CHƯƠNG I Dẫn Nhập Đề tài của Tiểu luận này không phải về cái được gọi là Tự Do Ý Chí – chẳng may, người ta cứ sử dụng nó để đối kháng với cái được gọi sai lầm là Thuyết về Triết học Định mệnh Tất yếu[1] – mà đề tài này đề cập đến Tự Do Dân Sự hay Tự Do Xã Hội: bản chất và các giới hạn của quyền lực được xã hội sử dụng một cách hợp pháp đối với một cá nhân. Đây là một đề tài hiếm khi được nêu lên và ít khi được tranh luận một cách rộng rãi; nhưng nó có một ảnh hưởng sâu đậm đến các cuộc tranh luận trong thực tế ở thời đại này bằng sự hiện diện tiềm tàng của nó; và sớm hay muộn, nó sẽ được xem như là một vấn đề quan trọng trong tương lai. Đây không phải là một vấn đề mới mẻ; trong một ý nghĩa nào đó, nó đã chia rẽ nhân loại ngay từ thuở xa xưa; nhưng nay, với đà tiến bộ đạt được bởi nhiều dân tộc văn minh nhất, nó xuất hiện dưới nhiều dạng mới và đòi hỏi một sự bàn luận khác biệt hơn và cơ bản hơn. Sự đấu tranh giữa Tự Do và Quyền Lực là một nét đặc trưng hiển nhiên trong các giai đoạn lịch sử quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là lịch sử Hy-lạp, La-mã và Anh quốc. Nhưng vào thời cổ, sự xung đột này xảy ra giữa thần dân hay vài tầng lớp thần dân với người cai trị. Người ta quan niệm tự do như là một sự che chở đối với bạo quyền của giới cai trị. Giới cai trị và kẻ bị trị đương nhiên ở vào những vị trí đối nghịch nhau (trừ ra ở một vài giới cai trị tại Hy Lạp). Quyền lực nằm trong tay một Cá Nhân, một bộ lạc hay một tầng lớp trong xã hội chiếm được quyền cai trị qua sự kế vị hoặc chinh phục; nhưng trong bất cứ trường hợp nào, quyền ấy không được qua sự chấp thuận của dân chúng, và dù có thận trọng mấy chăng nữa, không một ai dám hay có thể liều lĩnh đặt vấn đề này với những người cầm quyền; quyền lực của người cai trị được xem như là cần thiết nhưng cũng rất nguy hiểm; vì đó là một vũ khí mà họ có thể tùy tiện quay ngược lại chống với thần dân của mình hay với những kẻ thù bên ngoài. Để tránh cho các phần tử yếu kém của cộng đồng không phải làm mồi cho đám kên kên đông đảo, ta cần phải có một con chim mạnh nhất để ngăn cản các con kia. Nhưng vì con kên kên chúa cũng phải có mồi ăn chẳng khác gì những con chim khác, nên tất cả phải luôn luôn sẵn sàng để tránh mỏ và móng vuốt của nó. Vì vậy, mục tiêu của những người […]
Phần IV
Phần IV Bàn Về Khả Năng Hiện Tại của Mỹ và Một Số Cảm Nghĩ Rời Tôi chưa bao giờ gặp một người, ở bên Anh hay bên Mỹ, mà chưa từng thú nhận rằng sự tách biệt giữa hai nước, sẽ xảy ra không vào lúc này thì cũng vào lúc khác: Và không có thí dụ nào cho thấy là chúng ta đã thiếu suy xét khi đưa ra nhận định này mà chỉ cố gắng trình bày thực trạng đã chín muồi hay thích hợp cho sự độc lập của Lục địa Mỹ. Vì tất cả mọi người đều đồng ý về việc tách biệt giữa hai nước, chỉ có khác nhau về thời điểm, cho nên để tránh phạm phải lỗi lầm, hãy làm một cuộc khảo sát tổng quát và cố gắng hết sức để xác định xem thời điểm đó là lúc nào. Nhưng ta không cần phải tìm kiến đâu xa, cuộc khảo sát đã chấm dứt vì thời điểm đó đã tới với chúng ta. Sự đồng ý chung của mọi người và sự đoàn kết vinh quang của tất cả mọi điều đã là bằng cớ chứng minh cho điểm này. Sức mạnh lớn nhất của chúng ta không nằm ở số lượng mà ở sự đoàn kết; tuy nhiên con số [binh sĩ] chúng ta hiện có cũng đủ sức để đẩy lui quyền lực của tất cả thế giới. Lục địa chúng ta, ngay lúc này, có một lực lượng nhân sự có vũ trang và kỷ luật lớn nhất so với những nước khác dưới bầu trời, và sức mạnh của lực lượng này đã đạt đến đỉnh cao nhất mà không một thuộc địa riêng rẽ nào có thể yểm trợ nổi, và toàn bộ các thuộc điạ, khi kết hợp lại mới có thể hoàn thành được sứ mạng này, ở mức độ nhiều hơn hay ít hơn mức độ này một chút thì có thể tạo ra những ảnh hưởng tai hại. Lực lượng bộ binh của ta đã đủ rồi, còn về vấn đề hải quân, ta không thể không nhận thức rằng nước Anh sẽ chẳng bao giờ chịu đóng một chiến thuyền tại Mỹ nếu Lục địa này còn nằm trong tay Anh quốc. Vì thế ta chẳng nên làm kẻ tiên phong đi trước cả trăm năm theo hướng này [để đóng chiến thuyền], mà sự thực là nên hạn chế lại số tàu chiến, vì cây gỗ sẽ mỗi ngày bị hao mòn dần và những cây còn lại sẽ nằm sâu trong rừng và khó cho việc thu hoạch. Nếu Lục địa có đông cư dân, thì sự đau khổ của họ dưới những hoàn cảnh hiện tại là những khổ đau không thể chịu đựng nổi. Ta càng có nhiều phố cảng bao nhiêu, thì ta càng phải tốn công vừa để bảo vệ, vừa để không bị mất thành vào tay địch quân. Con số hải cảng của ta hiện nay là con số tỷ lệ đẹp đẽ với nhu cầu của chúng ta, và ai cũng […]
Phần III
PHẦN III Vài Suy Nghĩ về Tình Trạng Chính Trị Hiện Tại của Nước Mỹ Trong những trang dưới đây tôi sẽ không trình bày những gì ngoài những sự thật đơn giản, những lý luận dễ hiểu, và những lý lẽ thông thường, chứ không có những lời phi lộ để dẫn dắt độc giả, ngoại trừ một yêu cầu là người đọc đừng mang theo định kiến và thiên kiến mà sẽ ảnh hưởng đến sự suy luận, để tự quyết định cho chính mình và nhìn nhận cho đúng bản chất của con người và mở rộng tầm nhìn của mình cho tới tương lai. Nhiều sách vở đã viết về cuộc tranh đấu giữa nước Anh và Mỹ. Học giả đủ mọi thành phần đã tham gia vào cuộc tranh luận, từ nhiều động cơ khác nhau, theo nhiều kiểu khác nhau; nhưng tất cả đều không mang lại hiệu quả mong muốn, và giai đoạn tranh luận đã kết thúc. Vũ khí, phương tiện cuối cùng, đã được chọn lựa cho cuộc thi đua này. Nhà vua đã từ chối không nghe những thỉnh cầu của dân thuộc địa, và người dân thuộc địa đã chấp nhận sự thách thức này. Ta đã từng nghe kể về chuyện Ngài Pelham, đã quá cố (một đại thần và thủ tướng có khả năng nhưng cũng không thiếu khuyết điểm), khi bị tấn công tơi bời tại Viện Bình dân rằng những chính sách của ông chỉ là tạm thời mà thôi, đã phán rằng “nhưng những chính sách này CŨNG ĐỦ KÉO DÀI ĐẾN HẾT THỜI ĐẠI CỦA TA.” Nếu một ý tưởng hèn kém và nguy hại đến chết người như vậy lại là ý tưởng chỉ đạo cho cuộc thi đua đang xảy ra hiện nay tại các thuộc địa, thì hậu thế sẽ nhớ đến tên tuổi của tiền nhân với lòng khinh bỉ. Mặt trời chưa bao giờ chiếu rọi trên một chính nghĩa sáng ngời hơn cuộc đấu tranh của chúng ta như bây giờ. Đây không phải chỉ là công việc nội bộ của một thành phố, một quận, một tỉnh, hay một nước, mà là cả một lục địa—ít nhất cũng gồm một phần tám vùng đất mà con người sinh sống được. Đây không phải là vấn đề của một ngày một buổi, một năm, hay cả một thế hệ mà, những gì xảy ra trong cuộc đấu tranh này, sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến các thế hệ mai sau, và không nhiều thì ít, sẽ ảnh hưởng đến cả khi tận thế. Bây giờ là lúc chúng ta gieo hạt giống cho sự liên minh, cho danh dự, và niềm tin của lục địa Mỹ châu. Một sự rạn nứt nhỏ nhất [giữa chúng ta] trong lúc này cũng giống như ta dùng đầu kim khắc chữ lên vỏ cây non, vết thương trên vỏ cây này sẽ lớn lên theo ngày tháng và hậu thế sẽ nhìn rõ đó là những mẫu tự gì. Khi vấn đề đã biến chuyển từ lý luận sang […]
Lẽ Thường (Common Sense) – Thomas Paine
LỜI GIỚI THIỆU Bối Cảnh Lịch Sử của Hoa Kỳ Sau khi Columbus tìm ra lục địa Mỹ châu năm 1492, Đế quốc Tây-ban-nha bắt đầu bành trướng thế lực vào vùng Tây bán cầu và chiếm hữu vùng đất Mexico đến vùng Nam Mỹ châu. Sau đó các nước Âu châu khác như Bồ-đào-nha, Hà-lan, Thụy-điển và Pháp cũng lần lượt tiến vào lục địa Mỹ châu. Mãi đến hơn 100 năm sau nước Anh mới có mặt tại Mỹ châu và thiết lập vùng định cư Jamestown (1607) và sau đó dần dần thành lập những thuộc địa dọc theo vùng đất miền đông của lục địa Mỹ châu. Các thuộc địa của Anh tại Mỹ (từ nay gọi là thuộc địa) nằm dọc theo vùng biển miền đông của Mỹ châu, tại ba miền riêng biệt: (1) New England gồm có các thuộc địa New Hampshire, Massachusetts, Rhode Island, và Connecticut; (2) Miền Trung, gồm có New York, New Jersey, Pennsylvania, và Delaware; và (3) Miền Nam gồm có Virginia, Maryland, North Carolina, South Carolina, và Georgia. Nguyên Nhân Tạo Thành Thuộc địa Những nguyên nhân đưa đến việc Anh quốc thiết lập thuộc địa tại Mỹ châu có thể xếp vào ba loại chính sau đây. Thứ nhất là lý do kinh tế. Nước Anh vào đầu thế kỷ 17 bắt đầu trở thành một cường quốc kinh tế và có một hạm đội hùng mạnh. Sau khi đánh bại hạm đội của Tây-ban-nha vào cuối thế kỷ 16, nước Anh lại càng tự tin hơn khi bành trướng thế lực của mình ra bên ngoài. Những công ty cổ phần được những thương gia theo phái trọng thương thành lập và cổ vũ cho việc tìm thuộc địa tại Mỹ châu với mục đích thu hoạch tài nguyên thiên nhiên và quý kim như vàng, bạc, mở rộng thị trường cho những sản phẩm đã được chế tạo, và cuối cùng là đất đai cho những người di dân. Kết quả của động lực kinh tế là sự thành lập khu định cư tại Jamestown, 1607. Thứ hai là lý do tôn giáo. Phong trào Cải cách Tôn giáo và sự hình thành các giáo phái Tin Lành[1] phát triển mạnh mẽ chống lại cả Công giáo và Anh giáo về những giáo điều và nghi thức thờ phụng mà họ cho là không hợp lý. Kết quả của những đòi hỏi cải cách này là sự đàn áp của giáo hội và của chính quyền Anh quốc. Trước sự bách hại này những giáo dân Tin Lành muốn tìm đến vùng đất mới, vừa cách xa với mẫu quốc, vừa có đất đai để canh tác và sinh sống để tự do thờ phụng theo tín ngưỡng của mình. Có hai nhóm chính di dân vì lý do tôn giáo là nhóm “Hành Hương” và nhóm “Thanh giáo.” Nhóm “Hành Hương” (Pilgrim) định cư tại Plymouth, Massachussetts, còn nhóm theo “Thanh giáo” (Puritan: làm cho thanh sạch tôn giáo), đông hơn, định cư tại Massachussetts, 1629. Lý do thứ ba là xã hội và […]
Cộng Hòa
Giới thiệu Triết gia Platon Cuộc đời Sáng tác cách nay hai ngàn bốn trăm năm các đối thoại (dialogue) mang tên Platon có ảnh hưởng lớn lao đến tư tưởng Tây Phương thời xưa, thời Trung cổ, thời Phục hưng và cả thời hiện đại. Sáng tác đó đuợc ca ngợi là nền tảng của tư tưởng Tây Âu, chất liệu điều hòa tình trạng quá độ trong tâm trí con người, đường thẳng xác định nhãn quan thế giới từ trước hoặc từ đó tới giờ chưa hề phác họa, miêu tả trong triết học, chính trị, luận lý và tâm lý. Người Tây phương nghĩ trở lại nhận thức phô diễn trong đối thoại là trở lại nguồn cội. Ngược lại, đối thoại cũng bị chỉ trích gay gắt. Có người cho rằng đối thoại trưởng giả về chính trị và huyền bí về triết học. Tuy nhiên, giữa hai khuynh hướng đối chọi, có người thận trọng, khách quan sau khi đọc nhận thấy đối thoại có ma lực đề xướng, thôi thúc tưởng tượng và suy tư. Nhiều dây dợ đan kết trong đối thoại, song ở trung tâm giữ vai trò ý nghĩa theo nhận thức của người Hy-lạp, thiên đạo (logos, căn nguyên của tư tưởng, nguyên lý điều hành, phát triển vũ trụ) là thiên nhiên lèo lái mọi sự vật từ bên trong. Tiếp cận như thế thiên nhiên không phải siêu việt, vô hình và cũng không phải trần tục, hữu hình; thiên nhiên là tổng thể hữu cơ, con người không ở ngoài mà ở trong thiên nhiên. Bám chặt quan điểm cùng ý nghĩa quan điểm hàm ngụ, tư tưởng và nghệ thuật Hy-lạp đạt mức minh bạch chưa từng thấy ở bất kể nơi nào, người phô diễn chính yếu là Platon. Qua sử sách miêu tả, trình bày ta thấy ông là người kinh điển, người dệt giấc mơ lý tưởng; và sử sách cũng nói ông là người hiểu rộng biết nhiều về thế giới, không phải là triết gia tháp ngà ngụp lặn, chìm đắm trong rừng già sách vở. Ta còn biết ông là người học thức uyên thâm theo sát sinh hoạt trí thức đương thời. Dẫn chứng thi văn và bóng gió hàm ngụ trong đối thoại chứng tỏ ông theo dõi văn chương sát nút. Đời ông kéo dài từ cuộc chiến Peloponnesos giữa Athens và Sparta (431), qua ngày Pericles thủ lĩnh thành quốc Athens lìa đời (429), tới khi Philip quân vương Macedonia hạ thành Olynthus (348). Đối thoại thường gọi là Cộng Hòa, tác phẩm trong số trước tác tương tự truyền lại đến ngày nay hậu thế công nhận là sáng tác của Platon. Số sáng tác đồ sộ đã đưa tên tuổi ông lên hàng quen thuộc bậc nhất trong lịch sử nhân loại, nhất là lịch sử tư tưởng ở Tây phương cũng như Đông phương. Tuy vậy người sau lại biết rất ít về ông, ngay cả trong nước Hy-lạp, quê hương ông, biết rất ít một cách kỳ lạ so với những […]
Chương 4
Những Dân Hội La Mã Chúng ta không có những tài liệu khả tín về lịch sử đầu tiên của La Mã và dường như phần lớn các chuyện được kể lại là những huyền thoại; thật vậy, những phần ích lợi nhất cho sự hiểu biết lịch sử lập quốc của các dân tộc lại là những phần mà ta thiếu nhiều nhất. Kinh nghiệm hằng ngày dạy ta những nguyên nhân dẫn đến những cuộc cách mạng tại các đế quốc; nhưng vì hiện nay không có những dân tộc mới nào được hình thành nữa, nên chúng ta chỉ dựa vào những phỏng đoán để giải thích sự hình thành các nước này . Những tục lệ đã được thiết lập cho ta thấy rằng ít nhất các tục lệ đó có một nguồn gốc. Các truyền thống xuất phát từ các nguồn gốc đó, những truyền thống đã được các vị có uy tín nhất ủng hộ, và đã được khẳng định bằng các chứng cớ thiết thực, phải được xem là đáng tin cậy nhất. Đấy là những phương châm mà tôi cố gắng tuân theo khi tìm hiểu thể thức mà một dân tộc tự do nhất và hùng cường nhất trên thế giới sử dụng quyền hành tối cao của mình. Sau khi đặt nền móng cho La Mã, nền cộng hoà mới lập-bao gồm quân đội của kẻ thành lập gồm có các người gốc Albans, Sabines và người ngoại kiều-được chia ra làm ba giai cấp; từ sự phân chia đó mỗi giai cấp có tên là bộ tộc (tribes). Mỗi bộ tộc được chia ra làm mười tộc đoàn (curiae) và mỗi tộc đoàn lại được chia ra làm nhiều thập đoàn (decuriae) với những người chỉ huy là tộc đoàn trưởng (curiones) và thập đoàn trưởng (decuriones). Thêm vào đó, từ mỗi bộ tộc lại tuyển ra một trăm kỵ sĩ, còn gọi là hiệp sĩ thành một bách kỵ đội. Tất cả các sự phân chia này lúc đầu có tính cách quân sự nhưng sau này không cần thiết cho một thành phố nữa. Nhưng hình như họ có một linh tính là thành phố La Mã nhỏ bé này sẽ có một tương lai huy hoàng nên họ đã tự trang bị sớm để cho thành phố này có một hệ thống chính trị xứng đáng là một kinh đô của thế giới. Từ sự phân chia khởi đầu này một tình huống rắc rối xảy ra. Các bộ tộc Albans (Ramnenses) và bộ tộc Sabines (Tatienses) luôn luôn giữ nguyên tình trạng của mình, trong khi các bộ tộc ngoại kiều (Luceres) tiếp tục lớn dần và càng ngày càng có đông ngoại kiều đến La Mã cư ngụ, và lắm lúc có phần lấn át hai bộ tộc kia. Servius[a] sửa chữa khuyết điểm nguy hiểm này bằng cách thay đổi sự phân chia theo chủng tộc, và thay vào đó, bằng một sự phân chia mới dựa theo các chỗ cư ngụ của mỗi bộ tộc. Thay vì ba bộ tộc ông […]
Khế Ước Xã Hội
Lời Giới Thiệu Tác phẩm Jean-Jacques Rousseau ra đời trong Thời kỳ Khai sáng (Enlightenment) trong thế kỷ 18 của Âu châu. Tư tưởng và học thuật trong Thời kỳ Khai sáng chú trọng về lý tính (rationalism) và thực nghiệm. Trên căn bản duy lý và thực nghiệm, các triết gia thời kỳ này phủ nhận lề lối tư duy truyền thống về xã hội, tôn giáo, chính trị, và đề cao vai trò của khoa học. Họ đã từng tuyên bố: khoa học sẽ cứu chúng ta. Trong bài luận văn đoạt giải thưởng của Hàn lâm viện Dijon năm 1749, Rousseau đã tạo cho mình một tư thế riêng khi đưa ra những lập luận bác bỏ toàn bộ những tư duy thời thượng bấy giờ. Ông lập luận rằng càng văn minh thì đạo đức càng băng hoại, khoa học không cứu rỗi được con người, và “tiến bộ” chỉ là ảo tưởng, văn minh hiện đại không làm con người hạnh phúc hay đạo đức hơn. “Hạnh phúc chỉ đến với con người trong tình trạng thiên nhiên,” và đức hạnh chỉ xảy ra trong một xã hội đơn giản, nơi con người sống đời sống đạm bạc, chân chất. Những phát minh của khoa học, những sáng tạo của nghệ thuật, theo ông, chỉ là những “chùm hoa phủ lên trên xiềng xích trói buộc con người, khiến họ quên đi sự tự do nguyên thủy có từ lúc mới sinh ra, và quên đi mất là đang cam thân làm nô lệ trong kiếp sống văn minh.”[1]. Về điểm này, tư tưởng của Rousseau khá gần với Mặc Tử, nhà tư tưởng cổ Trung Hoa, người chủ trương thuyết công lợi và lên án các sự xa xỉ, xa hoa; ngay cả âm nhạc cũng bị Mặc tử lên án là vô bổ, làm sa đọa con người (trong khi Nho gia có cả Kinh Nhạc trong Ngũ Kinh). Mặc dù tư tưởng của Rousseau trực tiếp phản bác tư duy đương thời, Hàn lâm viện Dijon vẫn trao giải nhất cho luận đề của ông. Đây cũng là nền tảng tư tưởng của Rousseau để từ đó ông viết nên tác phẩm bất hủ Khế ước Xã hội. Khế ước Xã hội gồm 4 quyển, mỗi quyển có từ mười tới mười lăm chương. Trong lời mở đầu Rousseau viết: “Với bản chất con người như ta biết, và với tính chất có thể xẩy ra của luật pháp, tôi muốn tìm xem trong trật tự của một xã hội dân sự có thể có một luật lệ cai trị nào cho chắc chắn và hợp tình hợp lý…” Trong cuộc hành trình này, Rousseau cũng như các nhà tư tưởng trước ông như Thomas Hobbes và John Locke đều bắt đầu từ nguyên thủy, nhận diện con người trong trạng thái thiên nhiên của nó. Mở đầu chương thứ nhất Rousseau viết: “Con người sinh ra được tự do, nhưng ở đâu nó cũng bị xiềng xích.” Đối với Rousseau, tự do là điều kiện thiết yếu để con người là […]
Nền tảng Đạo đức của Chủ nghĩa Tự do
Nền tảng Đạo đức[1] của Chủ nghĩa Tự do Bo LI “Khi nghiên cứu về sự hình thành và cơ cấu của xã hội, họ luôn luôn hướng đến câu hỏi tối hậu là để làm lợi cho ai?” – Stephen Holmes Chủ nghĩa Tự do là một tập hợp những giá trị và định chế. Nền tảng đạo đức của các giá trị và định chế này là gì? Đó là chủ đề chính của tiểu luận này. Trước khi bắt đầu, có điểm ta cần lưu ý. Khi tôi dùng từ “chủ nghĩa tự do” hay “tự do” trong tiểu luận này, tôi dùng theo nghĩa mà đa số khoa học gia về chính trị thường dùng trong những tác phẩm hàn lâm liên quan đến lịch sử tư tưởng chính trị. Trong những tác phẩm này, “chủ nghĩa tự do” có nghĩa là những giá trị và định chế được xem là “chính thống” và đã có ảnh hưởng lớn lao đến thế giới phương Tây qua hơn 200 năm. Những điều này gồm có: nam và nữ được xem là tự do và bình đẳng, những quyền cá nhân được bảo vệ, quyền lực của chính quyền bị hạn chế, và chủ nghĩa hiến pháp trị và pháp trị[2] là những định chế không thể thiếu được. Một số tác giả vẫn thích sử dụng cụm từ “chủ nghĩa tự do cổ điển” để nói đến cái tập hợp những giá trị và định chế đề cập ở trên. Trong tiểu luận này, tôi sẽ dùng “chủ nghĩa tự do” và “chủ nghĩa tự do cổ điển” thay đổi cho nhau khi những thuật ngữ này được dùng để miêu tả những mệnh đề cốt lõi của chủ nghĩa tự do, những điều cơ bản mà qua hơn 200 năm hầu như vẫn còn được giữ nguyên. Trong tác phẩm của những nhà tư tưởng tự do cổ điển, ta thấy hiển lộ hai luận đề tương phản với nhau một cách rõ ràng. Thứ nhất là định đề tổng quát cho rằng mọi hành vi của con người đều được hướng dẫn bởi lý trí nhằm tới lợi ích cá nhân. Tôi sẽ gọi định đề này là “định đề lợi ích cá nhân phổ quát” hay đơn giản hơn là “định đề lợi ích cá nhân.” Thứ hai, có một điều, mà hầu như ai cũng công nhận, là lợi ích cá nhân theo lý trí, trong rất nhiều trường hợp, không diễn tả được động cơ của những hành vi của con người; thay vì tuân theo lý trí, người ta, rất nhiều lúc, vẫn có những hành vi được khích động bởi nhiệt tình, bởi những tình cảm không hợp lý, hoặc sự tin tưởng ngây thơ, hoàn toàn không có sự toan tính nào hết. Tôi gọi đây là “định đề lý trí có giới hạn.” Hai định đề này về hành vi ứng xử của con người tạo nên nền tảng đạo đức của chủ nghĩa tự do. Một cách cụ thể hơn, định đề lợi ích cá nhân phổ […]
Xã Hội Dân Sự
LỜI GIỚI THIỆU Xã Hội Dân Sự là gì? Câu hỏi này lại được các học giả về chính trị đặt ra trong hai thập niên vừa qua khi làn sóng dân chủ thứ ba tràn lên trong những thập niên cuối của thế kỷ 20. Sở dĩ các nhà nghiên cứu chính trị đặt vấn đề xã hội dân sự vì trong tất cả các nước chuyển hóa sang dân chủ đều luôn luôn có sự hiện diện của một “xã hội dân sự” sinh động. Từ đó xã hội dân sự trở thành một đề tài nghiên cứu để xem có tương quan “nhân quả” nào giữa các hoạt động của xã hội dân sự và tiến trình dân chủ hóa hay không. Trong chiều hướng đó, Học Viện Công Dân tuyển dịch các tài liệu, tiểu luận liên quan đến xã hội dân sự nhằm tạo cơ hội cho độc giả Việt Nam tiếp cận các tư tưởng, lý luận về xã hội dân sự của Tây phương, đồng thời cũng góp phần xây dựng cơ sở tài liệu cho lý luận và thực hành xây dựng xã hội dân sự tại Việt Nam. Khái niệm xã hội dân sự đã được các triết gia về chính trị thuộc thời kỳ Khai Sáng ở Âu châu sử dụng, và khái niệm này đã theo thời gian mà thay đổi cho đến ngày hôm nay. Các tư tưởng gia như Hobbes, Locke, Rousseau dùng xã hội dân sự (civil society) để chỉ một trạng thái xã hội khi con người đã bắt đầu sống quần tụ với nhau, khác với trạng thái thiên nhiên (state of nature). Xã hội càng phát triển thì lại càng nẩy nở thêm nhiều sắc thái và bộ phận khác nhau; do đó, các nhà tư tưởng thuộc thế kỷ 19 và thế kỷ 20 như Hegel, Marx, Gramsci, Diamond, v.v… đều có những khái niệm không giống nhau, và không thể thống nhất về một định nghĩa cho xã hội dân sự. Tuy nhiên, các học giả thuộc thế kỷ 20 đều đồng ý trên mẫu số chung sau đây của xã hội dân sự. Đó là sự hiện hữu của một lãnh vực công nằm giữa nhà nước, thị trường, và cá nhân. Chính trong lãnh vực công này (public sphere) mà các công dân hoạt động “nhằm biểu tỏ các mối quan tâm, tư tưởng, trao đổi thông tin, thực hiện các mục tiêu chung có tính chất hỗ tương, kiến nghị với nhà nước và buộc các viên chức nhà nước phải chịu trách nhiệm trong công vụ” (Diamond, 1994). Theo Brian O’Connell, chủ tịch sáng lập của Independent Sector, lãnh vực công là miền hội tụ của 5 thành tố sau: Thành tố đầu tiên là các cá nhân, tiêu biểu cho quyền lợi riêng tư. Thành tố thứ hai là cộng đồng bao gồm gia đình, làng xóm, chùa chiền, các hội đoàn, vân vân; cộng đồng là nơi các cá nhân sinh hoạt và phát triển và cũng là nơi đại diện cho các quyền […]
Luật Pháp Là Gì?
Lý Ba Perspective, số 4, bộ 2 Gần đây có rất nhiều thảo luận về việc thiết lập nền móng pháp trị tại Trung Hoa. Muốn xây dựng pháp trị ở Trung Hoa, theo tôi, thì cải cách tòa án không thôi cũng chưa đủ mà còn phải cải cách cả cách thức làm luật. Để tìm hiểu lập luận này, chúng ta cần phải hiểu bản chất của luật pháp là gì. Trong hai mươi năm vừa qua, Trung Quốc đã ban hành hàng nghìn điều luật. Trong nhiều lãnh vực, đã có khuynh hướng “quá tải lập pháp” (over-legislate). Ví dụ, trong luật hành chính, một số bộ luật vô hiệu quả với tầm nhìn hạn hẹp đã được, hoặc nhanh chóng sẽ được, ban hành. Những luật này gồm có: Luật tố tụng hành chính (1989), Luật quốc gia về bồi thường (1993), Luật trừng phạt-xử lý hành chính (1996), Luật bồi thường hành chính (1999), Luật hành pháp (lập pháp) (2000), Luật cưỡng chế hành chính (đang được thảo), Luật cấp giấy phép, Luật thủ tục hành chính (đang được xem xét), Luật về mua của nhà nước (đang được xem xét) v.v…Tệ hại hơn nữa, những luật chung chung-phổ thông này đan xen với hàng trăm sắc lệnh hành chính và nghị định ở trung ương, tỉnh và địa phương, thường gây ra sự rối rắm và bất định, và một số những luật này dùng ngôn ngữ được viết với ý nghĩa rất hạn hẹp và có thể bị luồn lách dễ dàng. Một số lớn những luật này không được soạn thảo kỹ càng và có phẩm chất kém, và rất nhiều luật không được (áp chế) thi hành; do đó, cả công chức lẫn thường dân đều không thèm đếm xỉa đến. Sự việc này góp phần vào việc thiếu tôn trọng luật pháp nói chung ở Trung Quốc. Rất nhiều những luật như vậy là kết quả của nếp suy nghĩ “đau đâu chữa đấy.” Cách thức làm luật “quá tải” “hạn hẹp”này cần phải được thay đổi nếu chúng ta muốn thiết lập pháp trị ở Trung Quốc. Ban hành hàng nghìn đạo luật (sắc lệnh) chưa hẳn là thiết lập được pháp trị. Điều chúng ta cần không phải là bất cứ khi nào tiện lợi thì ra luật, mà là ban hành pháp luật trong khuôn khổ của pháp trị. Về cơ bản, sự “quá tải-lập pháp” bắt nguồn từ sự nhận thức sai lầm về bản chất của luật pháp. Luật pháp là gì? Để trả lời câu hỏi này, cần phải tiến hành một cuộc thí nghiệm trong tư tưởng. Hãy thử tưởng tượng ra một trạng thái nguyên thủy theo như mô hình của Locke [nhà triết học Anh], trong đó không có nhà nước, không có chính quyền, và không có cả xã hội con người. Điều đó có nghĩa là không có luật pháp trong trạng thái nguyên thuỷ không? Câu trả lời là không. Vẫn có luật trong trạng thái nguyên thuỷ chứ; người ta vẫn phân biệt được cái gì sai […]