fbpx

Search Results for: luận cương 9

Sự Quan trọng của Giáo dục Cơ bản

Amartya Sen[1]   Diễn văn của Amartya Sen tại Hội nghị về Giáo dục của các Quốc gia trong khối Liên Hiệp Anh tại Edinburgh Tôi rất hân hạnh có dịp được nói chuyện trong buổi họp ngày hôm nay tại hội nghị về giáo dục của các quốc gia trong khối Liên Hiệp Anh. Tôi cũng rất vui mừng quý vị đã chọn Edinburgh là địa điểm cho buổi hội nghị quan trọng này. Tôi rất lấy làm tự hào đã có  mối quan hệ cá nhân  đối với Edingburg, vì được là cựu môn sinh của hai trường đại học ở đây, tức là đại học Edinburg University và đại học Heriot-Watt University (dù mối quan hệ đó chỉ có tính cách danh dự nhưng nó cũng khiến cho tôi thấy mình thật sự đã là môn sinh tại đây), và cũng vì tôi là hội viên của Hội Hoàng gia tại Edinburg và cũng nhờ những các quan hệ khác đối với thành phố lớn lao này. Vì vậy tôi xin chào mừng quý vị tới thành phố đẹp đẽ này và đã đến với cộng đồng trí thức tuyệt vời của thành phố, mà tôi đã được vinh dự là một hội viên du mục, và cũng có thể gọi là một học sĩ lang thang.  Nhưng  với lời chào mừng đó, tôi cũng phải nói thêm rằng không có chỗ nào thích hợp hơn để thảo luận về vấn đề “thu hẹp hố cách biệt về giáo dục” ngay tại thành phố của Adam Smith và David Hume,[2] là hai nhân vật đã từng chủ trương mạnh nhất và sớm nhất về giáo dục cho quần chúng. Tại sao lại rất quan trọng là phải thu hẹp sự cách biệt về giáo dục, và xoá bỏ sự chênh lệch lớn lao giữa khả năng tiếp cận giáo dục, khả năng gia nhập vào hệ thống giáo dục và giữa các thành quả về giáo dục ? Trong những lý do khác nhau, có một lý do quan trọng nhất đó là điều này rất quan trọng để tạo ra một thế giới an toàn hơn và công bằng hơn. HG Wells, trong tác phẩm Sơ lược về Lịch sử của ông, đã không nói quá khi ông nói rằng: “Lịch sử của nhân loại càng ngày càng trở nên một cuộc chạy đua giữa giáo dục và tai biến.”  Nếu chúng ta tiếp tục để một phần lớn của dân chúng ở trên thế giới ra ngoài quỹ đạo của giáo dục, thì chúng ta đã khiến cho thế giới trở thành không những thiếu công bằng, mà lại còn thiếu an toàn nữa. Sự bất ổn trên thế giới hiện nay còn lớn hơn cả những sự bất ổn đầu thế kỷ thứ 20 là thời đại của H.G. Wells. Thực vậy, từ khi có những biến cố kinh hoàng ngày 11 tháng 9 năm 2001 – và những biến cố sau đó – thế giới đã trở nên hoàn toàn quan tâm tới những vấn đề bất an về vật chất. Nhưng sự […]

Read more

Dạy, Học và Giáo Dục Giả Hiệu

Mortimer J. Adler Lời giới thiệu:  Mortimer Adler là một triết gia, và là một trong những nhà giáo dục hàng đầu của Mỹ. Adler sinh năm 1902 và mất năm 2001, thọ 99 tuổi. Adler được coi là một trong những triết gia về giáo dục thuộc trường phái Perennialism, một lý thuyết giáo dục chủ trương rằng con người, dù ở bất cứ nơi nào, cùng sở hữu và chia sẻ một bản năng chung-lý tính­-một bản năng xác định con người. Từ nhận định này, Adler chủ trương rằng nền giáo dục phổ thông phải đồng nhất cho mọi học sinh. Mọi học sinh đều phải được dạy để có 3 loại kiến thức: kiến thức phổ thông; kỹ năng tư duy; và hiểu biết về tư tưởng và giá trị. Mỗi loại kiến thức khác nhau đòi hỏi một phương pháp dạy khác nhau. Adler cùng Max Weismann thành lập Trung tâm Nghiên cứu các Tư Tưởng Vĩ Đại và ông cũng đề nghị một chương trình giảng dạy các tác phẩm kinh điển (Great Books) của văn hóa Tây phương cả hai trình độ trung học và đại học tại Mỹ và Canada. _____ Ai cũng biết, hay chắc phải biết, rằng nhồi sọ không phải là sự giảng dạy theo đúng nghĩa của nó, và kết quả của nhồi sọ là cái gì đó trái ngược hẳn với cái học chân chính. Thế nhưng, thực tế cho thấy rằng, hầu hết những gì đang diễn ra trong trường lớp của chúng ta không là gì khác hơn lối dạy học nhồi sọ. Vì sao chuyện này lại xảy ra? Vì sao chúng ta lại quá sức lầm lẫn bản chất của dạy và học đến nỗi để cho những trò giáo dục giả hiệu xảy ra tràn lan trong học đường đến như thế? Chỉ vì ta đã đánh mất ba nhận thức căn bản về bản chất của dạy và học, và do đó, đưa đến ba giả thuyết sai lầm sau đây: 1. Cho rằng các hoạt động của thầy cô trong lớp học luôn luôn là các hoạt động chính yếu và đôi khi là nguyên nhân chính yếu tạo nên sự học nơi các học sinh. 2. Khi nói rằng sự học là do sự truyền dạy của người thầy hay do học sinh tự khám phá ra, ta đã lầm lẫn mà cho rằng những gì học sinh học qua sự truyền dạy của thầy là những gì mà các em thu nhận một cách thụ động từ thầy cô giáo. 3. Vì không phân biệt được đâu là kiến thức chân chính với ý kiến cá nhân, cũng như không phân biệt được những ấn tượng được tạo ra và giữ lại trong ký ức với sự hiểu biết do tâm trí phát triển nên, điều đó đưa đến giả định sai lầm thứ ba: đó là cho rằng kiến thức chân chính có thể được tiếp thu mà không cần phải hiểu. Ba giả thuyết sai lầm này kết hợp vào với nhau thành một thể thống […]

Read more

Phương pháp Sư phạm cho Người Lớn

ANDRAGOGY I. Mở đầu Education là một từ có gốc từ tiếng La-tinh “educare” và “educere.” Educare có nghĩa là nuôi dưỡng, uốn nắn, còn educere là hướng dẫn và phát triển những khả năng bẩm sinh. Hai từ này ghép lại và được Hán hóa thành “giáo dục.” Vậy thì giáo dục gồm có hai phần, phần dạy (giáo) về tâm trí, và phần dưỡng (dục) tức là rèn luyện về nhân cách. Pedagogy là một từ có gốc từ tiếng Hy-lạp, với ngữ căn pais, hay paidos, có nghĩa là sự giáo dục một đứa trẻ (ngữ căn này được dùng trong pedagogy,tức là khoa sư phạm, và pediatrics, tức là ngành nhi khoa). Chuyển  sang Việt ngữ, ta có từ sư phạm là một ngành học nhằm đào tạo thầy cô giáo về cách dạy học cho trẻ em (ngành học này có các  cấp như  trường cao đẳng sự phạm và đại học sư phạm) từ mẫu giáo cho tới trung học. Hiểu theo nghĩa rộng, sư phạm là một khoa học về giảng dạy và lâu dần ta không còn phân biệt là mục tiêu chính của sư phạm là cách thức giảng dạy cho trẻ em. Trẻ em có những đặc điểm về tâm và thể lý khác với người lớn nên thầy cô phải nắm vững những phương pháp và  đặc tính tâm lý này để truyền đạt kiến thức cho hữu hiệu; những phương pháp sư phạm cho trẻ em gồm có cách thức dạy học truyền thống (thày đọc, trò chép, học thuộc lòng) hay, thí dụ như, phương pháp Montessori, một phương pháp dạy học qua đó học sinh được khuyến khích để phát triển khả năng nhận thức, tìm tòi kiến thức qua sự tự khám phá, và được tự do trong phạm vi giới hạn để làm những điều này. Phương pháp này được Maria Montessori đề xướng năm 1897 tại Ý dựa trên lý thuyết kiến thức do người học tự mình xây dựng qua kinh nghiệm (constructivism). Tiêu biểu cho khuynh hướng này là John Dewey, một nhà giáo dục hàng đầu của Mỹ. Một điểm ta cần lưu ý là trẻ em bị “bắt buộc” phải đi học, dù có muốn hay không, nên có rất nhiều trường hợp học sinh ngồi trong lớp nhưng tâm hồn để ở đâu đó bên ngoài lớp học. Với sự phát triển của công nghệ, những kiến thức con người đã thủ đắc được chóng trở thành lỗi thời, và để đáp ứng lại những đòi hỏi này, người lớn cũng cần phải tự học tập, hay được huấn luyện để nâng cao khả năng của mình trước những yêu cầu mới của công việc. Phương pháp giảng dạy cho người lớn không thể theo dạng thức truyền thống cổ điển mà phải được thay đổi để phù hợp với học viên (learner, chứ không còn là học sinh nữa) hầu có thể mang lại hiệu năng cao nhất cho người học. Phương pháp sư phạm dành cho người lớn được gọi là andragogy (đọc là AN-druh-goh-jee) gồm […]

Read more

Giáo dục Tự do (Liberal Education) Là Gì?

Bố mẹ: Con định theo học ngành gì? Con: Con sẽ theo học ngành Lịch sử Nghệ thuật.[1] Bố mẹ: Hả!!!…Học cái đó thì làm được cái gì hả con? Con: …   I. Giới thiệu Cổ Hy-lạp, cách đây hơn ba ngàn năm, không phải là một quốc gia theo ta hiểu như ngày nay, mà gồm có nhiều thành-quốc (city-state), như Athens, Sparta, v.v… Tại những thành-quốc này chỉ có nam giới, có đầy đủ tình trạng công dân hợp pháp mới có quyền tham chính và làm chủ tài sản. Phụ nữ, trẻ em, ngoại kiều, người lao động, và nô lệ là những thành phần khác trong xã hội chỉ được hưởng những quyền lợi rất giới hạn (Cartwright, 2013). Có ba giai cấp chính trong xã hội cổ Hy-lạp: (1) giai cấp trưởng giả “aristoi” gồm những người giàu, có tài sản và đất đai, và có thể tự trang bị cho mình vũ khí, áo giáp và ngựa để tham gia chiến sự (đây là mô hình quân đội nhân dân, do chính người dân tự trang bị cho mình); thành phần này nắm hết các chức vụ quan trọng của thành-quốc và đất đai của họ thuộc loại tốt và nằm trong thành nội; (2) giai cấp địa chủ là thành phần sở hữu ruộng đất, nhưng những thửa đất này nằm bên ngoài tường thành của thành-quốc và do đó không được bảo vệ khi có chiến tranh; giai cấp này được gọi là “periokoi;” (3) giai cấp công thương gồm những người thợ và nhà buôn, họ là thị dân tự do sinh sống trong thành phố; giai cấp này có nhiệm vụ phục vụ cho thành-quốc, và không được tham chính, vì thành phần trưởng giả và gia đình của họ (các quý tộc) nắm giữ chức vụ quan trọng, chỉ cho phép giai cấp địa chủ tiến lên giai cấp trên (Cartwright). Còn một thành phần nữa trong xã hội cổ Hy-lạp là thành phần nô lệ, gồm những tù binh bị bắt trong chiến tranh, được tha chết nhưng phải phục dịch cho kẻ chiến thắng. Thành phần nô lệ làm những công việc nặng nhọc mà những người tự do không “thèm” làm. Người Hy-lạp, theo Aristotle, rất cần có thời giờ thư nhàn (leisure) để được tự do lựa chọn những sinh hoạt hướng thượng đưa đến hạnh phúc (Archibald, 2008). Muốn có thời giờ thư nhàn, thì phải thuộc thành phần khá giả, không phải làm lụng vất vả; do đó, chỉ có giai cấp trung lưu trở lên mới có được điều kiện này. Người cổ Hy-lạp rất coi trọng giáo dục, họ quan niệm rằng chỉ có những công dân có học mới có thể tham gia một cách hữu hiệu vào hệ thống chính trị; cho nên trẻ con của họ được dạy học từ nhỏ, bắt đầu từ sáu hay bảy tuổi, nhưng chỉ con trai của công dân mới được đi học mà thôi, con gái có thể học ở nhà, chú trọng vào công, dung, ngôn, hạnh, và những […]

Read more

Vài Suy nghĩ về Tuyên ngôn Giáo dục của Nhóm Paideia

LGT: NHÓM PAIDEIA[1] là một tổ chức quy tụ những nhà giáo dục hàng đầu của Mỹ như những viện trưởng, khoa trưởng, của những đại học nổi tiếng của Mỹ như Columbia, Notre Dame, Harvard, hiệu trưởng trung học, và một số thành viên ban quản trị các “think tank”có tầm vóc như Carnegie Foundation, Aspen Institute, v.v… Nông Duy Trường Nhập đề Giáo dục phổ thông của Mỹ đang “có vấn đề,” vì là cường quốc số một trên thế giới, nhưng theo báo cáo năm 2012 của tổ chức Pearson,[2] một tổ chức chuyên nghiên cứu về giáo dục toàn cầu, thì học sinh phổ thông của Mỹ chỉ đứng hạng thứ 17 trong tổng số 34 nước phát triển (OECD-Organization for Economic Cooperation and Development). Sự suy thoái về phẩm chất giáo dục của học sinh Mỹ, tuy đáng lo ngại, nhưng nếu ta so sánh với kết quả của những năm trước như 2009, Mỹ đứng hạng 25 trên tổng số 34 nước về hai môn toán và khoa học, và năm 2006, chỉ có 6% là có trình độ ngang với các nước khác, thì kết quả này còn khá hơn một chút.[3] Những con số này cho thấy nước Mỹ đã và đang tiến hành những chương trình cải cách về giáo dục phổ thông. Những chương trình cải cách giáo dục phổ thông của Mỹ bắt đầu từ thập niên 1960 sang đến 1970. Học sinh tiểu học và trung học của Mỹ bị đưa ra làm thí nghiệm cho những kế hoạch cải cách không tưởng, phá bỏ mọi nguyên tắc cơ bản về giáo dục.[4] Cho đến thập niên 1980, một báo cáo mang tựa đề A Nation At Risk (ANAR) đã gióng lên tiếng chuông báo động về sự suy thoái của nền giáo dục phổ thông và đề nghị phải cải cách khẩn cấp. Một số những biện pháp đã được đề nghị, nhưng kết quả cũng khiêm nhượng như thành quả của học sinh Mỹ thu được qua những kỳ thi quốc tế. Còn Việt Nam của chúng ta thì sao? Theo Giáo sư Hoàng Tụy thì Việt Nam đã tiến hành cải cách giáo dục từ năm 1991, nhưng hệ thống giáo dục Việt Nam vẫn chưa được thực hiện nghiêm chỉnh. Ông đề nghị bốn đề xuất cải cách giáo dục. [5]Gần đây nhất (2012) là phát biểu của Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng giáo dục Việt Nam hiện đang mắc bốn “trọng bệnh.”[6] Ta cần nhớ là cải cách, tu bổ là công việc cần phải được thực hiện định kỳ, không những chỉ trong lãnh vực giáo dục mà còn ở trong mọi lãnh vực khác của xã hội. Lý do đơn giản là vì xã hội và kỹ thuật ngày nay đã tiến quá mau. Nếu không theo kịp với đà tiến này, một nước sẽ bị rơi vào tình trạng lạc hậu. Sau những thất bại của những chương trình cải tổ giáo dục, một số học giả của Mỹ đã phân tích và nhận ra những chương trình […]

Read more

Nelson Mandela: Tám Bài Học về Thuật Lãnh Đạo

Richard Stengel LGT. Nelson Rolihlahla Mandela là cựu tổng thống Nam Phi và cũng là vị tổng thống đầu tiên được toàn quốc Nam Phi kể cả người Nam Phi da trắng và da đen bầu ra. Sinh năm 1918, năm nay 93 tuổi, Mandela đã trải qua một thời gian dài đấu tranh bằng phương pháp bạo lực vũ trang để chấm dứt chế độ phân chủng tại Nam Phi. Vì những hoạt động này ông đã bị kết án tù chung thân và phải chịu sự giam cầm trong suốt 27 năm tại những nhà tù hắc ám nhất của Nam Phi. Sau này Mandela thay đổi chiến lược tiến hành đấu tranh bất bạo động và được trả tự do năm 1990. Trong cuộc bầu cử đa đảng và đa chủng đầu tiên năm 1994, đảng ANC của Mandela đã giành thắng lợi, và ông trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử của nước Nam Phi. Mandela nhận được hơn 250 huy chương và giải thưởng cho những hoạt động của ông, kể cả giải Nobel Hòa bình năm 1993. Richard Stengel là nhà văn và ký giả đã cộng tác với Mandela để viết cuốn tiểu sử tự bạch”Bước Đường Tự Do” của Mandela. Bài viết này được đăng trên Tạp chí Time, số ra ngày 9 tháng Bảy, năm 2008, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 90 của Mandela. *** Nelson Mandela chỉ cảm thấy thoải mái khi ở gần trẻ con, và ta có thể nói rằng sự mất mát lớn nhất mà ông phải chịu trong 27 năm tù là không được nghe tiếng khóc của trẻ con hay được cầm lấy tay chúng. Tháng vừa rồi, khi tôi đến thăm Mandela tại Johannesburg, tôi gặp một Mandela chậm chạp hơn, gầy yếu hơn-hành động tự nhiên đầu tiên của ông là dang tay ôm hai đứa con trai của tôi vào lòng. Chỉ trong giây lát chúng cũng quấn quít lấy ông lão đang thân mật hỏi han chúng ăn gì vào buổi sáng và thích môn thể thao nào nhất. Trong lúc chúng tôi chuyện trò, Mandela ôm lấy con trai tôi, bé Gabriel. Cháu có cái tên đệm khá rắc rối là Rolihlahla. Cái tên này cũng là tên cúng cơm thật sự của Mandela. Ông kể cho Gabriel sự tích cái tên đó, và ý nghĩa của nó trong tiếng Xhosa[1]là “kéo cành cây xuống” nhưng ý nghĩa thực sự của nó là “kẻ gây rối.” Tuần sau, Nelson Mandela sẽ kỷ niệm sinh nhật thứ 90, [trong từng ấy năm,] ông là kẻ đã gây đủ rắc rối cho cả vài kiếp người. Ông đã giải phóng đất nước ông ra khỏi một hệ thống đầy thành kiến quá khích và góp phần vào đoàn kết sắc dân da trắng và đa đen, những kẻ đàn áp và những người bị đàn áp, bằng một phương thức vô tiền khoáng hậu. Năm 1990, tôi làm việc với Mandela gần hai năm để thực hiện cuốn tiểu sử tự bạch Bước Đường Dài […]

Read more

Yếu Tố Để Thành Công

Đinh Đức Hữu … Dịp này, chúng ta bàn tới yếu tố thành công có tính cách phổ thông, có thể áp dụng cho mọi người. Đó là: Suy nghĩ cho thật kỹ để hiểu rõ mình muốn đạt được mục đích cao nhất đời mình là gì? Luyện tập và khai phá khả năng lãnh đạo, chỉ huy và óc sáng tạo. Khả năng tổ chức và dụng nhân. Đời người chuyển động không ngừng từ khi chào đời tới lúc chết. Nên chúng ta có thể hình dung đời người như một chuyến du hành có khởi điểm, có đường đi và đích tới. Thử hỏi nếu chuyến du hành đó không có bản đồ cũng không biết mình đi đâu thì chắc chắn sẽ lạc đường hoặc không bao giờ tới đích được. Đời người cũng thế, biết bao nhiêu người đã chần chừ không quyết định vẽ cho mình một bản đồ trong đó mô tả những nét chính của cuộc đời mình như lựa chọn ngành học, tạo lập gia đình, kế hoạch làm việc và từng mục tiêu mình muốn chiếm lĩnh. Rồi thời gian trôi đi mà không nhắc nhở và chờ đợi, tới lúc giật mình nhìn lại thấy mình hụt hẫng, nhụt chí và sinh hoài nghi giống như người lái xe đường xa, lạc trên xa lộ. Lấy ví dụ có nhiều sinh viên khi bắt đầu đại học, họ không có quyết định dứt khoát là học ngành gì, nên phải đổi nhiều lần, vừa mất thời gian quí báu khiến mất đà ngay lúc đầu. Hay có những trường hợp chán nản buông xuôi và bỏ hẳn cơ hội tốt nghiệp đại học. Nhiều bạn sau khi ra trường đi làm và vì không vạch cho mình mục tiêu và kế hoạch hành động nên cứ để mặc cho tình thế xoay vần. Rồi chỉ ba bốn năm sau mình thụ động, cứ loanh quanh công việc thông thường mà không lăn xả vào công việc khó nhiều trách nhiệm, mất đi cơ hội đưa ta vào vị trí chỉ huy. Đây là thời gian nguy hiểm nhất vì nếu không mau chóng thay đổi kịp thời để nhận định tình thế riêng mình, để có kế hoạch hướng về sự thành công, chúng ta sẽ tự biến mình thành người an phận. Sau đó suy diễn để tự bào chữa cho thất bại của mình như bị kỳ thị, mình không có thần thế bằng người kia hay mình thiếu khả năng hơn người khác. Để công việc chúng ta làm mang đến thành công bắt buộc công việc đó phải liên tục và kết chặt lại, hỗ tương cho nhau như trên một bàn cờ tướng và từ thành công này tiếp trợ cho thành công kế tiếp và bộ óc sáng suốt của chúng ta liên tục điều khiển các công việc đang làm dựa vào kế hoạch đã được vạch ra rõ ràng cho tương lai. Người mình thường nói ông bà ấy có đường lối, người Mỹ gọi người đó là có Vision […]

Read more

Phát Triển Kỹ Năng Nói Chuyện Trước Công Chúng

Học Viện Công Dân xin giới thiệu đến quý bạn một chương trình tự huấn luyện về kỹ năng truyền thông (communication skills) rất phổ biến và được ưa chuộng tại 90 quốc gia trên toàn thế giới; đó là chương trình ToastMaster International Toastmaster International là một tổ chức bất vụ lợi với mục đích huấn luyện về kỹ năng nói chuyện trước công chúng và các kỹ năng lãnh đạo qua một hệ thống toàn thế giới. Tổ chức này có trụ sở đặt tại Rancho Santa Margarita, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Trong bài này xin giới thiệu sơ khởi một chương trình huấn luyện căn bản tương tự như của Toastmaster International với mục đích giúp quý bạn phát triển khả năng nói chuyện trước công chúng (public speaking skill) và khả năng diễn đạt ý tưởng bởi vì kỹ năng này là chìa khóa giúp bạn đi đến thành công trong bất cứ lãnh vực nào. Nếu bạn có một nhóm bạn khoảng 10 người trở lên, cùng chung ý hướng muốn xây dựng và phát triển kỹ năng ứng đối và nói chuyện trước công chúng, chúng tôi xin giới thiệu các bạn một chương trình tự huấn luyện rất hữu hiệu theo mô thức của tổ chức Toastmaster, tự giúp nhau tiến bô trong việc phát triển kỹ năng nói chuyện trước công chúng. Mục đích: Huấn luyện và phát triển kỹ năng diễn thuyết, thuyết phục và điều khiển trong tinh thần tương thân và học hỏi lẫn nhau. Chương trình cũng nhằm giúp bạn tập luyện khả năng ứng đối trong những trường hợp bất ngờ có thể xảy ra trong sinh hoạt đời sống thường nhật. Chương trình huấn luyện kỹ năng nói chuyện trước công chúng bao gồm từ 10-12 buổi sinh hoạt. Mỗi buổi sinh hoạt sẽ chú trọng đến một hay nhiều kỹ năng cần thực tập và trao đổi lẫn nhau. Các kỹ năng này bao gồm: Tự giới thiệu và gây thiện cảm. Chuẩn bị và trình bày một vấn đề. Cử chỉ và giọng nói. Ngôn từ. Kỹ năng thuyết phục. Thuật gây cảm hứng và vận động. Kể chuyện duyên dáng. (Kỹ năng thuyết phục có thể được tập luyện riêng hoặc cùng lúc với kỹ năng gây cảm hứng) Yếu tố cơ bản để gặt hái được hiệu quả tốt đẹp qua các buổi sinh hoạt là sự tham gia đều đặn và tích cực và trình bày các bài nói chuyện khác nhau. Lẽ đương nhiên, cũng như bất cứ chương trình huấn luyện nào, đánh giá ưu khuyết điểm để rút kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau là điều không thể thiếu được. Trong chương trình huấn luyện này, nhiều khiá cạnh khác nhau của bài diễn thuyết cũng như của các buổi thảo luận sẽ được đánh giá và phê bình trong một tinh thần tương thân, phục thiện và xây dựng để cùng tiến bộ. Tùy theo yêu cầu cũng như mục đích của mỗi buổi sinh hoạt, một hay nhiều điểm sau sẽ được nhận xét […]

Read more

Thị trường Tự do, Pháp trị, và Chủ nghĩa Tự do Cổ điển

RICHARD EBELING Lịch sử của sự tự do và sự thịnh vượng không thể tách rời khỏi sự thực hành của kinh doanh tự do và pháp trị [tinh thần thượng tôn pháp luật]. Cả hai đều là sản phẩm tinh thần của chủ nghĩa tự do cổ điển. Nhưng, trong thế giới ngày nay người ta rất thiếu sự hiểu biết một cách đúng đắn về kinh doanh tự do, pháp trị, và chủ nghĩa tự do. Trong lịch sử, chủ nghĩa tự do là triết lý chính trị của tự do cá nhân. Nó tuyên bố và khẳng định rằng cá nhân được tự do suy nghĩ, nói, và viết như anh ta muốn; tin tưởng và thờ phụng như anh ta muốn; và sống một cuộc sống yên bình như anh ta muốn. Một cách khác để nói điều này là trích dẫn từ định nghĩa của Lord Acton: “Sự tự do, theo tôi, là sự đảm bảo rằng mỗi người phải được bảo vệ khi làm điều mà anh ta tin rằng trách nhiệm của mình là chống lại ảnh hưởng của quyền lực và tập quán, và dư luận.” [1] Vì lý do này, ông tuyên bố rằng việc bảo vệ sự tự do “là kết quả chính trị cao nhất” [2] Bạn sẽ nhận thấy rằng Lord Acton đã không nói tự do là kết quả cao nhất, mà là kết quả chính trị cao nhất. Trong bối cảnh rộng lớn hơn của cuộc sống một người, tự do chính trị và kinh tế là phương tiện cho những kết quả khác. Những kết quả gì vậy? Ấy là những kết quả mang lại ý nghĩa và mục đích cho sự tạm cư của người đó trên trái đất này. Chủ nghĩa tự do không phủ nhận rằng có thể có hoặc có một chân lý tối hậu, hay một “điều đúng” về mặt đạo đức, hay một nhận thức đúng về “cái tốt” và “cái đẹp.” Điều mà chủ nghĩa tự do lập luận là ngay cả những người tốt nhất và thông thái nhất cũng chỉ là những con người hữu tử. Họ thiếu sự toàn tri, sự toàn hiện, và sự toàn năng của Thượng Đế. Con người hữu tử nhìn và hiểu thế giới trong biên giới của tri thức bất hoàn thiện của mình, từ viễn tượng của góc tồn tại hẹp của mình, và với sức mạnh thể chất và tinh thần hết sức giới hạn so với những gì mà Đấng Toàn Năng sở hữu. Kết quả là, vì không ai có thể tuyên bố rằng mình có được sự hiểu biết về con người và thế giới của con người như quyền của Thượng Đế, nên không ai có thể tuyên bố rằng mình có quyền từ chối bất kỳ ai khác được tự do làm theo lương tâm của mình trong việc tìm kiếm những câu trả lời cho những câu hỏi sâu xa và tối hậu. Những câu hỏi đó quan trọng đối với chính sự tồn tại của anh ta như một con […]

Read more

Ludwig Von Mises: Kinh tế gia, Triết gia, Nhà Tiên tri

Ludwig von Mises[1]: Kinh tế gia, Triết gia, Nhà tiên tri  Ghi chú của chủ biên: Ngày 29 tháng 9 là ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 130 của Ludwig von Mises, kinh tế gia lỗi lạc người Áo, bênh vực cho chủ nghĩa tự do cổ điển và là cố vấn cho Tổ chức Giảng dậy Khoa Kinh tế (Foundation for Economic Education, FEE). Dưới đây là một số bài của Mises đăng trên Tập san The Freeman trong những năm qua. Thị trường Người ta thường nói một cách bóng bẩy về các lực vô danh và tự động khởi động “cơ chế” thị trường. Nói như vậy là không để ý tới sự kiện là những yếu tố duy nhất chỉ huy thị trường và quyết định giá cả là những hành động có chủ đích của con người.  Không có gì là tự động cả, chỉ có con người cố ý một cách có ý thức để nhắm vào các mục đích đã lựa chọn. Thị trường là một quần thể xã hội, nó là một quần thể xã hội tiên tiến. Mỗi người trong khi hành động đều phục vụ cho những người đồng loại. Ngược lại, người nào cũng được phục vụ bởi các người đồng loại khác. Mỗi người tự mình vừa là phương tiện và vừa là cứu cánh cuối cùng cho chính mình và là phương tiện cho những người khác trong khi họ cố gắng đạt tới cái mục đích riêng của họ. Mỗi người đều có tự do, không có ai bị chi phối bởi một bạo chúa. Mỗi một cá nhân tự mình hoà nhập vào một hệ thống hợp tác. Thị trường hướng dẫn họ và cho họ thấy con đường mà họ phải theo để cho sự an sinh của họ cũng như sự an sinh của các người khác được tốt hơn. Thị trường là tối thượng. Chỉ có thị trường mới có thể đặt hệ thống xã hội vào vòng trật tự và cho hệ thống xã hội đó một ý nghĩa. Thị trường không phải là một nơi chốn, một vật hay là một thực thể tập thể. Thị trường là một diễn trình, được khởi động bằng sự giao tiếp của các hành động của những người khác nhau cộng tác với nhau theo sự phân công về lao động. Những hành động cá nhân được trao đổi nhiều lần đã từng bước tạo ra thị trường, với sự tiến triển trong sự phân công lao động trong xã hội dựa theo tài sản tư. Những sự trao đổi như vậy chỉ có thể thực hiện được nếu mỗi một thành phần trong cuộc trao đổi đó đánh giá phần mà họ nhận được lớn hơn phần mà họ cho đi. Tính chất có thể phân chia hầu như vô hạn của tiền tệ khiến cho có thể ấn định các tỷ số trao đổi một cách rất tốt đẹp. Diễn trình thị trường rất rõ ràng và không thể phân chia được. Diễn trình này là một sự hội nhập các […]

Read more