fbpx

Search Results for: luận cương 9

Người cứu nước Nga thoát khỏi Liên bang Xô-viết

Lawrence Reed & Yuri Maltsev  Đã đến lúc trả lại đúng vị thế cho một nhân vật quan trọng trong lịch sử nước Nga cận đại—Alexander Nikolaevich Yakovlev. Là một nhân vật hàng đầu trong những năm cuối cùng của chính quyền Xô-viết, Yakovlev khởi đầu sự nghiệp bằng cách tham gia quân đội và trở thành một sĩ quan của Hồng quân và trở thành đảng viên đảng Cộng sản, nhưng cuối cùng lại trở thành một kẻ tận tuỵ và hữu hiệu trong sự chống lại sự bạo ngược của chế độ Xô-viết. Yakovlev sẽ được người đời nhớ đến là kiến trúc sư chính của “đổi mới” (perestroika) trong những năm cuối thập niên 1980 cùng những hệ quả của nó: vạch trần những lời dối trá và tội ác tàn bạo của chế độ tội phạm Xô-viết và cái chết tất yếu của Cộng hoà Liên bang Xô-viết (USSR). Trong suốt cuộc đời, Yakovlev tự bản chất là người theo chủ nghĩa tự do cổ điển mà phải sống trong một trong những xã hội phi tự do, hẹp hòi, bần tiện, và tập trung nhất trong lịch sử. Ông không hề bị ảnh hưởng bởi ý thức hệ xã hội chủ nghĩa hay chủ nghĩa quốc gia kiểu Nga. Trong suốt thập niên 1980 đầy xáo trộn, thập niên đỉnh điểm và cuối cùng của Liên Xô, Yakovlev là uỷ viên Bộ Chính trị, nhân vật thứ hai sau Gorbachev, người mà có lẽ chỉ đáng là học trò của ông hơn là lãnh tụ. Với chức vụ trưởng ban tư tưởng, Yakovlev được gọi bằng nhiều tên khác nhau bên cạnh danh hiệu “kiến trúc sư của đổi mới” như “Bố già của Cởi mở (glasnost),” “người giật dây Gorbachev,” “Trưởng ban Phản bội,” “Điệp viên CIA.” “Kẻ chống Xô-viết cuồng loạn,” “Kẻ thù của nhân dân,” và “Satan của tư bản,” tuỳ theo kẻ gọi thuộc phe nào. Thiếu thời Yakovlev sinh năm 1923 trong một gia đình nông dân ở một ngôi làng nhỏ bên bờ sông Volga gần thành phố cổ Yaroslavl. Cậu bé Alexander quá quen thuộc với sự khổ sở của đời sống Xô-viết trong suốt và sau thời kỳ diệt chủng mang cái tên “tập thể hoá” nông dân. Từ năm 1929 đến 1932, hơn 30 triệu nông dân người Ukraine, Byelorussian, và cả người Nga bị bỏ đói cho tới chết, bị đày đi Siberia, hay bị Stalin, hay những kỹ sư xã hội hoặc lính của y giết ngay tại chỗ. Yakovlev không bao giờ quên được những hình ảnh đau khổ, lưu đầy, giết chóc, và tra tấn. Nhưng, Yakovlev có làm được gì đâu. Một tháng sau khi Yakovlev tốt nghiệp trung học, Thế chiến II bắt đầu, và chàng lập tức bị động viên vào Hồng quân. Yakovlev kể lại: Ngay cả lúc đó, ở lứa tuổi đôi mươi, tôi đã nhận ra rằng tôi chỉ là bia đỡ đạn ngoài tiền tuyến. Tất cả những đồng chí, sĩ quan trẻ của tôi đều nghĩ vậy. Chúng tôi giấu đi thân phận của […]

Read more

Chính quyền Kỳ lân

Michael Munger Vấn nạn của chúng ta là phải đấu với những con kỳ lân. Những con kỳ lân, dĩ nhiên, là những con thú trong thần thoại; kỳ lân giống như con ngựa có một cái sừng hình xoắn ốc mọc trên trán. Kỳ lân ăn những cây cầu vồng, nhưng nếu cần cả năm không ăn cũng không sao. Kỳ lân có thể chuyên chở những khối lượng hàng hoá vĩ đại mà không mệt mỏi. Và mùi trung tiện của nó thơm như mùi trái dâu tươi tinh khiết, khiến cho ngồi trên cỗ xe do kỳ lân kéo là cả một sự khoan khoái. Vì tất cả những lý lẽ đó, kỳ lân thực sự là một loài thú lý tưởng, là chìa khoá để cải thiện xã hội và chia sẻ sự thịnh vượng. Gượm đã, bạn muốn phản đối vì có một sự sai lầm trong lập luận kể trên, bời vì kỳ lân đâu có thật. Thiệt là một lầm lẫn chết người khi bảo rằng kỳ lân là vật hữu dụng khi nó không có thật. Phải thế không? Dĩ nhiên là không phải thế. Sự hiện hữu của kỳ lân có thể được chứng minh dễ dàng. Nào, bạn hãy nhắm mắt lại. Tưởng tượng ra một con kỳ lân. Một con kỳ lân tôi thấy có màu trắng, sừng màu vàng da cam. Con kỳ lân được vây quanh bởi những chiếc cầu vồng. Sự tưởng tượng của bạn có thể hơi khác của tôi, nhưng khi tôi nói “kỳ lân,” tôi chắc rằng cái hình ảnh con kỳ lân của bạn cũng rất gần giống với con kỳ lân trong tưởng tượng của tôi. Như vậy, kỳ lân thực sự hiện hữu và chúng ta cùng chia sẻ một khái niệm về những con kỳ lân. Vấn nạn: “nhà nước” là một con kỳ lân Khi tôi thảo luận về Nhà nước với những đồng nghiệp của tôi tại Đại học Duke, tôi nhận thấy ngay rằng, đối với họ, hầu như không có ngoại lệ, Nhà nước là một con kỳ lân. Tôi theo truyền thống Lựa chọn Công (Public Choice)[1], một lý thuyết chú trọng vào những giá trị của một hành vi nên được đánh giá qua kết quả, hơn là chú trọng vào những quyền tự nhiên. Sự phân biệt này đối với tôi rất quan trọng. Những đồng nghiệp của tôi vẫn thường không ưa các ông bà chính khách, cảm thấy hệ thống dân chủ luộm thuộm và đáng chán, và phản đối sự bạo tàn và sự cưỡng bức quá mức của những cuộc chiến, nào là chiến tranh với ngoại bang, cuộc chiến chống ma tuý, và sự theo dõi người dân của NSA[2] Nhưng, hầu như không có ngoại lệ, những giải pháp của họ là nới rộng thêm quyền lực của “Nhà nước.” Điều này, theo tôi có vẻ hơi điên điên—một kết luận không hợp lý của những lập luận mà tôi khó lòng chấp nhận. Nhưng rồi tôi chợt nhận ra rằng họ muốn một loại kỳ […]

Read more

Tinh thần trách nhiệm là thuốc giải độc chế độ chuyên chế

Sự khôn ngoan vượt thời gian của tiểu thuyết “Quần Đảo Ngục Tù” của Aleksandr Solzhenitsyn Surit Dasgupta Cuộc sống đầy rẫy đau khổ. Niềm đau đó sẽ bị nhân lên gấp bội bởi giòng ác tâm vô tận. Chính tôi đang trải nghiệm ra điều này khi ở bên gường bệnh của mẹ tôi, người đang là nạn nhân của bạo lực. Đó là hành động xấu xa, ma quỷ xảy ra cho người vô tội đã tàn phá chúng ta nhất; hành động này có thể xảy ra cho bất cứ ai. Bản chất độc đoán của sự ác không thể từ chối. Nó hiển nhiên và không thiếu các ví dụ xảy ra trong cuộc sống. Khi thừa nhận thực tế này, câu hỏi mà mỗi chúng ta nên tự hỏi là con người phải đối diện và xử sự thế nào với điều ác? Khi ngồi bên cạnh người mẹ đang nằm bất tỉnh của mình, tôi đã đọc cuốn “Quần Đảo Ngục Tù” (The Gulag Archipelago) của Aleksandr Solzhenitsyn, một tiểu thuyết lớn đã đoạt giải Nobel văn học viết bởi một nhà bất đồng chính kiến ​​người Nga từng bị tù đầy đau đớn dưới tay nhà cầm quyền Cộng sản tàn bạo. Là người lính Hồng quân trong Thế chiến thứ Hai, ông chứng kiến ​​tận mắt sự tàn bạo của Hồng quân Sô Viết với thường dân Đức và Đông Âu. Hình ảnh cướp bóc và hãm hiếp thường dân của đồng đội là vết nứt đầu tiên trong ảo tưởng ôm ấp từ lâu của Solzhenitsyn về các nhà lãnh đạo tổ quốc của mình. Không lâu sau đó, ông bị bắt và giam giữ tại nhiều trại lao động khổ sai. Ông bị kết tội chỉ trích Stalin trong lá thư viết cho người bạn cùng lớp; cái tội đã khoác cho ông án tù mười một (11) năm. Trong khi thi hành án lệnh, ông đã nếm đủ mùi đau khổ như con thú thấp hèn, lao động quần quật vô giới hạn, chui rúc tìm cái ăn từ những mảnh vụn ít ỏi người ta vứt bỏ, và chẳng giữ được chút hơi ấm nào trong địa ngục giá lạnh nhất trần gian. Muốn tìm sự thật, hãy tự soi mình. Solzhenitsyn có đủ lý lẽ để thù ghét những kẻ giam giữ mình. Ông cũng có mọi lý do để biện minh cho mình nếu chỉ mong tìm cách trả thù những kẻ hãm hại ông. Sau tất cả, ông là người vô tội bị kết án oanvì nói thật. Nhưng ông chọn cách cư xử vượt qua não trạng của một nạn nhân bằng cách tự vấn lương tâm. Ông suy ngẫm về cuộc sống cá nhân và tự hỏi mình đã làm gì để góp vào việc tạo ra chế độ đang giam giữ chính mình. Sau khi trải qua nhiều trại lao động Solzhenitsyn nhận ra sự sa đọa của xã hội và nhà nước là hậu quả của sự xuống cấp cá nhân. Khi cách mạng Nga nổ ra, nhiều sinh mạng vô […]

Read more

Liệu Chúng ta có trở thành La-mã?

Lawrence W. Reed  LGT.  Lawrence W. Reed, Chủ tịch của Tổ chức Giáo dục Kinh tế (Foundation for Economic Education – FEE) trình bày sự suy thoái của nền Cộng hòa La-mã và đưa ra những lời cảnh báo cho nước Mỹ trong thế kỷ 21. “Ta có thể rút ra những bài học thật là hữu ích và phong phú từ quá khứ. Những bài học này được đặt trong ánh sáng của sự thật của lịch sử, là những thí dụ của mọi trường hợp có thể xảy ra. Từ đó, ta có thể lựa cho chính ta hay quốc gia của ta điều gì để  mô phỏng, và cũng để tránh những điều mà mang mầm họa từ trứng nước và kết quả thảm khốc nó mang lại.” — Sử gia La-mã Livy      Những khoản tiền khổng lồ do chính quyền chi ra để cứu trợ tài chánh. Sự gia tăng đến chóng mặt của nợ công. Sự tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương. Một sự tranh chấp điên loạn của những nhóm lợi ích với vô vàn đòi hỏi công khố phải chi trả. Những quy định nở tung như nấm sau mưa nhằm hạn chế hoạt động của doanh nghiệp. Những lời kêu gọi đấu tranh giai cấp của những kẻ mị dân. Thuế khóa cao đánh trên sản phẩm. Đạo đức từng được coi là yếu tố quan trọng xây dựng đức tính vững mạnh ngày một suy đồi. Những điều này đang xảy ra trong thế kỷ thứ hai mươi mốt tại Mỹ cũng như đã xảy ra cho La-mã, nhà nước phúc lợi và xấu số, hai ngàn năm trước. Cả La-mã và Mỹ được sinh ra từ cuộc cách mạng chống lại chế độ quân chủ—Mỹ chống lại Anh quốc và La-mã chống lại dân Etruscan.[1] [Sau cuộc cách mạng] và cảnh giác với sự tập trung quyền lực, cả hai đều lập nên chế độ cộng hòa có cơ chế kiểm soát và cân bằng, phân ngăn quyền lực và bảo vệ một số quyền nhất định, nếu không của tất cả mọi người, thì cũng của một số người. Mặc dù có những khuyết điểm, sự thiết lập chế độ Cộng hòa La-mã vào thế kỷ thứ Sáu trước Công nguyên và sự thành lập chế độ Cộng hòa Mỹ vào thế kỷ 18 sau Công nguyên là đại biểu cho sự tiến bộ vĩ đại nhất về quyền tự do cá nhân trong cả lịch sử của nhân loại. Lịch sử của Cổ La-mã trải dài một ngàn năm—khoảng 500 năm là chế độ cộng hòa và 500 năm là chế độ đế quốc quý tộc; sự ra đời của Chúa Jesus xảy ra trong những năm chuyển tiếp giữa hai giai đoạn. Như sử gia Thomas Madden đã mô tả trong cuốn sách Những Đế quốc của Sự Tín nhiệm (Empires of Trust), xuất bản năm 2008 về sự tương đồng giữa hai nền văn minh La-mã và Mỹ khi La-mã theo chế độ cộng hoà trong nửa thiên niên kỷ đầu tiên. […]

Read more

Chủ nghĩa Quốc gia thực sự là gì và tại sao điều này lại quan trọng?

Chủ nghĩa Quốc gia là ý thức hệ cực kỳ độc hại thứ hai của thế kỷ 20 Alex Nowrasteh Dường như chủ nghĩa quốc gia, cùng với sự hồi sinh của cụm từ này đang tiến bước trở lại trong những năm gần đây, qua sự kiện tổng thống Trump đắc cử, đến sự gia tăng của những chính đảng theo chủ nghĩa quốc gia mới được thành lập tại Âu châu. Chủ nghĩa quốc gia là một phong trào chính trị mà trong những năm gần đây đã tạo nên những bước tiến chính yếu [trong những sinh hoạt chính trị]; chủ nghĩa này rao giảng thông điệp hạn chế di dân nhập cư, bảo hộ mậu dịch, và một chính quyền mạnh chú trọng vào sự bảo vệ người dân từ những thiệt hại tưởng tượng. Dù thế, ngoài những chủ trương về chính sách và kiểu thức cai trị, chẳng có một định nghĩa rõ ràng nào về chủ nghĩa quốc gia khi đề tài này đang được thảo luận trên những diễn đàn đại chúng, và hầu như là chẳng có sự phân biệt nào giữa chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa ái quốc. Giả thuyết cơ bản của tôi là chủ nghĩa quốc gia phải là một điều gì đó cao hơn là cái tư tưởng bộ lạc hiếu chiến thô thiển, nhưng điều này cũng ít có người tìm hiểu xa hơn thế. Những lý do này khiến tôi phải đọc vài ngàn trang về đề tài này — và tôi đã học được kha khá. Dưới đây là vài bài học tôi đã thu thập được và một bảng phân loại các loại chủ nghĩa quốc gia khác nhau. Chủ nghĩa Ái quốc so với Chủ nghĩa Quốc gia Điều đầu tiên tôi học được là hầu hết những nghiên cứu về chủ nghĩa quốc gia đều thuộc vào loại tệ. Phần lớn những tác giả viết về đề tài này hoặc là định nghĩa cụm từ này rất sơ sài, hoặc là quá rộng đến nỗi hầu như chẳng có ý nghĩa gì nữa. Tôi ước là tôi có thể trở lại quá khứ và bảo với chính tôi là hãy lược bỏ hàng đống những bài viết hay sách vở về đề tài này. Tệ hơn nữa, nhiều học giả về chủ nghĩa quốc gia, hoặc là những người chống đối, hoặc là những người ủng hộ, và từ những vị trí này họ đã đưa ra những nhận định kỳ quái, như cho rằng đảng Công nhân Quốc Xã Đức không phải là một chính đảng theo chủ nghĩa quốc gia. Điều này khiến cho những người ngoại cuộc không chuyên như tôi khó lòng hiểu được chủ nghĩa quốc gia là cái gì. Điều thứ hai tôi học được là không có một sự phân chia đơn giản nào giữa chủ nghĩa ái quốc và chủ nghĩa quốc gia, nhưng có lẽ sự phân chia của George Orwell được coi là gần gụi nhất khi ông viết: Không nên nhầm lẫn chủ nghĩa quốc gia với chủ […]

Read more

Mười Phủ quyết hay nhất của các tổng thống trong lịch sử Hoa Kỳ

LGT. Thể chế dân chủ pháp trị được xây dựng trên hai khái niệm căn bản: quyền lực được tách biệt và được kiểm soát và cân bằng. Hiến pháp Hoa Kỳ đã thiết lập quyền phủ quyết để cho hành pháp và lập pháp có thể kiểm soát lẫn nhau. Bài viết dưới đây trình bày 10 phủ quyết hay nhất của các tổng thống Mỹ. Phủ quyết là một trong số những đóng góp nổi tiếng nhất mà chế độ Cộng hoà cổ La mã trước đây 25 thế kỷ đã để lại cho thế giới.Đây là 10 trong số các phủ quyết hay nhất Lawrence W. Reed Tổng thống James Garfield đặt tên con chó cưng của ông là Veto. Đó là một con chó đen khổng lồ giống Newfoundland nhưng đáng yêu, nặng khoảng 50 kg, Quốc hội hiểu ý: một dự luật bất hợp hiến sẽ được đưa vào ngay chuồng chó của Tổng thống. (Đáng tiếc là không có dự luật nào bị như vậy, vì tổng thống Garfield chỉ tại chức có 5 tháng) Quyền phủ quyết (veto) là một công cụ đáng kính đã có từ lâu tại nhiều quốc gia có chính thể cộng hòa. Cùng với giới hạn nhiệm kỳ, phân quyền, habeas corpus[1], và các quy định khác, phủ quyết đã là một đóng góp lịch sử mà nền Cộng hòa La Mã để lại cho thế giới từ 25 thế kỷ trước. Từ veto có nguồn gốc từ tiếng La tinh, có nghĩa là “Tôi cấm!” Người La Mã thời trước kiên quyết kìm hãm tham vọng của những người mê quyền lực đến nỗi họ cho phép diễn đàn của viện dân cử có quyền bác bỏ dự luật của Thượng viện, và họ cho hai viên chức cao cấp nhất trong chính quyền (consuls) có quyền bác bỏ quyết định lẫn nhau. Phủ quyết giúp kìm hãm các nhà lập pháp quá khích và gìn giữ nền Công hòa trong gần 500 năm. . Cảm hứng từ những người La Mã, ngay từ lúc đầu các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã đưa quyền phủ quyết của Tổng thống vào trong quyền quy định bởi Hiến pháp – trong Điều 1, Đoạn 7. Tổng thống có thể ngăn chặn một biện pháp không cho trở thành luật bằng cách gửi lại cho Quốc hội dự luật không ký nội trong 10 ngày sau khi Quốc hội đã thông qua (“regular veto” – phủ quyết bình thường) hoặc chỉ không ký dự luật sau khi Quốc hội hoãn họp (“pocket veto”). Phủ quyết bình thường có thể bị vô hiệu hóa, nhưng chỉ khi nào cả hai viện có được đa số 2/3 số phiếu. Từ thời tổng thống George Washington, chỉ có 7% trong số 2572 lần phủ quyết là thật sự bị vô hiệu hóa. Trong tạp chí National Interest, số ngày 8 tháng 6 năm 2014, tác giả Robert W. Perry nhận xét , Phủ quyết của tổng thống là một trong những khoản hàng đầu trong Hiến pháp để ngăn ngừa các hoạt […]

Read more

Vài Suy Nghĩ về Giáo Dục : Chương 4

Phương Pháp Tổng Quát Đoạn 63 Nhưng nếu ta áp dụng đúng các phương pháp giáo dục tốt thì ta không cần đến những loại phần thưởng hay trừng phạt thông thường mà ta thường nghĩ đến hay áp dụng theo thói quen. Thật vậy, các hành động dại dột nhưng ngây thơ, các trò chơi của con trẻ, tất cả phải cho phép đứa trẻ chơi tự do, không hạn chế, chừng nào mà đứa trẻ vẫn tôn trọng những người hiện diện; các lỗi lầm này là những lỗi lầm của lứa tuổi chứ không phải là của chính bản thân đứa trẻ. Và nếu, đúng như ta phải làm,  để cho thời gian, cho sự bắt chước, cho năm tháng chín mùi sửa chữa các lỗi lầm ấy thì đứa trẻ sẽ tránh được các trừng phạt áp dụng không đúng lúc và không có hiệu qủa. Các trừng phạt này hoặc là không đàn áp được các khuynh hướng tự nhiên của đứa trẻ; và nếu cứ lập đi lập lại một cách vô ích thì khi thật sự cần dùng đến chúng sẽ không còn hiệu qủa nữa; hoặc là nếu chúng đủ mạnh để làm giảm niềm vui tự nhiên của tuổi trẻ, chúng chỉ làm hư thể xác và trí óc của đứa trẻ. Nếu khi trẻ con chơi, chúng gây tiếng ồn ào và gây xáo trộn, làm cho người có mặt khó chịu (sự việc này chỉ xảy ra khi cha mẹ có mặt ở đó) thì nếu cha mẹ biết dùng uy quyền của mình, một tiếng nói, một cái nhìn của cha hoặc mẹ cũng đủ làm cho chúng đi chơi chỗ khác hay làm chúng yên lặng một thời gian. Nếu ta muốn kích thích trí óc, gia tăng thể lực và sức khỏe của đứa trẻ thì tốt hơn hết là nên khuyến khích hơn là la mắng, đánh đập, đàn áp cái tâm trạng vui nhộn này mà thiên nhiên dành cho lứa tuổi và tâm tính đứa trẻ vào lúc đó. Nghệ thuật cao nhất là biến tất cả những gì đứa trẻ làm thành những trò chơi thích thú. Đoạn 64 Ở đây, hãy cho tôi nhấn mạnh đến một lỗi lầm trong phương pháp mà người ta thường dùng trong giáo dục: đó là việc nhồi nhét trí óc đứa trẻ trong mọi trường hợp với những luật lệ và lời giáo huấn mà nó không thể hiểu và sẽ quên ngay. Nếu đó là một việc mà ta muốn đứa trẻ làm, và cứ mỗi lần nó quên đi hay làm không tốt, thì ta hãy bắt nó lập đi lập lại cho đến khi có kết quả tốt. Làm như vậy có hai lợi ích: thứ nhất là nhận xét xem đó có phải là một việc mà trẻ con có khả năng thực hiện được hay không, hay là việc ta muốn trẻ làm có hợp với lứa tuổi của nó hay chưa; bởi vì có nhiều khi ta đòi hỏi nơi đứa trẻ những việc mà sau đó nó […]

Read more

Vài Suy Nghĩ về Giáo Dục : Lời Giới Thiệu

John Locke sinh ngày 29 tháng 8, 1632 gần thành phố Bristol, Anh Quốc. Ông theo học tại trường Westminster, nơi mà Dresden học cùng thời với ông, và tại Christ Church, đại học Oxford. Nhà lý luận về giáo dục tương lai không có một ý niệm tốt nào về các môn học thịnh hành vào hồi đó ở cả hai trường như ông ám chỉ trong cuốn sách này; tuy nhiên, sau khi đậu bằng Cao Học vào năm 1658, ông trở thành giáo sư phụ giảng tại Oxford, và giảng viên về tiếng Hy Lạp và thuật hùng biện. Sau một chuyến viếng thăm lục địa Âu Châu vào năm 1665 với tư cách là thư ký cho một toà đại sứ, ông trở về Oxford và theo học ngành y khoa. Vừa là bạn, vừa là bác sĩ riêng, ông trở nên gắn bó với Lord Ashley (sau trở thành Bá Tước Shaftesbury thứ nhất); và sau khi nhà qúy tộc này trở thành quan Chưởng Ấn, Locke được bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Liên lạc Tôn giáo. Bá Tước Shaftesbury rời chức vụ trên vào năm 1673 và hai năm sau đó Locke qua định cư tại Pháp vì lý do sức khoẻ; ông sinh sống bằng nghề làm gia sư cho con trai của Sir John Banks và làm bác sĩ riêng cho phu nhân của vị Sứ Thần Anh tại Paris. Năm 1679, Shaftesbury tham chính trở lại và gọi Locke trở về Anh Quốc. Locke miễn cưỡng tuân lệnh người đỡ đầu mình; ông giúp đỡ Shaftesbury trong các vấn đề chính trị và giám thị việc học hành của đứa cháu ông ta (đứa cháu này sau là tác giả của cuốn “Characteristics”). Khi sự nghiệp chính trị của Shaftesbury sụp đổ, cả hai đều trốn qua Hoà Lan tị nạn. Trong hai năm đầu ở Hà Lan, Locke đi du lịch và giao du với các học giả ở Âu Châu. Nhưng vào năm 1685 chính phủ Anh Quốc xem ông như là một tên phản quốc và yêu cầu chính phủ Hoà Lan dẫn độ. Và ông bị bắt buộc phải lẩn trốn cho đến khi được Vua James II xá tội, dù không có chứng cớ nào cho biết ông đã phạm tội gì ngoài việc là bạn của Shaftesbury. Mãi đến năm Locke 54 tuổi ông mới bắt đầu cho ấn hành các kết quả của cả một đời suy tư và nghiên cứu của ông. Bản tóm tắt tác phẩm vĩ đại của ông “Luận văn về Sự Hiểu Biết của Con Người” (Essay Concerning Human Understanding) được bạn ông là Le Clerc ấn hành trong bộ “Bibliothèque Universelle” và toàn bộ tác phẩm ra đời năm 1690. Cũng chính từ Hoà Lan mà ông viết những lá thư để khuyên bảo một người bạn trong cách nuôi dạy con. Các lá thư này về sau đã được ấn hành thành cuốn “Vài Suy Nghĩ Về Giáo Dục” (Some Thoughts Concerning Education). Trong thời gian lưu đày Locke có dịp làm thân với William […]

Read more

Diễn văn Cuối cùng của Mục sư Martin Luther King: Tôi Đã Lên Tới Đỉnh núi

MEMPHIS, Tenn., ngày 3 tháng Tư, 1968 LGT. Mục sư Martin Luther King đọc bài diễn văn này vào ngày 3 tháng Tư, thì vào ngày 4 tháng Tư ông bị James Earl Ray ám sát. Cám ơn những người bạn chân thành của tôi. Khi tôi nghe Ralph Abernathy giới thiệu tôi bằng những lời lẽ hùng hồn và ca ngợi không hết lời, tôi không biết anh ấy đang nói về ai. Thật ra có được người bạn chí cốt đồng thời cũng là cộng tác viên nói những điều tốt về mình, thì quả là tốt thật. Ralph Abenathy là người bạn tốt nhất tôi có được trên thế giới này. Tôi rất vui mừng được gặp mỗi quý vị trong đêm nay mặc dù có cảnh báo về một cơn bão đang kéo tới [Sự hiện diện của quý vị] cho thấy quyết tâm tham dự buổi gặp  mặt này của quý vị, dù thế nào đi chăng nữa. Có một điều gì đó đang xảy ra tại Memphis; một điều gì đó đang xảy ra trên thế giới. Và quý vị biết đó, nếu tôi được đứng ngay tại điểm mốc khởi đầu của dòng thời gian, cùng với khả năng có được một cái nhìn tổng quát và toàn cảnh của lịch sử nhân loại từ bấy tới nay, và Thượng đế bảo tôi rằng: “Martin Luther King, con muốn sống trong thời đại nào?” Tôi sẽ cất cánh bay trong tâm tưởng từ Ai-cập và tôi sẽ nhìn thấy những người con của Thượng đế trên cuộc hành trình cao cả từ những tù ngục tối tăm của Ai-cập đi qua, hay phải nói cho đúng là vượt qua Hồng Hải, qua những hoang mạc để tiến về Đất Hứa. Và dù [cuộc hành trình đó] có huy hoàng đến thế nào, tôi sẽ không dừng ở đó. Tôi sẽ tiếp tục đi đến Hy-lạp và đưa tâm trí tôi tới đỉnh núi Olympus. Và tôi sẽ được gặp Plato. Aristotle, Socrates, Euripides và Aristophanes đang tụ họp tại điện Parthenon. Và tôi sẽ dõi theo họ chung quanh điện Parthenon khi họ bàn về những vấn đề vĩ đại và vĩnh cửu của thực tại. Nhưng tôi sẽ không dừng ở đó đâu. Tôi sẽ tiếp tục, ngay cả đến những ngày hoàng kim vĩ đại của Đế quốc La-mã. Và tôi sẽ thấy những sự phát triển ở đó, do những đại đế và những nhà lãnh đạo khác nhau thực hiện. Nhưng tôi sẽ không dừng ở đó đâu. Tôi sẽ đi đến ngày của thời kỳ Phục hưng, và thật nhanh tìm hình ảnh của tất cả những điều thuộc thời đại Phục hưng, những điều đã đóng góp vào [sự phát triển] của đời sống văn hoá và mỹ thuật của loài người. Nhưng tôi sẽ không dừng ở đó. Tôi sẽ đi trên con đường tới nhà một người mà tôi được đặt tên theo chỗ ở của ông. Và tôi sẽ quan sát Martin Luther khi ông đóng 95 luận đề lên cửa nhà thờ ở […]

Read more

Hãy Coi chừng có Dân chủ mà Không có Tự do

Richard Ebeling Một sai lầm cơ bản của thời đại chúng ta đó là, chúng ta  cho rằng dân chủ là câu thần chú đưa ta đến hòa bình, tự do và thịnh vượng. Những cuộc bầu cử gần đây ở Ukraine, Iraq, và Saudi Arabia, và sự hứa hẹn trong cuộc tranh cử tổng thống sôi nổi ở Ai Cập, được ca ngợi là dấu hiệu của ánh bình minh mới đang đến với nhân loại. Và thật ra, có thể như thế thật. Nhưng dân chủ tự nó không xác định hay bảo đảm cho một xã hội được tự do. Lịch sử đã cho ta  thấy nhiều câu chuyện về  những xã hội dân chủ đã hủ hóa thành những xã hội tham nhũng, cướp bóc và chuyên chế độc tài. Tháng Tư này đánh dấu 60 năm kể từ khi Adolf Hitler qua đời trong tàn tích  của Berlin khi Đệ Nhị Thế Chiến đến hồi  chấm  dứt ở Châu Âu. Điều thật đáng nhắc lại là cả đảng Cộng sản lẫn đảng Quốc xã đã hấp dẫn  số đông dân chúng ở Đức vào đầu thập niên 1930 trong buổi hoàng hôn của Cộng hòa Weimar. Trong cuộc bầu cử quốc gia Đức ngày 31 tháng 7 năm 1932, Nhũng người theo đảng Quốc Xã của Hitler nổi lên như một đảng lớn nhất đại diện trong quốc hội (mặc dù nhóm này không chiếm đa số phiếu bầu), trong khi Đảng Cộng sản là đảng mạnh thứ ba sau đảng Dân chủ Xã hội. Trong cuộc bầu cử tự do cuối cùng, ngày 6 tháng 11 năm 1932, trước khi Hitler lên nắm quyền vào tháng Giêng năm sau, Đảng Quốc xã đã mất ghế, nhưng vẫn là đảng lớn nhất trong nghị viện, cùng với những đảng viên Cộng sản vẫn ở vị trí thứ ba nhưng tiến sát Đảng Dân chủ Xã hội. Cả đảng Quốc Xã lẫn đảng Cộng Sản đều chẳng ngại ngùng khi cho cử tri Đức biết điều gì sẽ chờ họ nếu đảng Quốc Xã hay Cộng sản nắm quyền. Thật vậy, nhà kinh tế người Áo Ludwig von Mises đã quan sát vào năm 1926, ông cho biết rằng nhiều người Đức “đang đặt hy vọng vào sự xuất hiện của ‘kẻ mạnh’ –  bạo chúa sẽ suy nghĩ thay cho họ và chăm sóc họ.”  Nhiều người, thậm chí qua việc đi bầu cử, đã bán mất tự do khi họ bị quyến rũ bởi lời hứa của chính sách độc đoán mang màu sắc chính trị gia trưởng. Trong thế giới ngày nay, đặc biệt là ở Tây Âu và Bắc Mỹ, các hình thức  độc tài cực đoan như vậy không mấy hấp dẫn đối với phần lớn dân chúng. Rất ít người sẵn sàng đi bầu chịu đổi sự mất tự do chomột xã hội không tưởng độc đảng. Không, ngày nay dân chúng chỉ mong muốn sử dụng nhà nước để cướp bóc lẫn nhau thông qua sự can thiệp của chính phủ và tái phân phối phúc lợi. Những gì […]

Read more