một tổ quốc mà chỉ được gắn bó với nhau bằng những mối liên hệ về tôn giáo như trường hợp của những người Israelites và Parsees; các quốc gia như Pháp, Anh và đa số những tiểu quốc có chủ quyền hiện nay tại Âu Châu; những liên hiệp quốc như Thụy Sĩ, hay Mỹ và các mối liên hệ như chủng tộc hay ngôn ngữ đã được thiết lập giữa các ngành của các dân tộc German và Slav. Mỗi một cộng đồng đã hay vẫn tồn tại; và sẽ có những hậu quả tai hại nhất nếu người ta lẫn lộn cộng đồng này với bất cứ một cộng đồng nào khác. Vào thời cách mạng tại Pháp người ta thường tin rằng những thể chế thích hợp cho những thành phố nhỏ và độc lập như Sparta và Rome, có thể được áp dụng cho những quốc gia lớn có tới 30 hay 40 triệu người. Ngày nay có một lỗi lầm trầm trọng hơn: đó là chủng tôc đã bị lẫn lộn với quốc gia, và người ta gán cho những tập thể trên căn bản nhân chủng hay nhóm ngôn ngữ cũng có chủ quyền như các dân tộc thực sự hiện hữu. Chúng ta hãy làm cho những vấn đề nan giải đó trở thành chính xác hơn một phần nào, bởi vì chỉ cần lẫn lộn một đôi chút về nghĩa của các từ khi chúng ta bắt đầu tranh luận thì rút cục có thể đưa tới những sai lầm tệ hại nhất. Điều tôi muốn đề nghị rất tế nhị, cũng tương tự như việc thực hiện một cuộc giải phẫu sinh vật hãy còn sống để nghiên cứu. Tôi sẽ coi những sinh vật hãy còn sống giống như những sinh vật đã chết. Tôi sẽ giữ một thái độ tuyệt đối bình thản và vô tư. Từ khi đế quốc La Mã suy vong hay từ khi đế quốc Charlemagne tan rã, đối với chúng ta Tây Âu hình như đã được chia thành những quốc gia. Một số quốc gia đó trong một vài thời kỳ đã tìm cách giữ ngôi vị bá quyền đối với các quốc gia khác nhưng rốt cục đã không thành công lâu. Trong tương lai khó có thể một nhân vật nào sẽ thực hiện được những điều mà Charles V, Louis XIV, và Napoleon I đã không làm được. Sự thành lập của một đế quốc […]

Read more

Tiến Trình Từ Dân Chủ Đến Chuyên chế xảy ra như thế nào?

“Các quân chủ của thời quá khứ và những nhà bạo quyền trong hiện tại vẫn mãi mãi từ chối các giới hạn về quyền lực chỉ huy của họ và luôn luôn đàn áp những người dưới quyền kiểm soát của họ.” Richard M. Ebeling   Hầu hết trong ba thế kỷ qua, những ý tưởng của tự do và dân chủ đã được đan xen  trong tâm trí của cả bạn lẫn thù của một xã hội tự do. Việc thay thế chế độ quân chủ tuyệt đối bằng “chính phủ-đại biểu cho các lựa chọn qua lá phiếu của dân chúng đã được coi là một bộ phận cốt yếu của sự tiến bộ về tự do ngôn luận và báo chí, của quyền được thành lập hội đoàn một cách tự nguyện và ôn hòa  cho những mục đích chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa, và quyền bảo vệ cá nhân khi chính quyền đi quá giới hạn. Nhưng những gì sẽ xảy ra khi lời kêu gọi cho nền dân chủ trở thành một màn hỏa mù cho sự độc tài của đa số và trao đổi chính trị của những phe nhóm lợi ích đặc biệt nhắm vào đặc quyền và thủ lợi? Trong thế kỷ 18 và 19 vừa qua, những chiến sĩ của nền tự do, trong đó có nhiều người tin tưởng vào và chiến đấu cho một chính phủ-đại biểu đuợc dân chúng bầu ra, thường bày tỏ mối quan tâm sợ hãi rằng “dân chủ” chính nó có thể trở thành một mối đe dọa cho tự do của người dân mà chính phủ lẽ ra phải bảo vệ họ. Khác Biệt giữa Độc tài của Thiểu Số và Độc tài của Đa Số Trong khảo luận nổi tiếng của mình, On Liberty, (1859), nhà triết học xã hội người Anh John Stuart Mill đã cảnh báo rằng sự độc tài có thể có ba hình thức: sự độc tài của thiểu số, của đa số, và của phong tục và truyền thống. Chế độ độc tài của thiểu số được đại diện bởi chế độ quân chủ tuyệt đối (một chế độ độc tài của một cá nhân) hoặc một đầu sỏ (một chế độ độc tài của số ít người). Sự độc tài  của phong tục và truyền thống có thể tạo ra áp lực tâm lý và xã hội đối với các cá nhân hoặc nhóm nhỏ cá nhân để tuân theo định kiến ​​và suy nghĩ hẹp hòi của các cộng đồng rộng lớn, những người đe dọa và kìm hãm suy nghĩ cá nhân, sự sáng tạo hoặc những hành vi lập dị (nhưng ôn hoà). Mill cũng khẳng quyết rằng trong khi nền dân chủ trong lịch sử là một phong trào vĩ đại cho tự do của nhân loại, thì phần lớn trong quá khứ, đa số là các chế độ độc tài và nguy hiểm do các vị vua, chúa đã cai trị rất tàn nhẫn và áp bức khi tại vị. Tại thời điểm của những bạo […]

Read more

Quyền Phản Kháng

JAMES BOVARD Nhiều chính trị gia cứ nói như thể người dân có bổn phận phải tuân phục và sùng kính chính quyền. Nhưng có vài điều còn nguy hiểm hơn là chấp nhận ý tưởng cho rằng chính quyền có quyền đòi hỏi người dân phải tuân phục vô điều kiện. John Locke, trong Hai Luận thuyết về Chính quyền, viết trong thập niên 1680, khi người dân Anh đang bị dày vò dưới sự chuyên chế ngày một gia tăng của những nhà vua họ Stuart, đã nói: “Điều mà thần dân, hay cả ngoại kiều mà định dùng bạo lực xâm phạm tài sản của bất kỳ ai, thì bạo lực có thể được dùng để chống lại sự xâm phạm đó; điều này ai cũng đồng ý. Nhưng nếu quan chức khi làm như vậy, thì quyền dùng sức mạnh của người dân để phản kháng lại bị từ khước: dường như những kẻ có đặc quyền do luật pháp ban cho lại dùng quyền lực đó để vi phạm luật pháp, và qua hành vi này thôi đã đặt họ ở vị trí tốt hơn những người anh em khác.” Locke đã chứng minh quyền lực của kẻ cai trị không được đặt trên bục đạo đức cao hơn bất kỳ kẻ tội phạm nào: “Nếu một tên cướp xông vào nhà tôi và kề dao vào cổ buộc tôi phải ký giấy chuyển nhượng tài sản, thì hành vi đó có cho y cái quyền trên tài sản của tôi không? Tương tự như cái quyền dựa trên lưỡi kiếm của một kẻ chinh phục bất chính dùng sức mạnh buộc người khác phải phục tùng. Sự thiệt hai và tội phạm tương đương với nhau, dù do kẻ đội vương miện  hay do một tên vô lại tiểu tốt gây ra. Danh vị và và số người tuỳ tòng của kẻ gây tội không có nghĩa lý gì đối với tội phạm đã gây ra, ngoại trừ là làm cho tội thêm nặng.” Chẳng có khái niệm nào về quyền tối thượng của nhà nước có thể biện minh cho sự mở rộng quyền lực của chính quyền vượt quá giới hạn của quyền chính trị. Thật là ngớ ngẩn khi kỳ vọng rằng chính quyền sẽ thoái hoá từ từ, từng bước một, xuống tình trạng man rợ phi luật pháp—như thể đó là một chuyến xe lửa có lịch trình đi xuống hoả ngục chính trị và người dân có thể xuống những ga dọc theo tuyến đường. Người ta không nhớ những dạng quyền lực chính trị có thể nhanh chóng biến những hành vi văn minh thành sự tha hồ cướp đoạt và bạo lực trên diện rộng. Hầu hết những người đi dạo trên đường phố của những thành phố ở nước Đức trong cuối thập niên 1920 chẳng bao giờ nghi rằng, chỉ trong vài năm, chính quyền Đức sẽ ban hành một chính sách diệt chủng. Tương tự như thế, một số người viếng thăm Moscow năm 1913 hay Phom Penh năm 1969 chắc chắn sẽ […]

Read more

Bức tường Bá-linh và Tinh thần Tự do

Richard Ebeling LGT. Tác giả Richard Ebeling viết bài này vào tháng 11 năm 2014, kỷ niệm 25 năm ngày Bức tường Bá-linh sụp đổ. Năm nay, cũng vào tháng 11, là tháng kỷ niệm 30 năm biến cố Bá-linh, ICEVN giới thiệu bài này cũng là dịp để chúng ta ôn cố tri tân. Tháng 11 năm nay đánh dấu ngày kỷ niệm thứ 25 sự sụp đổ của Bức tường Bá-linh. Ngày 9 tháng 11 năm 1989 khi chính quyền lung lay của cộng sản Đông Đức sụp đổ, Bức tường Bá-linh cũng sụp đổ theo. Những đám đông người tụ tập hai bên bờ tường. Những người dân Đông và Tây Bá-linh leo lên trên bờ tường, và người ta dùng búa tạ và cuốc chim đục thủng Bức tường. Người ta bắt đầu di chuyển tới lui qua Bức tường, thể hiện tinh thần của một sự tự do di chuyển mà không bị những hàng rào chính trị cản lối. Ôn lại lý do tại sao Bức tường được dựng lên và như thế nào từ lúc bắt đầu, cũng như tìm hiểu ý nghĩa của cuộc đấu tranh vĩ đại giữa tự do và chuyên chế trong dòng chảy của những biến cố lịch sử của thế kỷ 20, là một việc nên làm. Phong toả Con người Đằng sau Bức tường Chuyên chế Ngày 10 tháng Tám, 1961, Nikita S. Khrushchev, Thủ tướng Liên Xô, đến dự buổi tiệc sinh nhật của Thống chế Sergei S. Verentsov tại Moscow. Verentsov là vị chỉ huy chương trình hoả tiễn của Liên Xô-viết. Trong bữa tiệc này Khrushchev thông báo cho những người khách, toàn là những nhân vật tai to mặt lớn của bộ máy chính trị và quân sự hiện diện, là một sự kiện trọng yếu sắp sửa xảy ra. Khrushchev tuyên bố, “Chúng ta đang đóng cửa thành phố Bá-linh.” “Chúng ta vừa mới dăng những hàng rào dây kẽm gai và Tây phương chỉ còn biết đứng như những con cừu mà nhìn. Và khi chúng đứng đực ra như thế, chúng ta sẽ hoàn tất Bức tường.” Cử toạ hoan hô, vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt. Thành phố Bá-linh bị chia thành bốn vùng chiếm đóng của quân Đồng Minh khi Đệ nhị Thế chiến chấm dứt tại Âu châu. Nửa phía đông của thành phố thuộc vùng Xô-viết. Nửa phía tây được chia thành ba vùng: Mỹ, Anh, và Pháp, bao bọc chung quanh là vùng Xô-viết chiếm đóng ở Đông Đức.[1] Vùng chiếm đóng gần nhất với Bá-linh thuộc Anh hay Mỹ cách xa 177 km về phía tây. Xô-viết đã thiết lập một nước “cộng hoà nhân dân” trong vùng chiếm đóng của mình—nước Cộng hoà Dân chủ Đức với Đông Bá-linh là thủ đô. Trong khoảng cuối thập niên 1940 cho đến 1961, hơn 4 triệu người dân Đông Đức và Đông Bá-linh đã lợi dụng tình trạng khá dễ dãi để vượt khỏi vùng Xô-viết ở Bá-linh sang một trong những vùng thuộc Tây phương; họ đã “bỏ phiếu bằng chân” từ bỏ […]

Read more

Chính trị đang tiêu diệt Xã hội Dân sự–Nhưng Lòng Biết ơn Có thể Cứu Chúng ta

Thực hành lòng biết ơn là vun trồng hạt giống của xã hội dân sự Barry Brownstein Jonah Goldberg, trong cuốn sách Sự tự sát của Tây phương: Sự Tái sinh của của chủ nghĩa Bộ lac, Dân tuý, Quốc gia, và Căn cước Chính trị đang tiêu diệt nền Dân chủ của Mỹ, đã cảnh báo: Xã hội dân sự dường như đang bị suy tàn. Người ta đang mất dần sự kính trọng đối với những điều kiện giúp cho con người phát triển. Goldberg, một nhà bỉnh bút của tạp chí National Review, định nghĩa xã hội dân sự là “một hệ sinh thái xã hội bao la—gia đình, học đường, nhà thờ, chùa chiền, hội đoàn, thể thao, doanh nghiệp, những cộng đồng địa phương, vân vân—làm trung gian cho đời sống giữa nhà nước và cá nhân.” Goldber nói thêm, “Một xã hội dân sự khoẻ mạnh, chứ không phải nhà nước, làm cho con người trở nên văn minh.” Theo nghiên cứu của hai giáo sư khoa học chính trị Shanto Iyengar và Sean Westwood, chính trị đảng phái đang hướng dẫn ý thức của người dân Mỹ. Weswood là một giáo sư đang dạy tại Đại học Dartmouth, nói với báo New York Times, “Tinh thần đảng phái, qua một thời gian dài, không được xem là một phần tử xác định ta là ai. Nó không phải là cốt lõi của căn cước của chúng ta. Nó chỉ là một phần phụ của căn cước đó. Nhưng trong thời hiện đại ngày nay, chúng ta xem căn cước đảng phái như một điều giống như giới tính, sắc tộc hay chủng tộc—những đặc tính cốt lõi mà ta dùng để miêu tả mình với người khác.” Amanda Taub tóm lược những kết quả nghiên cứu của Iyengar và Weswood như sau: “Ngày nay, chính trị đảng phái không còn là [bầu ra những người] mà sẽ cai trị theo ý chúng ta muốn nữa. Họ đã trở thành một đội [banh] ta ủng hộ, và một bộ lạc mà ta cảm thấy là một thành viên.” Khi một đảng chính trị là bộ lạc của ta, Goldberg nhận định, “Công dân của California và New York cũng dính vào những cuộc đấu đá đảng phái ở North Carolina hay Indiana như thể đó là những cuộc đụng độ trong một cuộc chiến lớn hơn.” Mạng truyền thông xã hội phóng đại chủ nghĩa bộ lạc. Như Goldberg nêu rõ: “Cái nhận thức bộ lạc, đối đầu giữa ta và nó, đang được mạng xã hội làm tăng cường độ, trong cái môi trường mà ta dễ tìm những người đồng-cảm nhưng chỉ là bạn “ảo” ở cách ngàn dặm hơn là chuyện trò thực sự với người hàng xóm của mình.” Tuy nhiên, Goldberg cũng nhắc ta rằng, “Gia đình, tình bạn, tôn giáo và xã hội dân sự—đó mới là những phương tiện duy nhất mang ý nghĩa tương đồng với một xã hội tự do. Bất kỳ một vị thần nào do nhà nước đẻ ra rốt cuộc chỉ là […]

Read more

Người cứu nước Nga thoát khỏi Liên bang Xô-viết

Lawrence Reed & Yuri Maltsev  Đã đến lúc trả lại đúng vị thế cho một nhân vật quan trọng trong lịch sử nước Nga cận đại—Alexander Nikolaevich Yakovlev. Là một nhân vật hàng đầu trong những năm cuối cùng của chính quyền Xô-viết, Yakovlev khởi đầu sự nghiệp bằng cách tham gia quân đội và trở thành một sĩ quan của Hồng quân và trở thành đảng viên đảng Cộng sản, nhưng cuối cùng lại trở thành một kẻ tận tuỵ và hữu hiệu trong sự chống lại sự bạo ngược của chế độ Xô-viết. Yakovlev sẽ được người đời nhớ đến là kiến trúc sư chính của “đổi mới” (perestroika) trong những năm cuối thập niên 1980 cùng những hệ quả của nó: vạch trần những lời dối trá và tội ác tàn bạo của chế độ tội phạm Xô-viết và cái chết tất yếu của Cộng hoà Liên bang Xô-viết (USSR). Trong suốt cuộc đời, Yakovlev tự bản chất là người theo chủ nghĩa tự do cổ điển mà phải sống trong một trong những xã hội phi tự do, hẹp hòi, bần tiện, và tập trung nhất trong lịch sử. Ông không hề bị ảnh hưởng bởi ý thức hệ xã hội chủ nghĩa hay chủ nghĩa quốc gia kiểu Nga. Trong suốt thập niên 1980 đầy xáo trộn, thập niên đỉnh điểm và cuối cùng của Liên Xô, Yakovlev là uỷ viên Bộ Chính trị, nhân vật thứ hai sau Gorbachev, người mà có lẽ chỉ đáng là học trò của ông hơn là lãnh tụ. Với chức vụ trưởng ban tư tưởng, Yakovlev được gọi bằng nhiều tên khác nhau bên cạnh danh hiệu “kiến trúc sư của đổi mới” như “Bố già của Cởi mở (glasnost),” “người giật dây Gorbachev,” “Trưởng ban Phản bội,” “Điệp viên CIA.” “Kẻ chống Xô-viết cuồng loạn,” “Kẻ thù của nhân dân,” và “Satan của tư bản,” tuỳ theo kẻ gọi thuộc phe nào. Thiếu thời Yakovlev sinh năm 1923 trong một gia đình nông dân ở một ngôi làng nhỏ bên bờ sông Volga gần thành phố cổ Yaroslavl. Cậu bé Alexander quá quen thuộc với sự khổ sở của đời sống Xô-viết trong suốt và sau thời kỳ diệt chủng mang cái tên “tập thể hoá” nông dân. Từ năm 1929 đến 1932, hơn 30 triệu nông dân người Ukraine, Byelorussian, và cả người Nga bị bỏ đói cho tới chết, bị đày đi Siberia, hay bị Stalin, hay những kỹ sư xã hội hoặc lính của y giết ngay tại chỗ. Yakovlev không bao giờ quên được những hình ảnh đau khổ, lưu đầy, giết chóc, và tra tấn. Nhưng, Yakovlev có làm được gì đâu. Một tháng sau khi Yakovlev tốt nghiệp trung học, Thế chiến II bắt đầu, và chàng lập tức bị động viên vào Hồng quân. Yakovlev kể lại: Ngay cả lúc đó, ở lứa tuổi đôi mươi, tôi đã nhận ra rằng tôi chỉ là bia đỡ đạn ngoài tiền tuyến. Tất cả những đồng chí, sĩ quan trẻ của tôi đều nghĩ vậy. Chúng tôi giấu đi thân phận của […]

Read more