fbpx

Search Results for: luận cương 9

Chính Trị Luận – Aristotle

LỜI GIỚI THIỆU   (Chính Trị Luận được dịch từ bản tiếng Anh của Ernest Barker do Nhà Xuất bản Claredon Press ấn hành năm 1946) Bối cảnh lịch sử Khoảng 4000 năm trước, ở Âu châu chỉ có những giống dân du mục. Từ sông Danube, một giống dân du mục tiến dần về phương nam để tìm những đồng cỏ xanh tốt hơn và dừng chân ở bán đảo Greece. Họ lấy tên thủy tổ của họ là Hellene để làm tên gọi. Người Trung Hoa sau này phiên âm Hellene thành Hy Lạp, và ta cũng quen theo lối gọi này.[1] Ngày nay, Hy Lạp dùng  địa danh để đặt tên nước của họ: Greece.  Tên chính thức là Cộng hòa Hellenic. Thời cổ, Hy Lạp không phải là một nước thống nhất như ngày nay mà gồm nhiều thành phố được tổ chức như những quốc gia gọi là thị-quốc; mỗi thị-quốc độc lập với nhau và có cách tổ chức chính trị khác nhau. Các thị-quốc nổi tiếng gồm có Athens, Thebes, và Sparta. Tuy cùng một chủng tộc nhưng dân thị-quốc này lại coi dân thị-quốc khác như thù địch và chém giết lẫn nhau. Sparta và Athens là hai thái cực. Dân Sparta được huấn luyện để sống khắc kỷ từ nhỏ, một đời sống giản dị và cực kỳ trọng võ. Trái lại, dân Athens sống xa hoa, theo công nghệ và yêu chuộng thương mại. Về chính trị các thị quốc Hy Lạp đều theo quân chủ. Sau khi vua Alcmaeon băng hà vào năm 753 trước Thiên Chúa giáng sinh (BC), Athens được tổ chức theo dân chủ nghị viện: công dân được quyền bầu nghị viên, nhưng chức vụ thẩm phán vẫn dành cho quý tộc. Đến thế kỷ thứ 5  (BC), Athens hoàn toàn theo thể chế dân chủ trực tiếp. Mọi công dân đều trực tiếp tham gia việc nước: nghị luận, bàn cãi, bầu bán, biểu quyết, vân vân. Do đó, Athens được coi là nơi có chế độ dân chủ đầu tiên, nơi mà mọi người dân đều được tham gia chính sự. Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm, vì “quyết định của chính phủ thường chậm trễ, dân chúng quen thói bàn bạc, cãi cọ nhau, mồm mép giỏi mà hành động dở, dễ chia rẽ vì những lẽ nhỏ nhặt.”[2] Dầu sao, nhờ tính chất tự do tư tưởng mà Athens trở thành một môi trường thuận lợi cho các triết gia như Socrates và sau đó, học trò ông là Plato đã phát triển học thuật đủ mọi ngành. Từ đó, Athens trở  thành trung tâm tư tưởng và học thuật của cả bán đảo Hy Lạp; sau này, chính là cái nôi văn hóa và tư tưởng của Tây phương. Aristotle: Thân thế và sự nghiệp Aristotle không những là một trong những triết gia vĩ đại của Cổ Hy Lạp mà còn của thế giới Tây phương. Ông sinh năm 384 và mất năm 322 (BC) tại Stagira, một thị trấn nhỏ phía đông thành phố Salonica, sát biên […]

Read more

Đề Mục I

VỀ NHU CẦU THÀNH LẬP LIÊN BANG THỐNG NHẤT (Tham luận 1 đến 14) Dẫn Nhập Vào năm 1776, đại biểu của 13 thuộc địa Mỹ họp lại thành Hội Nghị Đại Biểu đầu tiên để cùng nhau soạn thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ, và điều hành cuộc chiến đấu chống lực lượng Đế Quốc Anh Hoàng. Hội Nghị Đại Biểu này, được gọi là “Continental Congress,” trở thành trung tâm quyền lực đầu tiên kết hợp nhân-vật lực của 13 thuộc địa vào trong cuộc chiến chống Đế Quốc Anh. Sau đó, một văn bản mang tên Điều Khoản Liên Hiệp các Tiểu Bang và Đoàn Kết Vĩnh Cửu (Articles of Confederation and Perpetual Union) cũng đã được soạn thảo và thông qua để trở thành hiến chương đầu tiên cho việc thành lập và tổ chức một liên hiệp các cựu thuộc địa Anh Quốc trong suốt cuộc chiến tranh giành độc lập. Tuy nhiên, trong việc điều hành hoạt động của liên hiệp các cựu lãnh thổ thuộc địa – nay đã trở thành những tiểu bang độc lập – khuyết điểm của các điều khoản được quy định trong văn bản này ngày càng lộ rõ. Những quyết định của cơ cấu chính quyền trung ương phôi thai này thường không nhận được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền tại các tiểu bang, vốn vẫn muốn bảo vệ quyền hạn của địa phương mình. Những khó khăn chính yếu của cơ cấu chính quyền trung ương tập trung vào các lãnh vực như thâu thuế, điều hành ngoại thương và thực hiện một chính sách ngoại giao chung đối với các nước ngoài. Trong thời kỳ chiến tranh, cũng đã có nhiều cố gắng sửa đổi và bổ xung bản hiến chương liên hiệp này để giải quyết những khó khăn nói trên, tuy nhiên vào thời đó, sự chống đối của các tiểu bang vẫn tiếp tục gây rất nhiều trở ngại cho hoạt động của cơ cấu chính quyền trung ương. Sau khi chiến tranh chấm dứt, đại biểu các tiểu bang lại họp lại với mục đích tu sửa những điều khoản trong bản hiến chương. Tuy nhiên, trong lúc thảo luận việc sửa đổi văn bản này, một số đại biểu đã đề nghị nên loại bỏ hẳn văn bản cũ để tiến hành việc soạn thảo một bản hiến pháp hoàn toàn mới để thiết lập một cơ cấu chính quyền trung ương mạnh với những quyền hạn nhất định và rộng rãi hơn. Vào ngày 17 tháng Chín 1787, bản Dự thảo Hiến pháp được hoàn tất và được đại biểu có mặt bỏ phiếu chấp thuận và được phổ biến đến chính quyền tại mỗi tiểu bang để được thảo luận tại từng địa phương trước khi biểu quyết phê chuẩn. 14 bài tham luận đầu tiên trong Luận Cương về Thể Chế Liên Bang có mục đích trình bầy và giải thích những lợi điểm của một thể chế liên bang với một cơ cấu chính quyền trung ương mạnh, nhằm đáp […]

Read more

Khắc phục các di sản của chế độ độc tài

Tina Rosenberg NỀN DÂN CHỦ MỚI, VẾT THƯƠNG CŨ “Không ai động đến ai cả,” tướng Augusto Pinochet cảnh báo vào tháng 10 năm 1989, hai tháng trước cuộc bầu cử tự do đầu tiên của Chile kể từ cuộc đảo chính năm 1973 của ông. “Ngày mà họ động đến một trong những người của tôi, thì luật pháp sẽ chấm dứt. Tôi nói điều này một lần và sẽ không nói lại nữa.” Bình luận của nhà lãnh đạo quân phiệt cũ, được đưa ra gần như một cách hời hợt với các phóng viên, đã phủ một lớp sương mù lên bầu không khí tranh cử giống như mùa lễ hội. Đúng như dự đoán, lực lượng chống Pinochet đã giành thắng lợi. Nhưng lời cảnh báo của vị tướng vẫn còn vang động. Những người kế nhiệm theo chế độ dân chủ của Pinochet đã chọn không thách thức lời tuyên bố của ông ta. Lời cảnh cáo của Pinochet táo bạo một cách bất thường, nhưng tình thế tiến thoái lưỡng nan mà lời cảnh báo của bạo chúa già đối với nền cộng hòa Chile mới không phải là điều gì mới mẻ. Một trong những câu hỏi đầu tiên mà một quốc gia dân chủ mới phải đối mặt là phải làm gì với những kẻ độc tài cũ. Kể từ Cách mạng Pháp, rõ ràng là những lựa chọn mà các nền dân chủ mới đưa ra—có nên điều tra di sản của chế độ chuyên chế, xét xử các nhà lãnh đạo, thanh trừng các quan chức hay động chạm đến một trong những tướng lãnh của chế độ—có thể định hướng cho một hệ thống dân chủ mới ra đời. Nhưng chỉ trong khoảng 15 năm trở lại đây, các quốc gia mới nhận thức đầy đủ về những gì đang bị đe dọa khi đối phó với chế độ áp bức quá khứ. Sau Thế chiến II, khái niệm về nhân quyền và quyền tự do dân sự—trước đây được cho là nằm ngoài tầm với của công dân tại hầu hết các quốc gia—ngày càng được nhiều quốc gia chấp nhận. Thêm vào đó, kể từ giữa những năm 1970, một số lượng lớn các quốc gia đã chuyển từ chế độ độc tài sang chính quyền dân sự được bầu lên. Đầu tiên là Nam Âu—Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Vào những năm 1980, làn sóng này đã lan tới Châu Mỹ Latinh—Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Ecuador, Honduras, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru và Uruguay. Năm 1992, El Salvador đã kết thúc một cuộc chiến tranh cướp đi sinh mạng của 75.000 thường dân. Vào những năm 1980 và đầu những năm 1990, ít nhất 15 quốc gia châu Phi đã thoát khỏi chế độ độc đảng áp bức và tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng. Sau năm 1989, khối Xô Viết đã hoàn toàn tan vỡ. Tất cả các nước đó hiện nay vẫn còn phải đối đầu với quá khứ áp bức của mình. Có hai lý do chính phải […]

Read more

Trưởng thành về Chính trị

Michael Oakeshott   Trong số các dân tộc trên thế giới, một số được gọi là ‘trưởng thành về chính trị’ còn những dân tộc khác được gọi là ‘lạc hậu về chính trị’. Không phải lúc nào người ta cũng đồng ý về nhận định dân tộc nào trưởng thành dân tộc nào lạc hậu, nhưng thường chấp nhận rằng những phán xét kiểu này không phải là vô nghĩa. Không còn nghi ngờ gì nữa, những phán xét này thường mang tính đạo đức; và như vậy thì trước hết chúng ta phải biết sở thích đạo đức của những người đưa ra nhận định để chúng ta có thể hiểu các phán xét của họ. Tuy nhiên, các phán xét đó không phải lúc nào cũng là những phán xét đạo đức; và, thực ra, hiếm khi là thuần túy đạo đức. Dùng những từ như ‘lạc hậu’ và ‘trưởng thành’ ngụ ý rằng không chỉ thay đổi mà còn phát triển. Và các từ đó cũng có thể thường giả định rằng các giai đoạn sau phát triển tốt hơn so với giai đoạn trước; nhưng giả định không tiềm ẩn trong việc sử dụng đơn thuần của các từ. Các từ đó có thể có ý nghĩa trung lập về đạo đức, và tôi sẽ sử dụng các từ đó theo ý nghĩa này. Khi chúng ta nói rằng một sự vật phát triển, chúng ta có thể không có ý gì khác hơn là nó thay đổi dần dần, hoặc chúng ta có thể muốn nói rằng nó thay đổi theo cách bình thường đối với những sự vật thuộc loại này. Nếu chúng ta chỉ hiểu theo nghĩa đó thì có nghĩa là nó thay đổi dần dần. Hiển nhiên là chúng ta không ngụ ý rằng khi thay đổi, nó cũng trở nên trưởng thành. Trưởng thành ngụ ý một trật tự thay đổi bình thường; và ta có thể nghi ngờ một cách hợp lý là thể chế xã hội có thay đổi theo cách này hay không. Tuy nhiên, do uy tín hiện nay của các học thuyết châu Âu và sự lan rộng của chủ nghĩa công nghiệp, một số định chế có nguồn gốc châu Âu gần như được coi là trưởng thành hơn, và thường cũng được mong ước hơn những định chế khác. Niềm tin vào sự tiến bộ mạnh ở khắp mọi nơi, ở châu Á và châu Phi cũng như châu Âu và châu Mỹ; mọi nơi đều hiểu tiến bộ theo cùng một nghĩa như vậy. Khi người châu Á và châu Phi đòi bình đẳng với người châu Âu, họ thường không cho là các định chế của họ — trước khi người châu Âu xâm chiếm — không tốt hơn và cũng không tệ hơn bất cứ thứ gì được thấy ở châu Âu. Đúng hơn họ muốn nói là họ có khả năng đạt được cái mà châu Âu gọi là tiến bộ như người châu Âu. Sự trưởng thành về chính trị đã, hoặc ít nhất là đang đạt […]

Read more

Thử thách thực sự của một quốc gia xảy ra sau cuộc khủng hoảng

Lawrence W. Reed Các nhà lãnh đạo giỏi nhất biết khi nào nên và không nên sử dụng quyền lực   Có lẽ điều tự nhiên và dễ hiểu đối với hầu hết mọi người là nghĩ rằng những điều như “lãnh đạo” và “tính cách” được rèn giũa và thể hiện rõ rệt khi người lãnh đạo đối phó với khủng hoảng. Ở thời điểm hiện tại, khá rõ ràng rằng những đánh giá về các nhân vật của công chúng đang được định hình bởi cách họ đối phó với đại dịch vi-rút. Trên khắp thế giới, mọi người nói chung, nếu không muốn nói là hầu hết, chấp nhận mô hình “cường nhân“ (strong man), những người lãnh đạo” chỉ huy, ra lệnh, đóng cửa mọi thứ, đe dọa trừng phạt và bắt người khác phải theo mình, sẽ nhận được sự hoan nghênh; và nếu làm bất cứ điều gì ít hơn đều có nguy cơ bị chỉ trích là “do dự” hoặc “nhu nhược.” Một cuộc xâm lược chết người, cho dù đó là một quân đội có thể nhìn thấy được hay mầm bệnh cực nhỏ, đều đòi hỏi những biện pháp đặc biệt. [Những biện pháp này], cái nào hợp lý và cái nào không, chắc chắn còn gây tranh cãi và không phải là trọng tâm của tôi ở đây. Tôi mong mỏi đồng bào của mình đánh giá khả năng lãnh đạo và tư cách của người lãnh đạo không chỉ bằng hành động đối phó với khủng hoảng. Nhửng gì xảy ra sau đó mới ng là điều cực kỳ quan trọng. Thời điểm đẹp nhất trong đời George Washington không phải là trên chiến trường trong Chiến tranh Cách mạng. Ông thua nhiều trận hơn là thắng. Nhiệm kỳ tổng thống của ông cũng chỉ được xem là trung bình, đáng chú ý với một số ít thành tích. Không. Sự vĩ đại của Washington mà ai cũng phải công nhận bắt nguồn từ những thời điểm quan trọng khi ông có thể chọn nắm giữ quyền lực nhưng lại khước từ. Ông ấy là vị Vua mà chúng ta, may mắn thay, không có, người đã nêu gương cho những người tự do trong việc tránh không nắm giữ quyền lực vĩnh viễn.[1] Viết trong ấn bản ngày 30 tháng 3 của tờ The Telegraph ở London, Tim Stanley đưa ra một luận điểm có liên quan và mạnh mẽ. Cột báo của Stanley có tiêu đề “Đừng hoảng sợ và đừng từ bỏ quyền tự do của bạn.” Stanley cầu xin tất cả chúng ta hãy “duy trì lý trí” và “duy trì cái nhìn toàn diện”: Thật không công bằng khi chỉ trích mọi ông chủ doanh nghiệp đang cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh; việc cảnh sát yêu cầu chúng ta theo dõi những kẻ phá luật là không đúng. Nếu một nhà báo đặt ra nghi ngờ về chiến lược, điều đó không có nghĩa là họ không quan tâm – họ đang thể hiện quyền bất đồng chính kiến của mình, […]

Read more

Kẻ giết người hàng loạt lớn nhất trong lịch sử là ai?

Ilya Somin Ít nhất 45 triệu người đã bị chết đói, bị bắn, bị tra tấn và cưỡng bách lao động cho đến chết.   Kẻ giết người hàng loạt lớn nhất trong lịch sử thế giới là ai? Hầu hết mọi người có thể cho rằng câu trả lời là Adolf Hitler, kiến trúc sư của Holocaust. Những người khác có thể đoán là nhà độc tài Liên Xô Joseph Stalin, người thực sự có thể đã giết nhiều người vô tội hơn cả Hitler đã làm, nhiều người trong số họ là một phần của nạn đói khủng bố có thể cướp đi nhiều sinh mạng hơn Holocaust. Nhưng cả Hitler và Stalin đều thua Mao Trạch Đông. Từ năm 1958 đến năm 1962, chính sách Đại Nhảy Vọt của ông đã dẫn đến cái chết của 45 triệu người—dễ dàng khiến nó trở thành vụ giết người hàng loạt lớn nhất từng được ghi nhận. Cuộc diệt chủng rộng lớn hàng triệu người, tàn nhẫn, có chủ ý Nhà sử học Frank Dikötter[1], tác giả của cuốn sách quan trọng Mao’s Great Famine, gần đây đã đăng một bài báo trên tờ History Today, tóm tắt những gì đã xảy ra: Mao nghĩ rằng ông ta có thể đưa đất nước của mình vượt qua các đối thủ cạnh tranh bằng cách dồn dân làng trên khắp đất nước vào các công xã khổng lồ. Để theo đuổi một thiên đường không tưởng, mọi thứ đều được tập thể hóa. Mọi người đã bị tước đoạt công việc, nhà cửa, đất đai, đồ đạc và sinh kế của họ. Trong các căng tin tập thể, thức ăn— được chia từng thìa tùy theo thành tích— đã trở thành vũ khí được sử dụng để buộc mọi người tuân theo mọi mệnh lệnh của đảng. Khi các biện pháp khuyến khích lao động bị loại bỏ,  ép buộc và bạo lực được sử dụng để buộc những người nông dân đói khổ phải lao động trong các dự án thủy lợi được quy hoạch tồi tệ còn các cánh đồng đều bị bỏ mặc. Một thảm họa có tầm vóc khổng lồ xảy ra sau đó. Từ số liệu thống kê dân số được công bố, các nhà sử học đã suy đoán rằng hàng chục triệu người đã chết vì đói. Nhưng tầm mức thực sự của những gì đã xảy ra bây giờ mới được đưa ra ánh sáng nhờ có các báo cáo tỉ mỉ mà chính đảng đã biên soạn trong nạn đói… Điều rút ra từ hồ sơ đồ sộ và chi tiết này là một câu chuyện kinh dị trong đó Mao— nổi lên là một trong những kẻ giết người hàng loạt vĩ đại nhất trong lịch sử—  phải chịu trách nhiệm về cái chết của ít nhất 45 triệu người trong khoảng thời gian từ 1958 đến 1962. Câu chuyện kinh dị đó không chỉ đơn thuần là mức độ của thảm họa vô cùng lớn hơn các ước tính trước kia , mà còn là về cách nhiều người […]

Read more

NỀN DÂN CHỦ MỸ VẪN ĐANG LÂM NGUY

Làm thế nào để bảo vệ nó chống lại thù trong giặc ngoài Erin Baggott Carter, Brett L. Carter và Larry Diamond Hai năm trước, chế độ dân chủ của Hoa Kỳ phải đối mặt với một thử thách chưa từng có khi những người ủng g thống Donald Trump tìm cách đảo ngược thất bại trong cuộc bầu cử của ông—có nhóm bằng các mưu toan phi pháp, nhóm khác bằng một cuộc tấn công bạo lực vào Điện Capitol của Hoa Kỳ. Kể từ điểm thấp lịch sử đó, nền dân chủ Mỹ đã bắt đầu hoạt động tốt hơn và triển vọng của nó bắt đầu được cải thiện. Cuộc bầu cử năm 2022 đã được tiến hành thành công và những người phản đối bầu cử cực đoan đã thua ở các bang do dự quan trọng như Arizona và Pennsylvania. Ủy ban Đặc biệt Hạ viện để Điều tra Cuộc Tấn công ngày 6 tháng 1 vào Điện Capitol của Hoa Kỳ đã ghi lại một cách chính thức các cuộc bạo loạn nhằm lật ngược kết quả của cuộc bầu cử năm 2020 và vai trò xúi giục của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump. Ở Brazil và Pháp, các ứng cử viên có sự cam kết đáng ngờ vào chế độ dân chủ đã bị đánh bại trong các cuộc bầu cử tổng thống, và các cuộc bầu cử hòa bình được tổ chức ở Colombia. Trong khi đó, các chế độ độc tài mạnh nhất thế giới đang gặp khó khăn. Cuộc chiến do Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trương và tiến hành một cách thảm hại tại Ukraine đã phá tan huyền thoại về một Mátxcơva đang trỗi dậy. Nỗ lực của Trung Quốc để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và cường quốc có ảnh hưởng nhất đã sụp đổ do sự quản lý yếu kém tồi tệ của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với đại dịch COVID-19. Bong bóng bất động sản của Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp trong giới thanh niên là 20%, đàn áp khu vực tư nhân do động cơ chính trị và nợ chính quyền địa phương càng ngày càng lớn đã khiến cho hậu thuẫn trong nước của Tập Cận Bình suy giảm thêm. Mặc dù Bắc Kinh và Mátxcơva đang suy yếu, nhưng họ vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền dân chủ. Các vấn đề trong nước của họ càng trở nên tuyệt vọng, họ càng cần phải làm mất uy tín của các hệ thống cai trị khác và bôi nhọ các đối thủ dân chủ của họ. Chính vì lý do này mà Bắc Kinh và Mátxcơva đang tiến hành một cuộc chiến thông tin sai lệch toàn cầu nhằm khai thác và gia tăng sự mong manh của nền dân chủ Mỹ. Ở Trung Quốc và Nga, cuộc chiến thông tin sai lệch này nhằm mục đích ngăn chặn các yêu cầu cải cách dân chủ bằng cách làm nền dân chủ kiểu phương Tây mất uy tín. […]

Read more

Georgi Markov từ chối im lặng về chủ nghĩa cộng sản và đã trả giá bằng mạng sống của mình

Krassen Stanchev Nothing is so contagious as example; and we never do any great good or evil which does not produce its like. — Francois de la Rochefoucauld (1613-1680). Những anh hùng vì tự do không chỉ dành riêng cho bất kỳ khu vực nào trên thế giới hoặc cho một khoảng thời gian cụ thể hoặc cho một giới tính. Họ đến từ mọi quốc tịch, chủng tộc, niềm tin và tôn giáo. Họ truyền cảm hứng cho những người khác vì một mục đích cao cả và phổ quát—rằng tất cả mọi người nên được tự do sống cuộc sống của mình trong hòa bình miễn là họ không làm tổn hại đến quyền bình đẳng của người khác. Họ đam mê không chỉ vì tự do của họ, mà còn vì tự do của những người khác. Trong cuốn sách gần đây nhất của tôi, Những anh hùng thực sự: Những câu chuyện có thật đầy cảm hứng về lòng dũng cảm, tính cách và niềm tin, tôi đã viết về 40 cá nhân có quan điểm, quyết định và hành động phục vụ mục tiêu này theo nhiều cách khác nhau. Cuốn sách đó đã gieo hạt giống cho loạt bài hàng tuần mới này sẽ được xuất bản vào thứ Năm hàng tuần tại FEE.org. Nhưng lần này, những người khác từ khắp nơi trên thế giới sẽ viết bài, và tôi rất sẵn lòng biên tập. Tôi hy vọng rằng khi tất cả được nói và làm xong trong vài tháng tới, tài liệu về tự do sẽ được bổ sung rất nhiều bởi bộ sưu tập tiểu sử ngắn này. Các tác giả sẽ viết về những anh hùng vì tự do là (hoặc đã từng) là công dân của quốc gia của mỗi tác giả. Các bài viết mỗi tuần sẽ được thêm vào bộ sưu tập tại đây. Chủ đề của bài tiểu luận thứ mười bốn trong sê-ri Những anh hùng vì tự do từ khắp nơi trên thế giới này là Georgi Markov của Bulgaria. Bạn tôi Krassen Stanchev là tác giả. Ông giảng dạy tại Đại học Sofia và là cựu giám đốc điều hành của Viện Kinh tế Thị trường ở thủ đô Bungari. — Lawrence W. Reed nguyên Chủ tịch Tổ chức Giáo dục Kinh tế FEE **** Tiểu thuyết gia và nhà viết kịch người Bulgaria Georgi Markov là một nhà bất đồng chính kiến ​​​​thời Cộng sản được biết đến nhiều nhất bên ngoài Bulgaria vì bị ám sát bằng một thiết bị tẩm độc ricin (được cho là giấu ở đầu một chiếc ô). Chuyện xảy ra ở trung tâm Luân Đôn vào ngày 7 tháng 9 năm 1978. Ông qua đời 4 ngày sau đó, hưởng thọ 49 tuổi. Vụ giết người này là một vụ giết người rập khuôn theo kiểu KGB trong sách giáo khoa và có khả năng là công việc của cảnh sát mật của chế độ Cộng sản Bungari. Người ta có thể đọc về nó tại Thư viện Pháp y trong các cuốn sách do Hiệp […]

Read more

 Nữ hoàng là người tốt nhất của chúng ta

Nữ hoàng là người tốt nhất của chúng ta Andrew Roberts   Sept. 9, 2022 9:40 am ET LGT: Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị bang hà ngày 8 tháng 9 năm 2022 tại Lâu đài Balmoral, Scotland. Andrew Roberts, bình luận viên hoàng gia của đài NBC viết bài tưởng niệm Nữ hoàng. Bài này được đăng trên báo Wall Street Journal, ngày 9 tháng 9, 2002.   Người Anh chúng ta muốn tin rằng chúng ta có các đức tính nghĩa vụ, lễ phép, hài hước và khoan dung tiềm tàng trong DNA của dân tộc chúng ta. Có thể chúng ta có một chút tự lừa dối, và chắc chắn không phải lúc nào cũng đúng, nhưng nó là một nét nổi bật trong huyền thoại tự xác định bản sắc của dân tộc chúng ta.  Tuy nhiên, đối với một người Anh, điều đó thực sự đúng, và trong suốt 70 năm, chúng ta đã biết rằng nhờ những đức tính của nữ hoàng, chúng ta sẽ luôn tự hào về bà ở bất cứ nơi nào đến — và vì thế cũng tự hào về đất nước của chúng ta. Nữ hoàng là một gương mẫu tốt đẹp suốt đời cho hàng triệu người ở Anh, Khối thịnh vượng chung và trên toàn thế giới. Điều hoàn toàn chắc chắn là — bất cứ điều gì mà những người khác trong gia đình nữ hoàng có thể nói hoặc làm — bà sẽ không bao giờ làm chúng ta bẽ mặt trên thế giới, và luôn luôn thi hành nhiệm vụ của mình với mức độ chuyên nghiệp cao nhất và sự bình tĩnh không lay chuyển. Những đức tính đó khiến Nữ hoàng có quyền lực mềm tương đương với một hàng không mẫu hạm trong quan hệ quốc tế. Mặc dầu, các định chế quốc gia khác của chúng ta có thể khiến chúng ta thất vọng nhiều, nhưng chúng ta luôn biết rằng Nữ hoàng sẽ không bao giờ đi sai một bước hoặc nói một lời khiến chúng ta thấy khó nghe. Dưới con mắt soi mói của giới truyền thông toàn cầu trong bảy thập kỷ, trực tiếp gặp hàng trăm nghìn người và hiện diện trước hàng triệu người trong các sự kiện công cộng, đi đến hơn một trăm quốc gia trên thế giới, đối phó với những sự cố ngoại giao tế nhị mà ngày nay đã trở thành lịch sử nhưng vào thời điểm đó có thể đã gây ra xung đột, cố vấn cho 15 thủ tướng từ Winston Churchill đến Liz Truss, nữ hoàng biết mình phải làm gì. Cách xử sự đó có vẻ gần như siêu phàm nhưng chắc chắn đó là thành tích tuyệt đối của trình độ chuyên nghiệp. Liệu có nhiều nhà lãnh đạo trong cuộc sống công cộng của chúng ta có được một phần nhỏ vẻ duyên dáng, lôi cuốn của nữ hoàng và, trên tất cả, là cách ứng xử khéo léo của nữ hoàng không. Nữ hoàng có một kỹ xảo kỳ diệu là gói gọn […]

Read more

Giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình

 Robert Lawrence KuhnLGT. Bài xã luận này được viết ngày 4 tháng 6 năm 2013, 6 tháng sau khi Tập Cận Bình được đại hội đảng CSTQ bầu làm chủ tịch đảng, chủ tịch nước và chủ tịch Quân uỷ hội. Lúc đó thế giới vẫn chưa biết Tập Cận Bình là con người như thế nào, cải cách hay bảo thủ. Top of Form Bottom of Form   Ta có thể nói được gì về Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo cao cấp mới của Trung quốc, người sẽ họp thượng đỉnh với tổng thống Barack Obama vào tuần này? Người ta hy vọng rằng ông Tập là một nhà cải cách, người sẽ hướng dẫn Trung Quốc chuyển đổi trong nước và thực hiện một sự lãnh đạo có trách nhiệm. [Cũng có những] điều đáng lo ngại là ông Tập là một người theo chủ nghĩa dân tộc, người đã khiến Trung Quốc hung hăng bắt nạt các nước láng giềng và đối đầu với Hoa Kỳ. Sự lo ngại này không phải không có căn cứ. Trung Quốc tăng cường tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, từ tranh chấp biển đảo với Nhật Bản đến các khu vực rộng lớn trên Biển Đông Ông Tập thường xuyên kiểm tra các lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân, đặc biệt là các hạm đội hải quân, khuyến khích quân đội Trung Quốc “sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng các cuộc chiến tranh” và “giành chiến thắng trong chiến tranh khu vực trong các điều kiện do Công nghệ Thông tin đề ra.” Tập Cận Bình giữ ba chức vụ cao nhất nước: Tổng bí thư đảng CSTQ, Chủ tịch nước, và Chủ tịch Quân uỷ Trung ương. Ông ta có lẽ sẽ lãnh đạo Trung Hoa trong một thập niên. Ngay sau khi trở thành tổng bí thư đảng vào cuối năm 2012, Tập đã tuyên bố điều sẽ trở thành dấu ấn trong chính quyền của ông. “Giấc mơ Trung Hoa”, ông nói, là “cuộc đại phục hưng của đất nước Trung Quốc.” Giấc mơ Trung Hoa của ông Tập được mô tả là đạt được “Lưỡng bách niên”: mục tiêu vật chất là Trung Quốc trở thành một “xã hội khá giả vừa phải” vào khoảng năm 2020, năm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc và mục tiêu hiện đại hóa đưa Trung Quốc trở thành một nước phát triển toàn diện vào khoảng năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân. Giấc mơ Trung Hoa có 4 phần: Trung Quốc hùng mạnh (về kinh tế, chính trị, ngoại giao, khoa học, quân sự); Trung Quốc văn minh (bình đẳng và công bằng, văn hóa phong phú, đạo đức cao); Trung Quốc hòa hợp (hòa đồng giữa các tầng lớp xã hội); Trung Quốc tươi đẹp (môi trường trong lành, ít ô nhiễm). “Một xã hội khá giả vừa phải” là nơi mọi công dân, nông thôn và thành thị, được hưởng mức sống cao. Điều này bao gồm việc tăng gấp đôi G.D.P. […]

Read more